Covid sống bao lâu trên đồ vật

[Thông tin liên quan bằng tiếng Anh]

COVID-19 được cho là lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi từ người sang người. Tuy nhiên, vẫn còn một số chưa chắc chắn về tầm quan trọng tương đối của các đường lây truyền khác nhau của SARS-CoV-2, vi rút gây bệnh coronavirus 2019 [COVID-19]. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy loại vi rút này có thể tồn tại trong không khí trong thời gian lâu hơn và ở các khoảng cách xa hơn là người ta tưởng lúc ban đầu. Ngoài việc tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh và các bề mặt bị ô nhiễm, khả năng lây lan COVID-19 cũng có thể xảy ra qua các hạt bay trong không khí ở môi trường trong nhà, trong một số trường hợp còn xa hơn phạm vi 2 m [khoảng 6 ft] như đã được khuyến khích bởi các đề nghị về giãn cách xã hội. Xem Tài Nguyên Khoa Học và Kỹ Thuật Liên Quan đến Không Khí Trong Nhà và Coronavirus [COVID-19] hoặc ​Tài Liệu Tham Khảo và Ấn Phẩm Chính về Không Khí Trong Nhà và COVID-19  để biết thông tin kỹ thuật bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, có những bước đơn giản có thể được thực hiện để giảm khả năng lây nhiễm COVID-19 trong không khí và trọng tâm của tài liệu này là về các biện pháp đó. Cách bố trí và thiết kế của một tòa nhà, cũng như chỗ ở và loại hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí [HVAC], đều có thể ảnh hưởng đến khả năng lây lan vi rút trong không khí. Mặc dù các cải tiến đối với hệ thống thông gió và làm sạch không khí không thể tự nó loại bỏ nguy cơ lây truyền vi rút SARS-CoV-2 trong không khí, EPA khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lan truyền vi rút trong không khí. Các biện pháp phòng ngừa này bao gồm tăng cường thông gió với không khí ngoài trời và lọc không khí như một phần của chiến lược lớn hơn bao gồm giãn cách xã hội, đeo khăn hoặc khẩu trang che mặt, làm sạch và khử trùng bề mặt, rửa tay và các biện pháp phòng ngừa khác. Tự bản thân, các biện pháp để giảm tiếp xúc trong không khí với vi rút gây ra COVID-19 là không đủ vì lây truyền trong không khí không phải là cách duy nhất có thể xảy ra phơi nhiễm với SARS-CoV-2.

Bạn có thể tìm thấy các phương pháp hay nhất do Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh [CDC] khuyến nghị tại: 

Các Tài Nguyên Liên Quan Đến Không Khí Trong Nhà và Coronavirus [COVID-19] [bằng tiếng Anh]

Vui lòng bổ sung thông tin này với lời khuyên mới nhất từ ​​các cơ quan tiểu bang, địa phương, Bộ lạc và liên bang.

Đường lây truyền chính của SARS-CoV-2 là hô hấp qua các giọt bắn [droplet infection] từ người nhiễm bệnh khi họ hắt hơi, ho, nói, cười ….

Tuy nhiên, SARS-CoV-2 cũng có lây truyền qua tiếp xúc, với điều kiện virus phải đến được mũi, mắt, miệng là nơi có các thụ thể để bám vào.

Dù không loại trừ khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 qua thức ăn hoặc đồ vật tiếp xúc, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào về việc con người bị nhiễm virus qua sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm cũng như qua tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có virus.

Hiện tại không có bằng chứng nào về việc con người bị nhiễm virus qua sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm cũng như qua tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có virus SARS-CoV-2

SARS-CoV-2  xâm nhập vào tế bào ký chủ ra sao?

Muốn xâm nhập vào tế bào ký chủ, SARS-CoV-2 phải dùng các protein gai S [spike protein] bám vào hai thụ thể [receptor] ở màng tế bào là ACE2 và TMPRSS2.

Hai thụ thể ACE2 và TMPRSS2 này nằm rải rác nhiều nơi trên cơ thể con người như mũi, mắt, miệng, tim, bàng quang, tuyến tụy, thận và não… nhưng chủ yếu tập trung ở niêm mạc mũi, kết mạc mắt và niêm mạc miệng.

Vì hai thụ thể ACE2 và TMPRSS2 của SARS-CoV-2 phân bố rất nhiều ở các tế bào niêm mạc mũi, nên các nhà khoa học cho rằng SARS-CoV-2 chủ yếu sử dụng mũi làm cổng vào.

Các nhà khoa học cho rằng SARS-CoV-2 chủ yếu sử dụng mũi làm cổng vào.

SARS-CoV-2  tồn tại bao nhiêu lâu trên đồ vật, thức ăn?

Sự tồn tại của SARS-CoV-2  trong môi trường phụ thuộc vào một số yếu tố, như nhiệt độ, độ ẩm không khí, pH bề mặt… SARS-CoV-2 không ổn định trên bề mặt khô, nó ngừng hoạt động từ vài giờ đến vài ngày.

Các thử nghiệm ở Hoa Kỳ cho thấy SARS-CoV2 có thể lây nhiễm đến 3 giờ dưới dạng khí dung, lên đến 4 giờ trên tấm đồng, 24 giờ trên bìa cứng và đến 2-3 ngày trên thép không gỉ và nhựa.

Một nghiên cứu của Úc cho thấy, SARS-CoV-2 có thể tồn tại đến 28 ngày ở 20 ° C trên các bề mặt khác nhau như thủy tinh, thép không gỉ và giấy.

Dữ liệu từ một nghiên cứu đã được công bố khác chỉ ra rằng, SARS-CoV-2 vẫn có thể lây nhiễm trên bề mặt kim loại trong vài ngày ngay cả ở nhiệt độ cao hơn [30 ° C]. Tuy nhiên, làm khô bề mặt trong vòng một giờ dẫn đến giảm đáng kể khả năng lây nhiễm [giảm 100 lần].

Trong một bài báo, chưa qua quy trình đánh giá khoa học, nhóm các nhà nghiên cứu mô tả rằng trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, với nồng độ virus cao, SARS-CoV-2 vẫn có thể lây nhiễm trên cá, gà và thịt lợn sau 3 tuần bảo quản ở 4 ° C, -20 ° C và -80 ° C.

SARS-CoV-2 khó lây nhiễm qua nông sản

SARS-CoV-2 khó lây nhiễm qua nông sản vì 2 lý do :

Thứ 1: Nông dân có PCR âm tính, mới được cho phép ra đồng. Dù PCR âm tính, những người này cũng phải mang khẩu trang, áo choàng để phòng ngừa khả năng họ đang giai đoạn ủ bệnh, có mầm virus nhưng PCR còn âm tính.

Thứ 2: Nếu nông dân có mở hoặc mang khẩu trang không đúng cách thì lượng SARS-CoV-2 [nếu có] cũng không nhiều và không tồn tại lâu trên nông sản.

SARS-CoV-2 rất khó lây lan qua thực phẩm, kể cả thực phẩm bị nhiễm virus này.

SARS-CoV-2 rất khó lây lan qua thực phẩm

Trong hướng dẫn cho người tiêu dùng, WHO, CDC, FDA đều nêu rõ rằng, không có bằng chứng cho thấy con người bị mắc COVID-19 từ thực phẩm. Các cơ quan này chỉ khuyến cáo mọi người rửa tay trước khi ăn và các cơ sở kinh doanh thực phẩm cần bảo đảm các biện pháp vệ sinh.

USDA và FDA khẳng định: Sau khi xem xét hơn 100 triệu trường hợp mắc COVID-19, không thấy có bằng chứng dịch tễ học cho thấy thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm là nguồn lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sang người.

Từ tháng 9/2020, Ủy ban quốc tế về Thông số kỹ thuật vi sinh vật đối với thực phẩm [ICMSF] cũng đã kết luận, dù có hàng tỷ gói thực phẩm đã được tiếp xúc kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhưng không có bằng chứng cho thấy thực phẩm, bao bì thực phẩm là nguồn lây nhiễm virus.

Như vây, lý thuyết cũng như thực tế cho thấy SARS-CoV-2 rất khó lây lan qua thực phẩm, kể cả thực phẩm bị nhiễm virus này.

Theo TS. Trần Bá Thoại, SARS-CoV-2 khó lây nhiễm qua thực phẩm và vật tiếp xúc. Tuy nhiên, để an toàn, người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình tránh lây truyền của virus qua bề mặt và thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy tắc vệ sinh chung:

  • Rửa tay thường xuyên và để tay xa mặt.
  •  Rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với thực phẩm và bao bì.
  •  Rửa sạch, đun sôi, hâm nóng thức ăn khi chế biến.

Nhiều hướng đi 'phá cách' trong kinh doanh nông sản, thực phẩm

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khô mũi có phải là triệu chứng của COVID -19?


Hàng ngày, con người có rất nhiều hoạt động cần tiếp xúc bề mặt vải. Nhiều người lo lắng liệu bề mặt vải có phải môi trường vi rút corona có thể tồn tại và gây nhiễm?

Mặc dù trong một số nghiên cứu đã xác định virus corona có khả năng tồn tại lên đến 72 giờ trên các loại bề mặt, nhưng chưa có nghiên cứu nào về việc lây truyền qua các vật dụng bằng vải. Thuật lại lời của Lisa Maragakis - Giám đốc cấp cao về phòng chống nhiễm trùng tại Hệ thống Y tế Johns Hopkins: “Cho đến nay, đã có các bằng chứng chứng minh khả năng lây lan của vi rút qua các bề mặt mềm [như vải] thấp hơn so với các bề mặt cứng thường xuyên chạm vào như nút thang máy hoặc tay nắm cửa”.

Các điều tra gần đây cho thấy covid 19 chủ yếu lây lan qua tiếp xúc gần chứ không qua tiếp xúc với các bề mặt cứng hoặc mềm. Điều tốt nhất để bảo vệ bản thân là ở nhà trong thời gian dịch covid-19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp. Nếu bạn có việc bắt buộc ra ngoài thì cần phải thực hiện các biện pháp cách ly giữa người - người tại nơi công cộng theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Rửa tay với nước rửa tay khô phòng tránh covid-19

Robert Redfield, giám đốc CDC trong một phát ngôn với National Public Radio đã nói rằng: “Vi rút corona không lây lan dễ dàng từ người sang người, nó cần một khoảng cách tối thiểu 2m để làm được điều này”. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần phải sử dụng chất khử trùng tay, tránh chạm tay lên mặt khi ra khỏi nhà và rửa tay sạch khi về nhà.

CDC khuyến cáo rằng nếu bạn và gia đình không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh covid 19 và đang tự cách ly tại nhà thì cũng cần phải duy trì thực hiện các biện pháp vệ sinh, tắm giặt hàng ngày và giữ khoảng cách tối thiểu 2m với mọi người.

Khi bạn nghi ngờ bản thân tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm covid 19 thì cần phải thay quần áo và giặt sạch ngay lập tức, đặc biệt là các bề mặt cứng như cúc áo, khóa sẹc, nơi vi rút có thể tồn tại. Nhớ rửa sạch tay sau khi cho đồ áo vào máy giặt. Vi rút bị chết ở nhiệt độ trên 133 độ F, do đó cần đảm bảo phơi khô quần áo ở trên mức nhiệt này.

Mang theo khăn lau khử trùng để lau tay cầm và các nút của máy giặt trước khi sử dụng.

Đối với những người sử dụng chung máy giặt có thể thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ bản thân và mọi người trong thời kỳ dịch bệnh:

  • Giữ khoảng cách nơi phòng giặt: Nếu phòng giặt chung nơi bạn ở không có diện tích đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m thì bạn không nên vào phòng giặt khi đang có người trong phòng. Bạn cũng nên đề nghị với ban quản lý khu nhà thiết lập lịch giặt phù hợp, đảm bảo an toàn trong mùa dịch covid.
  • Chuẩn bị quần áo sẵn sàng trước khi đi giặt để giảm thiểu thời gian đứng ở phòng giặt và nguy cơ chạm vào các bề mặt ở phòng giặt.
  • Mang theo khăn lau khử trùng và dung dịch rửa tay để lau tay cầm và các nút của máy giặt trước khi sử dụng. Hoặc rửa tay ở bồn rửa tại phòng giặt nếu có.
  • Bạn nên mang theo giỏ đựng quần áo riêng để tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
  • Đừng chạm vào mặt của bạn trong thời gian giặt đồ.
  • Không nên đứng lại lâu ở phòng giặt sau khi đã bấm nút giặt đồ vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các bề mặt tại phòng giặt và gặp gỡ những người đến giặt đồ.

Thời gian Virus corona tồn tại trên bề mặt

Khi có người thân trong gia đình mắc bệnh corona, bạn cần thực hiện các biện pháp xử lý đồ vải. CDC khuyến nghị thực hiện các biện pháp sau:

  • Mang găng tay dùng một lần trước khi tiến hành xử lý đồ vải bẩn và rửa tay ngay sau khi cởi găng tay.
  • Cố gắng không dụ đồ vải bẩn để tránh lây nhiễm vi rút corona vào không khí.
  • Sử dụng nước ấm nhất có thể để giặt đồ, lau khô vật dụng xung quanh sau khi hoàn tất thao tác giặt
  • Có thể dùng chung máy giặt với người mắc bệnh covid 19

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Lịch trình di chuyển của bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề