Đà lạt xuống sài gòn bao nhiêu km

Map chưa update, chỉ đi ra ngoài Ql1A rồi mới vô Ql28b, nhưng đi thẳng được bình thường, vô cao tốc luôn

Xuất phát khoảng 9h sáng ở ĐL bắt đầu đi về SG. Về tới trạm thu phí vô cao tốc LT – Dầu Giây 13h27p, trừ 7p tè bậy trên đường 1 lần thì tính ra về tới SG có 4h20p. Về tới nhà ở quận 7 chỗ sau triển lãm SECC luôn là 13h48p

Hành trình cụ thể:

  • Đà Lạt > Quốc lộ 28B [~ 45 km ~ 1 tiếng]: Đèo Đại Ninh
  • Quốc lộ QL28B > Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết [~ 60 km ~ 1 tiếng 20 phút]
  • Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết > Cao tốc Phan Thiết Dầu Giây [ 55 km ~ 45 phút, cho chạy 80km/h nên anh em chú ý cẩn thận]
  • Cao tốc Phan Thiết Dầu Giây > Cao tốc Long Thành Dầu Giây [ ~ 100 km ~ 1 tiếng, cho chạy 120km/h, nhưng anh em nên để ý bảng rất nhiều]
  • Cao Tốc Long Thành Dầu Giây – Trạm thu phí cao tốc Tp.HCM [ ~ 30 km ~ 20 phút]

Bắt đầu xuất phát từ ĐL, vô đèo Mimosa 8:57am

Đi đến Ql28b vô ngã ba Ninh Gia – Tà Hine. Lúc này khoảng 10h

Đi hết 28B gặp đoạn ra cao tốc, đi khoảng 1h20p. Lúc chụp hình là 11h21p

Chạy 80km/h thôi nha, đoạn này dài ~55km . Tầm 1 tiếng mới tới đoạn Phan Thiết – Dầu Giây được chạy 120km/h

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, chạy hết gần 100km cũng khoảng 1 tiếng thôi

13h27 tới trạm thu phí Long Phước, chạy 20p nữa là về tới quận 7

Lưu ý nhẹ: Bắt đầu vào QL28B đi thẳng là tới đoạn cắt Vĩnh Hảo – Phan Thiết đường hơi xấu, chưa hoàn thiện. Anh Hùng chạy sedan review hiện nay chạy vô tư. Có nhiều đoạn hơi ổ gà tí, đi đều đều 50-60 km/h ngon lành. Quốc lộ cũ nên đường không được đẹp và nhiều cua, đi khá vắng, đi ban ngày cho dễ né ổ gà chứ đi đêm chắc hơi căng mắt.

Anh Hùng chia sẻ thêm Ưu điểm của hành trình này:
  • Hiện tại đường vắng, cao tốc chưa thu phí. Chỉ thu phí đoạn vào hoặc ra cao tốc đi Phan Thiết hết 78k với oto con.
  • Đi né được khúc Đồng Nai ban ngày đông đi rất mệt mỏi.

Nhược điểm:

  • Chỗ đoạn QL28B – đèo Đại Ninh đường nhỏ nhiều ổ gà, chỉ nên đi ban ngày.
  • Từ Đoạn vào quốc lộ 28B tầm 10km có 1 cây xăng petro thì toàn tuyến ~200km không thấy cây xăng. Nguyên đoạn cao tốc Vĩnh Hảo – Dầu Giây không có cây xăng, nên phải đổ xăng trước, nếu hết xăng thì hơi bất tiện. Trên đường cao tốc vẫn có nhánh rẽ đi ra ngoài tìm cây xăng, nhưng vậy quá bất tiện.
  • Dân cư vắng có rất ít quán xá ở 28b, đi toilet hơi khó. Cao tốc Vĩnh Hảo – Dầu Giây thì hiện tại không thấy có trạm nghỉ giữa đường nên cũng hơi bất tiện.

Anh em đã đi thử cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết chưa? Có thắc mắc gì cứ còm men hay chia sẻ thêm kinh nghiệm cùng Tài Đạt nhé.

Hẳn là khi đi phượt Đà Lạt, bạn sẽ phải lăn tăn rất nhiều, có nhiều vấn đề cần được giải đáp. Vì thế, MIA.vn đã ra mắt bộ sưu tập kinh nghiệm phượt Đà Lạt từ Sài Gòn bằng xe máy cho hai người. Bao nhiêu kinh nghiệm tích cóp bao năm đều được MIA.vn truyền đạt vào đây hết! Nhất bạn rồi nhé. Cùng xem thôi nào!

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng. Vì tọa lạc trên cao nguyên Lâm Viên nên địa hình của Đà Lạt được chia làm hai phần chính là núi và bình nguyên trên núi. Cũng vì nằm trên cao nguyên nên khí hậu Đà Lạt luôn mát mẻ, thậm chí bạn cũng sẽ trải nghiệm được “ngày 4 mùa” tại Đà Lạt. Buổi sáng là mùa xuân, buổi trưa mùa hè, buổi chiều mùa thu và buổi tối mùa đông. Đà Lạt cách thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn khoảng 300 – 500 km tùy chặng đường. MIA.vn sẽ liệt kê chi tiết ngay dưới đây thôi!

Thành phố Hồ Chí Minh → Rừng chiến khu D → Rừng Phú Lý → Đèo Triệu Hải → Đèo B40 → Đèo DN4 → Đèo Tà Nùng → Hồ Tà Đùng → Đèo DN2 → Đèo Tà Nung → Thành phố Đà Lạt.

Khi xem qua lộ trình, ắt hẳn bạn sẽ thấy rất nhiều cái tên lạ lẫm, hoang sơ. MIA.vn dám cá rằng cung đường này sẽ cho bạn những khung cảnh khó quên với thiên nhiên bạt ngàn, hùng vĩ. Vì con đường này dài đến 500km, gần gấp đôi tuyến đường phụ nên các loại xe khách, xe tải đường dài ít lựa chọn. Vì thế, bạn sẽ có chuyến đi an toàn hơn rất nhiều. Khám phá Đà Lạt an toàn hơn, lại còn được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ít người biết đến thì quả là một trải nghiệm hết sức thú vị phải không?

Tuy nhiên, tuyến đường này cũng có nhiều khuyết điểm lớn như thời gian di chuyển dài sẽ khiến bạn mệt mỏi. Ngoài ra, nếu gặp trời mưa thì đường cũng trở nên lầy lội, trơn trượt khó đi. Vì vậy, bạn cần lưu ý kĩ thời tiết nếu chọn đi cung đường này.

Thành phố Hồ Chí Minh → Quốc lộ 1K → Biên Hòa → Quốc lộ 1A → Ngã ba Dầu Giây → Quốc lộ 20 → Đèo Bảo Lộc → Đèo Prenn → Thành phố Đà Lạt.

Đây là cung đường ngắn và tắt để bạn đến được Đà Lạt nhanh nhất, tiết kiệm gần phân nửa đoạn đường so với cung đường chính. Tuy nhiên, cũng vì thế nên các loại xe khách, xe tải, ô tô rất hay lựa chọn tuyến đường này để đi. Chính vì thế, bạn sẽ gặp rất nhiều xe khi chọn tuyến đường này, các xe lại thường chạy ẩu, gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Đặc biệt, khu vực Biên Hòa – Đồng Nai, cũng có rất nhiều chốt giao thông. Bạn nên lưu ý nhé!

Để đến với Đà Lạt thì nhìn chung bạn cần chinh phục được 2 đoạn đường đèo ngoằn ngoèo, nguy hiểm. Hãy thật cẩn thận khi đi qua những cung đường bên dưới bạn nhé!

-Đèo Bảo Lộc: Ngọn đèo quen thuộc với các phượt thủ trên tuyến Hồ Chí Minh – Đà Lạt. Đoạn đèo này sẽ trải dài đến 15km với 107 khúc cua gấp, nguy hiểm. Vì thế, cần lái vững tay bạn nhé!

-Đèo Prenn: Đoạn đèo nổi tiếng trong danh sách những cung đường đèo nguy hiểm nhất với nhiều khúc cua tử thần, mặt đường lại nhỏ với một bên vách đá, một bên là vực sâu. Đoạn đường này sẽ kéo dài 11km.

Trên đoạn đường đi đến Đà Lạt, bạn sẽ đi ngang qua qua khu vực rừng cây Giá Tỵ thuộc tỉnh Đồng Nai. Khu rừng với hàng cây Giá Tỵ thẳng tắp, xanh rờn, sẽ cho bạn một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau khi di chuyển đoạn đường dài.

Madagui là cả một khu du lịch với nhiều địa điểm nghỉ ngơi, chụp hình check-in sống ảo cực chất. Nếu chẳng cần đến Đà Lạt vội, bạn có thể ghé qua Madagui, dành một ngày ở đây để thỏa thích vui chơi với cực kỳ nhiều hoạt động, trò chơi mạo hiểm như đu zipline, thuyền chuối… vui nhộn.

Xem thêm: Khu du lịch Madagui - Điểm du lịch lý thú tại Lâm Đồng

Tâm Châu là trạm dừng chân có quy mô lớn và hiện đại nhất trên cung đường từ Sài Gòn đi Đà Lạt và ngược lại. Hệ thống nhà vệ sinh ở đây rất sạch sẽ vì được vệ sinh thường xuyên, để việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng không còn là một nỗi ám ảnh với bạn. Ngoài ra, tại đây còn phục vụ trà và cà phê miễn phí với chỗ ngồi rộng rãi, thoải mái để bạn nghỉ ngơi, chợp mắt để tỉnh táo tiếp tục hành trình.

Một trạm dừng chân khác mà bạn có thể tham khảo là Hưng Lộc. Nơi đây phục vụ đầy đủ các món ăn từ cơm phần cho tới các món nước như phở, hủ tiếu… Nếu ngán, bạn có thể đổi sáng các loại bánh mì ngọt, mặn, bánh ngọt. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm trái cây, khăn giấy, nước uống, đồ ăn khô để mang lên đường.

Ngay khi vượt qua đèo Chuối, bạn sẽ thấy được trạm dừng chân Phương Trang. Nơi đây phục vụ nhiều loại thực phẩm khác nhau, các phần cơm được phục vụ nóng hổi để bạn nạp năng lượng, tiếp tục hành trình.

-Kiểm tra kỹ xe cộ: thắng xe, xăng, dầu nhớt, bánh xe… vì đoạn đường đèo vắng vẻ, chẳng có nơi nào để bạn dừng lại sửa xe đâu.

-Nên lưu ý kĩ về thời tiết để tránh đi vào những ngày mưa, đường trơn trượt rất nguy hiểm.

-Chú ý chạy đúng tốc độ để giữ an toàn cho bản thân và cũng tránh bị “hốt” vào các chốt giao thông.

-Đoạn đèo Bảo Lộc nổi tiếng là thường xuyên xảy ra tai nạn, lại rất trơn trợt, khó đi nên bạn phải sức cẩn thận và chú ý an toàn.

-Mang theo giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, bằng lái xe… vì có nhiều chốt giao thông trên chuyến đường Biên Hòa - Đồng Nai.

-Mang theo nhiều áo ấm vì thời tiết ở Đà Lạt rất lạnh.

Vậy là có bao nhiêu kinh nghiệm phượt Đà Lạt từ Sài Gòn bằng xe máy cho hai người, MIA.vn đã đưa cho bạn hết rồi. Hi vọng bạn sẽ có một khoảng thời gian thật vui tại thành phố sương mù. Đừng quên MIA.vn còn có cả một “Cẩm nang du lịch Đà Lạt” với vô số địa điểm vui chơi, quán ngon Đà Lạt. Hãy lưu về máy nhé!

Đi xe khách từ Sài Gòn lên Đà Lạt mất bao lâu?

Thời gian di chuyển từ Sài Gòn đến Đà Lạt khoảng 6-8 giờ, tùy thuộc vào phương tiện bạn sử dụng và điều kiện thời tiết trên đường đi. Bạn sẽ mất khoảng 7-8 giờ đồng để di chuyển nếu đi bằng ô tô, xe khách, xe máy,… Nếu bạn đi bằng máy bay thì chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt qua bao nhiêu đèo?

Từ Sài Gòn lên đến Đà Lạt chỉ phải vượt qua 2 con đèo không quá kho để di chuyển. Cùng với đó là khoảng cách tầm khoảng 300km nên cũng sẽ không mất nhiều thời gian đi xe. Thêm một điều nữa để tuyến đường này được ưa thích và hấp dẫn đó chính là có rất nhiều điểm nghỉ chân, tham quan, khám phá du lịch.

Từ ngã ba Dầu Giây đến thành phố Đà Lạt bao nhiêu km?

Quốc lộ 20 bắt đầu từ ngã ba Dầu Giây [tỉnh Đồng Nai] đến Đà Lạt xuống Dran. Đoạn từ ranh giới thành phố Đà Lạt [cầu Prenn] lên Đà Lạt dài 10,5km và đoạn từ Đà Lạt xuống Dran dài 36km.

Đi xe giường nằm lên Đà Lạt mất bao lâu?

Bạn hoàn toàn có thể linh động lựa chọn chuyến xe phù hợp với nhu cầu di chuyển. Thời gian di chuyển trung bình của xe khách từ Sài Gòn đi Đà Lạt khoảng 6 đến 8 tiếng. Tuỳ vào lộ trình di chuyển của bạn mà thời gian này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Chủ Đề