Đái ra máu ở nam là bệnh gì

Anh N.M.N. [31 tuổi, trú tại Sơn Tây, Hà Nội] đến Bệnh viện E [Hà Nội] khám vào đầu tháng 5 và được bác sĩ chẩn đoán ung thư bàng quang. Theo chia sẻ của bệnh nhân, anh có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt kéo dài nhưng chỉ nghĩ viêm bàng quang. Gần đây, tình trạng ngày càng nặng kèm tiểu có máu tươi. Anh tới một bệnh viện gần nhà kiểm tra. Bác sĩ siêu âm thấy có u trong bàng quang và giới thiệu anhđi kiểm tra chuyên sâu.

Anh được bác sĩ chụp MRI và sinh thiết chẩn đoán ung thư bàng quang. Bản thân anh có tiền sử hút thuốc lá từ năm 16 tuổi. Các bác sĩ cho rằng đây là nguyên nhân khiến anh mắc ung thư bàng quang. Hiện, anh được mổ nội soi cắt u bàng quang và điều trị bơm hóa chất.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính do các tế bào của bàng quang phát triển bất thường, mất kiểm soát của cơ thể, có khả năng xâm lấn mô, tạng , tổ chức khác của cơ thể [90% là ung thư tế bào chuyển tiếp].

Ung thư bàng quang là bệnh phổ biến ở nam giới xuất phát từ dấu hiệu tiểu ra máu.

Ung thư đứng thứ 4 trong các bệnh ung thư tiết niệu. Nguy cơ nam giới mắc cao gấp 2 lần nữ. Bệnh thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên. Các yếu tố gây ung thư bàng quang như thói quen nghiện hút thuốc lá nhiều, lâu ngày. Người bệnh tiếp xúc lâu dài với hóa chất nhuộm anilin, các hợp chất amin thơm, các hóa chất trong sản xuất công nghiệp cao su.

Dấu hiệu ung thư bàng quang, theo bác sĩ Liên, người bệnh có các biểu hiện như:

- Tiểu máu: Đột ngột, không đau, tái phát.

- Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái rắt, tiểu khó.

- Đau: Đau vùng tiểu khung, đau thắt lưng khi đi tiểu.

Biểu hiện toàn thân, ung thư bàng quang người bệnh thường không có thiếu máu ở giai đoạn sớm.

Khi khám trực tiếp bác sĩ thấy ở cầu bàng quang, miệng sáo dương vật có máu.

Để chẩn đoán chính xác ung thư bàng quang, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sâm ổ bụng [khi bàng quang đầy nước tiểu]: Thành quang quang dày, có u sùi, có máu cục. Siêu âm là phương pháp phổ biến để chẩn đoán sớm.

Các biện pháp chụp CT, MRI, xạ hình… sẽ đánh giá chính xác giai đoạn, mức độ di căn, xâm lấn. Bác sĩ có thể nội soi bàng quang kèm sinh thiết làm giải phẫu bệnh.

Với ung thư bàng quang, bác sĩ Liên cho biết điều trị đầu tay vẫn là phẫu thuật. Phương pháp mổ nội soi cắt đốt u qua niệu đạo ngược dòng được áp dụng cho các giai đoạn sớm T1, T2a.

Ngoài ra, bác sĩ có thể mổ mở truyền thống để cắt bàng quang bán phần, cắt bàng quang toàn bộ có tạo hình quang quang cho các giai đoạn T2b, T3, cắt bàng quang toàn bộ đưa 2 niệu quan ra da, dẫn lưu bàng quang áp dụng cho giai đoạn muộn hơn T3, T4… tùy thuộc vào trình độ, điều kiện của cơ sở y tế.

Sau phẫu thuật, người bệnh điều trị thêm các phương pháp bổ trợ khác như bơm hóa chất vào bàng quang, xạ trị. Các thuốc điều trị ung thư toàn thân.

Ung thư bàng quang nếu phát hiện sớm ở diai đoạn I tiên lượng điều trị lên tới 88-98%, ở giai đoạn II, III: 46-63%, giai đoạn IV cơ hội chỉ dưới 15%.

Vì vậy, bác sĩ Liên khuyến cáo nam giới đặc biệt là tuổi từ 50 trở lên nếu có hiện tượng tiểu ra máu, tiểu nhiều lần [do bị kích thích], tiểu rát, buốt, đau hoặc tình trạng đau lưng, đau vùng chậu cần đi kiểm tra sức khỏe ngay. Việc chẩn đoán ung thư bàng quang không khó nên người dân không nên chủ quan.

Để phòng bệnh, theo bác sĩ mọi người cần nói không với thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Nếu làm việc ở môi trường phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại thì nên thực hiện bảo hộ lao động tốt.

Tiểu ra máu được định nghĩa là trong nước tiểu có một số hồng cầu bất thường. Tiểu ra máu đại thể khi thấy màu đỏ bằng mắt thường, hay tiểu ra máu vi thể khi làm cặn Addiss cho kết quả >500.000 hồng cầu/24 giờ.

Làm nghiệm pháp 3 cốc: lấy nước tiểu đầu dòng, giữa dòng và cuối dòng sẽ cho các kết quả là tiểu ra máu từ đâu. Tiểu ra máu đầu dòng nghĩ đến tổn thương ở niệu đạo. Tiểu ra máu cuối dòng có thể do ở bàng quang. Nghĩ đến tổn thương ở niệu quản - thận khi tiểu ra máu cả 3 dòng [lúc này cần phải soi bàng quang để xác định máu chảy từ đâu]. Riêng ở phụ nữ phải thông tiểu lấy mẫu mới có giá trị. Sau đây là các nguyên nhân gây tiểu ra máu:

Do từ niệu đạo - tuyến tiền liệt: Ở nam giới: do phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay ung thư tiền liệt tuyến: bệnh nhân có biểu hiện: đi tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết nước tiểu, tiểu són. Siêu âm thấy tiền liệt tuyến lớn. Riêng ung thư tiền liệt tuyến sẽ có PSA tăng trong máu. Ở phụ nữ: do polyp niệu đạo. Chẩn đoán bằng soi niệu đạo.

Do từ bàng quang:

Ở nam giới: hay gặp là các u nhú. Ở phụ nữ trẻ: hay gặp là viêm bàng quang do virút: tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu máu. Diễn tiến trong 2 - 3 ngày. Không tái phát. Cả 2 giới: sỏi bàng quang [dấu hiệu bàn tay khai], túi thừa [gây tiểu khó, nhiễm trùng tiết niệu mạn tính]: phát hiện nhờ siêu âm.

Do từ thận: Sỏi thận: hay gặp nhất. Bệnh nhân có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Xuất hiện sau một gắng sức, lao tác nặng, hay uống nước suối khoáng… Khám thấy thận to [dấu hiệu chạm thận [+], bập bềnh thận [+]]. Chụp thận UIV hay chụp bụng không chuẩn bị hay siêu âm cho thấy sỏi. Lao thận: thường gặp tiểu ra máu vi thể, hay có tổn thương viêm bàng quang kết hợp [“lao thận là bàng quang kêu”]. Tiểu ra máu cuối bãi. Tiểu lắt dắt, thường về ban đêm. Đau khi tiểu xong. Tiểu mủ. Chụp UIV có kết quả đài thận bị cắt cụt. Tìm trực khuẩn lao trong nước tiểu. Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ở người lớn, nhưng thường không có ở trẻ em. Tiểu ra máu nhiều, tự nhiên, cách hồi, không đau, không biến đổi lúc nghĩ ngơi hay lúc vận động [khác với tiểu ra máu do sỏi]. Sờ thấy u ở hố chậu phải [ở trẻ em là dấu hiệu độc nhất, ở người lớn là dấu hiệu muộn]. Đau. Chụp UIV cho thấy khuyết một hay nhiều đài thận, biến dạng đài - bể thận.

Thận đa nang: đau thắt lưng [50% trường hợp], tiểu ra máu [30% trường hợp], tiểu ra mủ, tăng urê máu, khối u vùng hố thận khi khám. Chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài ra, hẹp lại. Viêm cầu thận cấp: có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng trước đó. Sốt. Đau vùng thắt lưng 2 bên. Phù mềm, trắng, ấn lõm lọ mực. Tiểu ít hoặc vô niệu. Huyết áp cao. Tiểu máu vi thể. Nhồi máu thận: đau vùng thắt lưng đột ngột ở 1 bên, tiểu ít, đang mắc bệnh tim. Viêm thận - bể thận: sốt cao rét run, đau thắt lưng, thận to đau, tiểu buốt, tiểu lắt dắt, đau vùng dưới rốn, huyết áp bình thường, tiểu mủ. - Bệnh sán máng bể thận. - Chấn thương ở vùng chậu hay vùng thắt lưng: tiểu ra máu tức thời, hay thứ phát [thường ngày thứ 20]. - Vỡ thận. - Bệnh Berger [bệnh thận IgA], hội chứng Alport [viêm thận di truyền + điếc].

Do ngoài hệ tiết niệu: các tạng xuất huyết, viêm nội tâm mạc bán cấp Osler, sốt rét, bệnh bạch cầu, kháng độc tố uốn ván, rối loạn đông máu, bệnh giảm tiểu cầu. Thỉnh thoảng tiểu máu xuát hiện sau một vận động mạnh như: bơi lội, đấm bốc, chạy, đá bóng. Đặc biệt VĐV chạy dường dài hay bị tiểu máu [có đến 18% VĐV marathon bị tiểu máu sau khi về đích]. Tuy vậy, tiểu máu giảm trong 24 - 48 giờ. Nếu tiểu máu mau hồi phục và không tái phát tự nhiên thì không có nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh. Nhưng ở các VĐV [đặc biệt VĐV chạy], xuất hiện protein niệu và hoặc các trụ niệu thỉnh thoảng đi kèm với tiểu máu [hồng cầu biến dạng] gợi ý vị trí chảy máu ở cầu thận.

Tiểu máu do thuốc: Kháng sinh: Penicillin và dẫn chất, cephalosporin và dẫn chất, sunfamid và dẫn chất, polymycin, rifampin. Đặc điểm: tiểu máu thỉnh thoảng, do viêm thận kẽ, xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi dùng thuốc, ngưng thuốc thì hết tiểu máu. Giảm đau và kháng viêm: Aspirin, penacetin, aminosalicylic acid, NSAID. Đặc điểm: thỉnh thoảng tiểu máu, do hoại tử tủy thận hay nhú thận, xuất hiện sau nhiều tháng hay nhiều năm dùng kết hợp các thuốc giảm đau, hồi phục không hoàn toàn. Riêng nhóm NSAID có đặc điểm của nhóm kháng sinh. Lợi tiểu: Furosemide, Ethacrynic Acid, Thiazides. Đặc điểm: giống nhóm kháng sinh. Chống đông: Warfarin [Coumadin]. Các thuốc khác: Cyclophosphamide, Ifosfamide [gây viêm bàng quang xuất huyết trong 10 - 20% bệnh nhân, mức độ xuất huyết phụ thuộc liều dùng, hồi phục tốt], Danazold [đặc điểm giống nhóm kháng sinh].

Đái ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đái ra máu là một triệu chứng của hầu hết các bệnh liên quan đến cơ quan trong hệ tiết niệu. Trong đó, bệnh thận và niệu đạo là nhóm bệnh chắc chắn gây ra tình trạng đi tiểu ra máu. Ở một số bệnh lý khác như bàng quang, tiểu ra máu là dấu hiệu lâm sàng của hiện tượng xuất huyết bàng quang.

Đi tiểu buốt ra máu O nữ là bệnh gì?

Tiểu buốt ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, việc phụ nữ bị tiểu buốt ra máu có thể nguyên nhân là do mô bị viêm nhạy cảm và gây ra cảm giác nóng rát khi nước tiểu đi qua nó.

Bị tiểu ra máu không nên ăn gì?

Các loại thức uống có ga, rượu bia và các chất kích thích không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng quan mà còn khiến bệnh nhân bị tiểu ra máu nặng hơn. ... .

Đồ ăn nhanh, những món cay nóng có chứa nhiều dầu mỡ và những chất béo không tốt cho quá trình lành bệnh..

Tại sao bị sỏi thận lại đi tiểu ra máu?

Sỏi thận gây tiểu ra máu khi những tinh thể sỏi này theo dòng nước tiểu cọ xát vào niêm mạc tiết niệu. Sau đó gây tổn thương và làm chảy máu trong niêm mạc, nghiêm trọng hơn khi sỏi thận rơi vào những vị trí hiểm như niệu đạo, niệu quản thì sẽ dẫn đến chảy máu toàn thể.

Chủ Đề