Đánh giá mức lương làm việc tại gameloft năm 2024

Báo cáo thị trường nhân lực ngành công nghệ thông tin Việt Nam năm 2021 của một trang tuyển dụng cho biết, Việt Nam có 430.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin.

Hiện nay, hơn 40% trường đại học Việt Nam cung cấp các khóa học về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó là hàng loạt các đào tạo ngắn hạn về ngành này.

Vài năm gần đây, lập trình game trở thành ngành hot trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công việc chính của người làm ngành này là thực hiện lập trình sản các sản phẩm, ứng dụng với mục đích chính là giúp người dùng giải trí.

Chia sẻ tại hội thảo "Thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao ngành game" diễn ra hôm nay (19/7), bà Vũ Minh Hạnh - Chánh văn phòng Hiệp hội Phát triển game Việt Nam - cho biết đây là một ngành giải trí với quy mô lớn hơn ngành công nghiệp phim ảnh và ngành công nghiệp âm nhạc cộng lại. Tốc độ tăng trưởng của ngành hiện ở mức 10-15%/năm và bùng nổ trong 3 năm gần đây.

Hiện nay, cứ 23 trò chơi được tải nhiều nhất trên thế giới thì có 7 trò chơi được sản xuất từ Việt Nam. Trong 10 công ty sản xuất game hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương thì có 6 công ty Việt Nam. Việt Nam cũng đứng thứ 7 trên thế giới về phát triển game xét theo lượt tải.

Mức lương thấp nhất đối với lập trình game hiện này là 300 USD/tháng (khoảng 7 triệu đồng). Mức lương cao nhất lên tới 3.000 USD/tháng (khoảng 70 triệu đồng). Mức lương trung bình đối với người chưa có kinh nghiệm khoảng 460 USD/tháng (gần 11 triệu đồng). Mức lương trung bình đối với người đã có kinh nghiệm dưới 3 năm là 1.016 USD (khoảng 24 triệu đồng).

Dù ngành lập trình game đầy hấp dẫn và tiềm năng nhưng bà Hạnh cho biết hiện chỉ có 30% nhân sự tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của các công ty tuyển dụng.

Ngành này đang thiếu hụt nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng để có thể đạt được mục tiêu tham vọng đứng thứ 3 trên thế giới. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đặt mục tiêu trong 5 năm tới, ngành game đạt cột mốc doanh thu 1 tỷ USD, đồng thời tăng mạnh về số doanh nghiệp game hoạt động so với con số 30 như hiện nay.

Đánh giá mức lương làm việc tại gameloft năm 2024

Ngành lập trình game thiếu hụt nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng (Ảnh: IT).

Gỡ nút thắt để phát triển

So với những mảng công nghệ thông tin khác, lập trình game có yêu cầu khó hơn như cần khả năng sáng tạo, am hiểu tâm lý người chơi, kỹ năng phân tích, kể chuyện, am hiểu lịch sử, văn học.

Bên cạnh đó, do đặc thù mới mẻ nên hiện hiếm trường đại học mở khóa đào tạo dài hạn về ngành học này. Chia sẻ tại hội thảo, đại diện Hiệp hội Phát triển game Việt Nam cho biết hiện các doanh nghiệp trong ngành đangchủ động tiếp cận các trường để tuyển dụng, mở các khóa đào tạo để đáp ứng nhu cầu làm việc thực tế.

Đại diện doanh nghiệp như Gameloft, Lacbird cho biết họ sẵn sàng tuyển dụng nhân sự trong ngành công nghệ thông tin thậm chí không có bằng đại học nhưng đáp ứng được các tiêu chuẩn cũng như tư duy đam mê học hỏi.

Dưới góc nhìn từ phía đào tạo nguồn nhân lực, đại diện trường cao đẳng FPT Polytechnic cho rằng để ngành game phát triển cần có sự kết hợp giữa Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp.

Theo ông, cần định vị lại game là một ngành công nghiệp đóng góp chính thống vào GDP, sử dụng nhiều nhân lực và nhân lực có trình độ. Ngoài ra, ngành này còn giúp đem văn hóa Việt Nam ra cộng đồng cũng như thế giới.

Đại diện trường này cho biết game là công cụ để truyền tải văn hóa Việt ra thế giới. Qua các trò chơi, thế hệ trẻ sẽ dễ dàng tiếp cận được văn hóa cũng như lịch sử đất nước.

Dưới góc độ doanh nghiệp, game cũng sẽ giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn, dễ dàng hơn về truyền thông cũng như thương hiệu.

Sao cứ phải xoắn cái chuyện lương bổng trên này nhỉ? Một là lương là thông tin bí mật, đa số công ty nước ngoài, cụ thể là Gameloft chắc chắn phải yêu cầu nhân viên giữ bí mật thông tin này. Nêu vụ lương người khác nhiêu làm sao mấy bác biết? Có chăng là biết được lương của mình và mấy đứa chơi thân. Lương của 10 đứa thì không phản ánh được mặt bằng chung của công ty có 1000 nhân viên. Hơn nữa, nếu lương mặt bằng chung thấp, thì cũng có thể hiểu là do yêu cầu công việc không cao (có chăng là yêu cầu cao về khối lượng công việc, chứ về kiến thức và kinh nghiệm không cao). Những thằng lương cao đa số là những thằng key persons, có knowledge sâu và rộng, hoặc công việc của nó quan trọng, .... nếu không có được 1 trong những cái đó thì khỏi phân bì chi mất công.

Mà nếu có được 1 trong những cái đó thì cũng chả ai rảnh để ghen tị với người khác hay ngồi than vãn làm cái gì

Hai là về OT, OT thì có nhiều lý do để OT, công ty làm về lập trình nào cũng vậy. Chả ai muốn OT hết, đặt biệt là mấy ông phía quản lý, vì: OT nhiều đội chi phí lên cao, OT nhiều có thể bị kiện nếu bắt nhân viên làm quá số giờ cho phép theo luật lao động, OT nhiều vắt kiệt tinh thần và sức lực nhân viên, mất cân bằng trong cuộc sống dẫn đến bỏ việc nhiều.......

Còn tại sao OT có nhiều cái hại vậy mà người ta vẫn OT,lý do thì cũng vô vàn, nhưng cũng có 1 lý do tương đối đúng với nhiều người là OT để kiếm tiền thêm vì cty có trả tiền OT. Việc ban ngày không làm mà để đến đêm mới làm, hoặc do ban ngày không có việc, đến giờ về mới có việc, ....

Vậy công ty họ có biết việc đó không? Có, nhưng trả tiền OT vậy thì chi phí nó thấp và làm đơn giản hơn là có thêm 1 team làm ca đêm, chưa kể khó khăn về mặt quản lý. Còn xa hơn là cơ cấu lại công ty, thay đổi mô hình quản lý dự án, vân vân và vân vân ... tốn kém thời gian và tiền bạc lắm