Đánh giá của em về nhân vật Trọng Thủy

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn có những cách giáo dục con người thông qua các bài học trong quá khứ. Thông qua các câu ca dao, tục ngữ, các mẩu chuyện ngụ ngôn,.. nhiều bài học đắt giá đã được đúc kết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một trong những bài học về việc giữ nước và tinh thần cảnh giác. Trong truyện, có một nhân vật vừa đáng thương mà cũng đáng trách vô cùng, đó là Trọng Thủy - một nhân vật khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Trọng Thủy là một trong ba nhân vật chính của chuyện như tên của tác phẩm, nhân vật này đóng vai phản diện tạo nên mâu thuẫn của chuyện. Thủy là con trai của Triệu Đà - một tên mưu mô xảo quyệt, luôn tìm cách xâm lược Âu Lạc. Thủy chính là một con cờ cho Triệu Đà lên kế hoạch tái xâm chiếm nước ta. Biết ý đồ xấu của cha, hắn không hề ngăn cản, hắn "ngoan ngoãn" nghe theo lời sắp đặt của cha, có thể thấy rằng Thủy là một người có tâm cơ không kém cha mình.

Trọng Thủy cùng cha đã có những kế hoạch riêng. Đầu tiên, hắn sang Âu Lạc cầu hòa, kết thân với Mị Châu, rồi tiến tới muốn cầu hôn nàng. Mị Châu là người con gái mới lớn, vô cùng hồn nhiên ngây thơ, trong sáng. Nàng đã rơi vào bẫy tình của Trọng Thủy. Được lòng Mị Châu và vua cha, hắn đã cưới nàng và ở rể tại Âu Lạc. Hắn luôn tìm cách kiếm được lòng tin của nàng, lừa nàng để biết được bí mật của vua cha. Hắn đã không mảy may do dự, nhân cơ hội đã đánh tráo chiếc nỏ thần, rồi lừa gạt Mị Châu trở về báo cho Triệu Đà, mang quân sang đánh, mưu sát An Dương Vương.

Trong mối quan hệ vợ chồng, Trọng Thủy đối xử tốt với Mị Châu tất cả là vì đã có âm mưu sẵn có, không hề từ trái tim, cho thấy hắn là một người chồng bạc tình, bạc nghĩa, đã lợi dụng tình yêu của nàng để vụ lợi cho mục đích riêng của mình.

Nhưng rồi "ác giả, ác báo", chính Trọng Thủy đã gặp phải bi kịch không lối thoát của mình. Sau thời gian sống chung với Mị Châu, Thủy nhận ra được tình cảm sâu đậm mà vợ đã dành cho mình, nàng luôn chung thủy, tin tưởng mình. Thủy cũng nhận ra mình rất yêu vợ, hắn hối hận với những việc mình đã làm, hắn đã phụ tình với người mình yêu. Và cái chết có thể là cách tốt nhất mà hắn muốn chuộc tội với nàng. Sau cùng, Trọng Thủy cũng chính là một quân cờ của cha mình, bị xoáy vào cuộc chiến của những kẻ tham lam.

Trọng Thủy đáng bị lên án về những hành động đã gây ra, một tên có thủ đoạn hèn hạ, lợi dụng sự ngây ngô cả tin của Mị Châu để đánh cắp nỏ thần rồi gây ra sự đau khổ lầm than của toàn một dân tộc Âu Lạc. Nhưng ta cũng có phần cảm thông vì xét cho cùng hắn cũng là một quân cờ trong tay cha mình, và nhân dân ta đã vô cùng bao dung khi tạo thêm chi tiết giếng ngọc. Qua nhân vật Trọng Thủy với những việc mà hắn đã làm, tác giả đã mang đến bài học cho thế hệ sau về sự cảnh giác cũng như kết quả của những kẻ làm việc sai trái sẽ phải trả giá đắt, sống trong tội lỗi, và đau đớn khôn nguôi.

Bài làm

An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy là truyền thuyết nổi tiếng của nền văn học dân gian Việt Nam. Truyền thuyết không chỉ hấp dẫn độc giả với tình tiết li kì, cốt truyện độc đáo mà sức sống lâu dài của câu chuyện qua bao thế hệ còn được làm nên bởi những bài học lịch sử và đạo lí làm người sâu sắc. Trọng Thủy tuy là nhân vật phản diện nhưng qua nhân vật này ông cha ta đã thể hiện được những thông điệp đầy đặc biệt.

Trọng Thủy là một trong ba nhân vật chính trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và thuộc tuýp nhân vật phản diện, kẻ đã đánh cắp nỏ thần, đẩy nhân dân nước Việt vào bi kịch mất nước. Trọng Thủy là nguồn cơn gây nên những bi kịch nhưng chính bản thân y cũng là một nạn nhân đáng thương của mưu đồ chính trị, của mối tình khắc cốt ghi tâm nhưng y đã vô tình phá bỏ.

Trọng Thủy con trai Triệu Đà, hoàng tử của nước đối địch. Với địa vị đặc biệt, Trọng Thủy cũng phải gánh trên vai những nhiệm vụ vốn không không thể dành cho người thường. Để thực hiện mưu đồ chính trị thâm hiểm nhằm thâu tóm và cai trị nước Việt, Trọng Thủy đã phải thực hiện cuộc hôn phối với Mị Châu, con gái của nước đối đầu và phải ở rể tại đấy nước không đội trời chung của dân tộc mình để tìm cơ hội đánh cắp nỏ thần. Hoàn cảnh và địa vị của Trọng Thủy là cơ sở lí giải cho bản chất nham hiểm, phản bội của kẻ gián điệp.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn

Khi sang nước Nam ở rể, mọi hành động và việc làm của Trọng Thủy đều được thực hiện theo những kế hoạch ban đầu của mình. Y đã cố gắng để lấy lòng, chiếm lấy lòng tin tuyệt đối của Mị Châu nhằm lợi dụng chính người vợ của mình để đánh cắp bí mật quốc gia. Tuy nhiên, điều mà Trọng Thủy không ngờ đến chính là việc nảy sinh tình cảm với Mị Châu. Chẳng những thế mà khi chia tay Mị Châu để mang Nỏ thần về nước, chuẩn bị cho cuộc xâm lược, Trọng Thủy đã lường trước được kết quả chia li mà đưa cho Mị Châu chiếc áo lông ngỗng tạo ám hiệu để tìm thấy nàng.

Mọi hành động của Trọng Thủy đều vô cùng tỉnh táo, dứt khoát nên mọi việc đều hoàn thành theo đúng dự tính của mình. Đánh cắp được Nỏ thần, Trọng Thủy cùng vua cha là Triệu Đà đã kéo quân đánh chiếm thành Cổ Loa. Cũng chính hành động dứt khoát, lạnh lùng này đã chặt đứt hoàn toàn mối quan hệ tình cảm với Mị Châu. Trong vai trò của một người con, một vị hoàng tử thì Trọng thủy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà vua cha giao phó, là người anh hùng có công mở mang bờ cõi nhưng đứng trên tư cách của một người chồng, Trọng Thủy là kẻ nham hiểm, cơ hội, một người chồng tồi sẵn sàng lợi dụng tình cảm và niềm tin của vợ để thực hiện những mưu đồ xấu xa.

Tình cảm với Mị Châu là thật, đó là thứ tình cảm nảy sinh ngoài dự tính của Trọng Thủy, giây phút chia li, sự lưu luyến của Trọng Thủy trước khi về nước đã mang đến những xúc động nhất định cho người đọc. Song khi đứng giữa lựa chọn giữa chữ hiếu và chữ tình, Trọng Thủy rơi vào bi kịch giữa mâu thuẫn và bổn phận nhưng trước sức nặng của trách nhiệm công dân, Trọng Thủy vẫn quyết định lựa chọn chữ hiếu, nhẫn tâm đẩy Mị Châu trở thành kẻ đối địch với dân tộc, một kẻ bán nước để rồi phải chịu kết cục đầy bi thảm.

Khi đã hoàn thành nhiệm vụ thôn tính nước Việt, đứng trên đỉnh cao của danh vọng cũng là lúc Trọng Thủy mãi mãi đánh mất Mị Châu- người vợ thủy chung mà y hết lòng yêu thương. Tuy có trong tay mọi thứ nhưng Trọng Thủy lại rơi bi kịch với những day dứt, hối hận khôn xiết. Hình dáng Mị Châu luôn thường trực trong tâm trí và tình cảm của Trọng Thủy, thấy hình dáng của Mị Châu dưới giếng, vì muốn giữ lấy mà Trọng Thủy đã ngã xuống giếng mà chết.

Là kẻ nham hiểm, vô tình nhưng Trọng Thủy cũng là một con người nặng tình, nặng nghĩa. Nếu không nảy sinh tình cảm với Mị Châu, lẽ ra Trọng Thủy sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng mà không có bất cứ day dứt nào, nhưng vì tình cảm dành cho Mị Châu là chân thành nên y mãi đau khổ, day dứt để cuối cùng lựa chọn cái chết để đền tội, giải thoát cho tất cả.

Như vậy, Trọng Thủy là nhân vật đặc biệt trong An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, y đáng trách nhưng cũng rất đáng thương khi bị mắc kẹt giữa những mâu thuẫn không thể hóa giải mà bất cứ lựa chọn nào cũng dẫn đến kết thúc đầy bi kịch.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích nhân vật Trọng Thủy Trong truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thủy
 

I. Dàn ý Phân Tích nhân vật Trọng Thủy Trong truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thủy (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác phẩm, dẫn dắt vào nhân vật Trọng Thủy

2. Thân bài

* Giới thiệu chung về Trọng Thủy:- Vị trí nhân vật trong tác phẩm: Đóng vai trò là nhân vật phản diện- Lai lịch: Là con trai của Triệu Đà - người luôn lăm le xâm lược Âu Lạc

- Tình tình: Người con trai ngoan ngoãn, nghe theo lời sắp đặt của cha, sang Âu Lạc cầu hôn và tìm hiểu bí mật đánh trận của vua Thục Phán

* Là người có tâm địa xấu: Hành động và kế hoạch- Đầu tiên sang cầu hòa, rồi lấy lòng Mị Châu- Được sự chấp thuận của vua, cưới Mị Châu nhưng lại xin ở rể- Lừa gạt Mị Châu lấy cắp nỏ thần- Trở về báo vua cha

- Đem quân sang đánh Âu Lạc

* Là một người chồng bạc tình bạc nghĩa:- Lợi dụng lòng tin, ngây thơ của công chúa

- Không coi trọng tình yêu của người vợ

* Bi kịch gặp phải:- Gây ra cái chết cho công chúa Mị Châu- Khi nhận ra tình yêu của mình dành cho vợ -> hối hận đã quá muộn -> tìm đến cái chết

=> Kết luận: Trọng Thủy là nhân vật phản diện vừa đáng thương vừa đáng trách.

3. Kết bài

Kết luận lại về nhân vật Trọng Thủy, đưa ra bài học thông qua nhân vật này.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Trọng Thủy Trong truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thủy (Chuẩn)

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn có những cách giáo dục con người thông qua các bài học trong quá khứ. Thông qua các câu ca dao, tục ngữ, các mẩu chuyện ngụ ngôn,.. nhiều bài học đắt giá đã được đúc kết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một trong những bài học về việc giữ nước và tinh thần cảnh giác. Trong truyện, có một nhân vật vừa đáng thương mà cũng đáng trách vô cùng, đó là Trọng Thủy - một nhân vật khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Trọng Thủy là một trong ba nhân vật chính của chuyện như tên của tác phẩm, nhân vật này đóng vai phản diện tạo nên mâu thuẫn của chuyện. Thủy là con trai của Triệu Đà - một tên mưu mô xảo quyệt, luôn tìm cách xâm lược Âu Lạc. Thủy chính là một con cờ cho Triệu Đà lên kế hoạch tái xâm chiếm nước ta. Biết ý đồ xấu của cha, hắn không hề ngăn cản, hắn "ngoan ngoãn" nghe theo lời sắp đặt của cha, có thể thấy rằng Thủy là một người có tâm cơ không kém cha mình...(Còn tiếp).

>> Xem bài mẫu chi tiết: Phân Tích nhân vật Trọng Thủy Trong truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thủy

Một trong số những nhân vật truyền thuyết để lại ấn tượng nơi người đọc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam phải kể đến Trọng Thủy, các em cùng lập dàn ý phân tích nhân vật Trọng Thủy Trong truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thủy để hiểu hơn về nhân vật này.

Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ Dàn ý phân tích ý nghĩa và giá trị truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Sơ đồ tư duy Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu qua Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ