Đàn Accordion là gì

Phong cầm, đàn xếp hay accordion là một loại nhạc cụ cầm tay, dùng phương pháp bơm hơi từ hộp xếp bằng vải hay giấy, thổi hơi qua các van điều khiển bằng nút bấm đến các lưỡi gà bằng kim loại để phát ra tiếng nhạc.

Loại phong cầm thông dụng có phần phím bấm bên tay phải cho tiếng cao (treble) với các thanh bấm như đàn piano và phần nút bấm bên tay trái cho tiếng trầm (bass). Giữa hai phần này là hộp xếp bằng vải hay giấy cứng. Người chơi đàn đeo phong cầm trên ngực với hai giây chằn trên vai. Tay phải bấm phiếm treble, tay trái vừa bấm nút tiếng bass vừa kéo hộp xếp ra vào để ép hơi. Hơi trong hộp giấy đẩy ra theo van của các nút hay thanh bấm, đi vào hệ thống lưỡi gà và tạo ra âm thanh. Khi hộp xếp được kéo ra, hơi từ bên ngoài bị hút vào và bị đẩy qua hệ thống lưỡi gà để tạo ra âm thanh khác.

Đàn Accordion là gì

Một nhạc công khiếm thị đang chơi phong cầm ở Patzcuaro, Michoacán, México

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bandoneon

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn phong cầm có phím giống như đàn dương cầm nhưng số lượng đàn của nó ít hơn. Đàn phong cầm rất tiện dụng trong hoạt động ca nhạc quần chúng. Đàn thường được dùng để độc tấu hoặc đệm cho hát


Phong cầm, nhiều người quen miệng gọi accordion (tiếng Anh) hoặc accordéon, (tiếng Pháp) có nhiều loại, loại thường thấy nhất là mang trước ngực nhờ dây quàng trên vai.

Đàn Accordion là gì
Nghệ sĩ phong cầm. Tranh trên mạngChơi phong cầm, một tay bấm giai điệu; một tay vừa bấm hợp âm, vừa kéo hộp xếp ra vào để ép hơi tạo tiếng. Do vừa chơi được giai điệu, vừa chơi được phần đệm nên phong cầm được gọi là one-man-band (ban nhạc một người). Đây có lẽ cũng là một trong các lí do phong cầm được ưa chuộng trong các lễ hội dân gian, những sân khấu đại chúng - chỉ với một cây đàn là có cả một dàn nhạc.


Nghệ sĩ Phần-lan Veikko Ahvenainen cover bản nhạc nổi tiếng của accordionist Ý Pietro Deiro (1888 – 1950)


Phong cầm chỉ mới có mặt khoảng 200 năm nay từ Berlin (Đức, 1822), Vienna (Áo, 1829) nhưng đã sớm lan truyền ra khắp thế giới. Đến nay phong cầm đã được xem là nhạc cụ truyền thống tại nhiều quốc gia như ở Bosnia, Herzegovina, Colombia. Ở Nga, Bazil và nhiều nước khác phong cầm được dùng rộng rãi cả trong nhạc truyền thống lẫn nhạc pop.

Dù được xem là nhạc cụ dân gian, phong cầm cũng được một số nhà soạn nhạc đưa vào dàn nhạc nhạc cổ điển



Giai đoạn 190x - 196x được gọi là "Thời đại vàng son của phong cầm" với nhiều nghệ sĩ nổi danh - Pietro Frosini (Ý), anh em Deiro (Ý), anh em Avsenic (Slovenian), ..

Ngày nay phong cầm vẫn còn được nhiều người ưa chuộng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng, kể cả nhạc cổ điển, được chuyển soạn cho phong cầm diễn tấu, solo hoặc với cả giàn nhạc.



Xem những cô nàng xinh đẹp ở nhiều lứa tuổi thuộc nhiều sắc dân sử dụng nhiều loại phong cầm biểu diễn



Hàng năm vào tháng 4 ở Colombia, trong festival âm nhạc lớn nhất của đất nước này, có cuộc thi dành cho các nghệ sĩ phong cầm. Và mỗi 10 năm lại tổ chức một cuộc tranh tài dành cho các người đã thắng giải trong các kì thi ấy. Đây là cuộc thi phong cầm lớn nhất thế giới. Nhiều nơi trên thế giới cũng có những cuộc thi dành riêng cho phong cầm



Riêng ở Việt Nam, đọc trên một trang web thấy có tác giả nhận xét rằng người Việt ít chơi phong cầm, có lẽ vì thể tạng bé nhỏ không kham nổi cây đàn 18 kg trên vai, giá đàn lại không rẻ. Một thời gian sau 1975 mới thấy có một số nhạc công chơi phong cầm mà tác giả đoán là do ảnh hưởng từ Nga & các nước Đông Âu. Bản thân tôi thì bé sống ở quê gần một ngôi nhà thờ nhỏ, cha xứ có cây phong cầm, chiều chiều vẫn thường nghe tiếng đàn dìu dặt từ nhà thờ vọng ra. Lớn lên học cấp 3 lại gặp đứa bạn có bố có cây phong cầm, thỉnh thoảng chiều đi học về lại ghé chơi, nghe ổng đàn. Ngoài ra bấy giờ (196x, 197x) trên các sân khấu ca nhạc ở địa phương vào các dịp lể lược kỉ niệm gì đấy, cũng rất thường thấy nhạc công phong cầm đệm cho ca sĩ hát. Sau 1975, càng  về sau càng ít thấy ai chơi phong cầm. Với sự xuất hiện của organ điện, lợi thế one-man-band của phong cầm nay đã không còn, keyboard cũng khá rẻ, gọn nhẹ; người chơi phong cầm ngày càng ít ỏi. Hãy nghe một trong những người ít ỏi ấy nói chuyện về cây đàn này


Nghe độc tấu accordion một số tác phẩm nổi tiếng