Đánh giá phương pháp crazy english

Bạn được giáo viên Việt dạy theo chương trình sách giáo khoa của bộ giáo dục và đào tạo.

Thời gian học:

7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12) và có thể hơn ... (nếu ở lại lớp

Đánh giá phương pháp crazy english
hoặc học đại học).

Ưu điểm:

- Học phí rẻ; - Bạn bè đông; - Chương trình này đặc biệt chú trọng dạy ngữ pháp là chính nên bạn sẽ giỏi ngữ pháp nếu siêng năng.

Nhược điểm:

- Do chỉ chú trọng ngữ pháp nên các kĩ năng quan trọng khác học sinh học rất ít và thực hành không nhiều. Kết quả sau khi ra trường “dốt tiếng Anh”.

- Học chỉ để kiểm tra mà quên rằng tất cả mọi ngôn ngữ trên thế này được con người tạo ra là để giao tiếp.

- Bạn phí mất 7 năm trong đời mà chỉ thu được kết quả rất hạn chế.

2. Phương pháp Effortless English của A.J.Hoge:

Mô tả:

Học với giáo trình gồm ebook và audio do A.J.Hoge biên soạn. Gồm 6 DVD chia thành nhiều chủ đề và trình độ (level) khác nhau.

Thời gian học: 6 tháng

Ưu điểm:

- Bạn nghe được giọng tiếng Anh bản xứ (giọng đọc chủ yếu là A.J.Hoge);

- Thời gian và địa điểm học linh hoạt (đây là giáo trình DVD offline bạn muốn học khi nào thì học);

- Giáo trình đa dạng nhiều chủ đề, nhiều trình độ thuận tiện ôn tập.

Nhược điểm:

- Chương trình chỉ dạy bạn học các đoạn văn;

- Chương trình chỉ phù hợp với những người biên dịch tiếng Anh hoặc có vốn từ vựng lớn nhưng chưa nghe được thì có thể luyện nghe với chương trình này;

- Toàn bộ giáo trình đều bằng tiếng Anh nên bạn phải dịch các đoạn text cho nên bạn có thể dịch sai nghĩa, do tiếng Anh có rất nhiều câu lóng, câu sáo, thành ngữ... ví dụ: Butt (cái húc, trường bắn, gốc, thùng to) nhưng "Butt out!" lại có nghĩa là "lo việc của bạn đi!" và rơi vào tình trang "vịt nghe sấm".

- Bản chất của phương pháp học này là nghe thụ động chỉ giúp bạn “tắm ngôn ngữ”, chương trình luôn nhấn mạnh học như trẻ con, học từ vựng và ngữ pháp mà không cần học, tuyệt đối không cần ”tập trung học” hay cố gắng ghi nhớ, học bằng tai, không phải bằng mắt, nhớ từ vựng tiếng Anh chỉ thông qua nghe và nghe chỉ cần nghe bài học và trả lời câu hỏi, lập lại mỗi bài học 50-100 lần là bạn có thể giao tiếp một cách tự nhiên, nói trôi chảy và chuẩn.

Đây rõ ràng là hết sức vô lí bởi vì sao? Bởi vì chúng ta sẽ chẳng học được gì nếu không tập trung khi học, bạn có thấy ai mãi mê chơi game trong khi nghe giảng về thời gian xảy ra sự kiện lịch sử và khi thầy giáo gọi thì nói chính xác ngày tháng năm không?

Khi bạn nghe một tài liệu 100 từ mà đến 70 từ bạn mới nghe lần đầu thì bạn làm sao có thể trả lời được các câu hỏi và sẽ chẳng học được từ vựng nào thông qua việc nghe mà không cần biết mặt chữ nghe mà không cần hiểu cả. Khi bạn học bằng tai không dùng mắt thì bạn sẽ bị “mù Anh ngữ” do bạn chỉ nghe mà không biết mặt chữ nên bạn sẽ không biết viết và đọc.

- Giáo trình rất ít đoạn hội thoại, nội dung đoạn text đa số phi thực tế nên không thể áp dụng trong giao tiếp.

- Giọng đọc A.J.Hoge khá nhằm chán

Đánh giá phương pháp crazy english
.

3. Học trên VOA, BBC, podcast...:

Mô tả: Học online trên các trang web tin tức tiếng Anh.

Thời gian học: không xác định

Ưu điểm:

- Thời gian học linh hoạt;

- Nội dung phong phú đa dạng;

- Bổ sung nhiều kiến thức;

Nhược điểm:

- Ngôn ngữ truyền thông, chính trị không thông dụng trong cuộc sống;

- Không học được ngữ pháp;

- Tốc độ đọc VOA khá chậm không đúng thực tế khi học theo tốc độ này thì rất khó nghe tốc độ bìng thường của người bản xứ;

- Do là trang tin tức nên bài viết rất nhiều và cập nhật liên tục khó có thể ôn tập (trừ khi lưu trang web hoặc đặt bookmark).

4. Phương pháp Crazy English:

Mô tả:

Phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt (Crazy English) là phương pháp do một giáo viên người Trung Quốc tên là Lý Dương khởi xướng ra. Lúc đầu, phương pháp Crazy English không được ủng hộ bởi nó đi ngược lại các mô hình và khái niệm giảng dạy truyền thống. Không những thế, Crazy English còn phải chịu sự khinh miệt và ghê tởm của nhiều người Trung Quốc truyền thống, những người luôn yêu mến bản sắc phương Đông về sự kiềm chế, khiêm tốn và điều độ. Nhưng Lý Dương vẫn không bỏ cuộc, ông kiên trì phát triển, tuyên truyền phương pháp này qua các học trò của mình, và dần thu được những thành công.

Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó.

Thời gian học: Không xác định (tuỳ từng cá nhân).

Ưu điểm:

- Thời gian học linh hoạt; - Miễn phí (nếu qua China học thì tính phí); - Học được nhiều câu giao tiếp thông dụng.

Nhược điểm:

- Tài liệu được lưu hành miễn phí trên mạng do các cá nhân biên soạn (gồm 3 bộ 365 câu giao tiếp, 400 câu và 900 câu (riêng 900 câu này chỉ có tiếng Anh và tiếng Trung Quốc)) nên không đảm bảo về tính đúng đắn của tài liệu.

5. Phương pháp học tiếng Anh của giáo sư Pimsleur:

Mô tả:

Mr. Pimsleur (1927 – 1976) là một giáo sư nghiên cứu về ngôn ngữ. Ông là người đã phát triển phương pháp học ngoại ngữ Pimsleur, trọn bộ 30 bài học chia làm nhiều chủ đề khác nhau, học chỉ thông qua nghe nhưng có người Việt dịch và hướng dẫn.

Thời gian học: Không xác định

Ưu điểm:

- Miễn phí; - Thời gian và địa điểm học linh hoạt;

- Phương pháp học tiếng Anh này có nội dung phong phú với nhiều chủ đề khác nhau được xuyên suốt, bao gồm những mẫu câu và các tình huống hội thoại theo từng chủ đề quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày;

- Các mẫu câu được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu có phần dịch nghĩa rõ rang phù hợp với từng chủ đề, giúp người đọc dễ thực hành nói tiếng Anh hiểu quả.

- Trong các bài nghe sẽ có người Việt tham dự nên bạn không phải lo lắng “nghe như Vịt nghe sấm”.

Nhược điểm:

- Giáo trình quá ngắn, bài học chỉ có 30 bài;

- Chỉ giúp bạn giao tiếp cơ bản không đi sâu vào chuyên ngành;

- Không học được ngữ pháp;

- Không luyện viết được.

  • > Bạn heocon có vẻ đánh giá phương pháp của AJ hơi khắc nghiệt nhỉ. Mình kiên trì áp dụng phương pháp của AJ trong 1 năm cộng thêm đọc sách chuyên ngành bằng tiếng Anh trong suốt thời gian đó. Kết quả của mình rất khả quan, trình độ của mình thấy tiến bộ hơn rất nhiều (mình thi TOEIC từ 465 => 915) và hiện giờ đang làm việc cho 1 trong công ty kiểm toán Big4.
    Mình cũng không nhớ rằng phương pháp của AJ có nói về việc chỉ mở máy lên nghe rồi không tập trung để làm việc khác, như vậy thì làm sao trả lời được các câu hỏi trong Mini-story nhỉ? Học tiếng Anh mà không tập trung thì dù phương pháp nào kết quả của bạn cũng khó tiến bộ được.

Bộ tài liệu của AJ có 6 DVD, khối lượng bài học cũng như các tình huống hội thoại (các bài mini-story) rất rất nhiều, các bài text thì công nhận hơi khó hiểu nhưng đó thực sự là các "normal daily situation" diễn ra hàng ngày, mình biết thêm về văn hóa Mỹ cũng chẳng thiệt gì phải không?

Cuối cùng là trong các DVD của AJ đều có transcript chi tiết cho từng câu, từng chữ, cộng thêm bài Vocabulary giải thích chi tiết các từ mới trong bài text. Bạn nào sợ nghe lần đầu không hiểu thì có thể mở các transcript ra đọc để tra từ điển trước khi nghe cũng đâu có vấn đề gì.

Mình rất sẵn lòng nghe ý kiến của các bạn, hãy tin là mình là một nhân chứng sống của phương pháp AJ

Đánh giá phương pháp crazy english
ẩn sĩ, Rafa and Heoconmtv like this.

> Cái này mình tổng hợp trên Internet thôi, như mình nói từ đầu, mình mong mọi người đóng góp ý kiến điểm hay điểm chưa tốt của các phương pháp để anh em trên diễn đàn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với thời gian, túi tiền và trình độ của mình.

Rất cảm ơn ý kiến của bạn.

> Thông tin trên internet cũng nhiều lắm heocon à, mình sợ thông tin đó đến từ những bạn không quyết tâm theo AJ đến cùng nên nói thế, các bạn khác đọc được thì sẽ bỏ qua một phương pháp hay như vậy
Đánh giá phương pháp crazy english
ẩn sĩ and Heoconmtv like this. > Mình có thắc mắc là ông ấy nói sáu tháng trình độ lên cực cao, nhưng mỗi tuần chỉ nghe một bài, mà có tới 6 DVD thì sao mà nghe hết được. > Mình có 2 cách nữa.

Một là chơi game tiếng Anh, vừa học vừa chơi, chẳng hạn như các trò RPG. Khi thực hiện những nhiệm vụ trong game, buộc lòng bạn phải hiểu mới hoàn thành được... Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian vào đó có thể khiến bạn...bị nghiện! Cách thứ hai là đóng kịch tiếng Anh, cách này mình thấy sinh viên ưa dùng, và cũng từng thử áp dụng với Chaos Legion rồi. Tuy nhiên, thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu những bài báo, tạp chí khoa học của giáo viên tiếng Anh xem họ có nghiên cứu cách dạy học nào mới không? Chẳng hạn tạp chí khoa học của ĐHSP HCM

Đánh giá phương pháp crazy english
ẩn sĩ and Heoconmtv like this.

> Mình học cả 2 năm mà cũng chỉ được 2 DVD thôi (bây giờ mình vẫn tiếp tục học). Cái quan trọng không phải là số lượng mà chất lượng bạn à
Đánh giá phương pháp crazy english
> Bạn học như thế nào?, cụ thể với mỗi bài listening(1 tuần) thì mỗi ngày bạn làm gì với nó, bao nhiêu tiếng mỗi ngày?? > Tựu chung lại là muốn nói tiếng anh chuẩn, giao tiếp tốt thì hãy theo lịch trình này:

+ Người mới bắt đầu học từ con số 0: Phát âm > Pimsleur > Effortless English(EF)

+ Người có vốn từ khá, có gốc: Phát âm > EF.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa, chứ không phải cứ phương pháp hay là đạt. Như phải có tâm lý, môi trường, mục đích,.v.v. ẩn sĩ and Heoconmtv like this.

> Về cách học thì có rất nhiều bài viết chi tiết và hướng dẫn trên mạng, bạn google và tìm hiểu thêm nhé.

Hồi trước còn là sinh viên thì mình học 3h mỗi ngày, giờ đi làm nên chỉ còn được 1h thôi

Đánh giá phương pháp crazy english
.

Mình muốn tặng các bạn một câu nói của thầy giáo mình đã nói rằng: "Khi mà bạn không còn cách nào khác ngoài việc phải giỏi tiếng Anh thì lúc đó bạn mới thực sự quyết tâm học". Last edited by a moderator: 6/9/15

> Học ngoại ngữ nào cũng vậy, tự học là chính. Mình nhớ khi sắp ra trường thầy mình có nói, thời đại bây giờ nếu có bằng đại học thì cầm được một súng để ra chiến trường, nếu giỏi tiếng Anh nữa là hai tay có hai súng, sẵn sàng đương đầu với thử thách.

Thời mình đi học không có Effortless English, Crazy English, Pimsleur... chỉ có Streamline và headway thôi, nhưng cố gắng thì vẫn có thể nghe, nói, đọc, viết tốt.

> Học cái gì cũng được nhưng theo chính xác một giáo trình thôi, hết giáo trình này hẵng nhảy cái khác cao hơn, đều đặn và đầu tư thời gian là được, EF được quảng bá rầm rộ nhưng cảm thấy không hợp với mình lắm, mình hợp với các giáo trình truyền thống hơn. Hồi trước có đọc tài liệu của bạn Phan Ngọc Quốc hướng dẫn học theo EF, bạn ấy bảo phải học ít nhất 4 tiếng một ngày, mình nghĩ nếu đã học ít nhất 4 tiếng 1 ngày và đều đặn thì cho dù học giáo trình nào cũng giỏi cả thôi. > Bạn học theo phương pháp doremon của Phan Ngọc Quốc chưa? Cho mình một vài nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp này được không?
Đánh giá phương pháp crazy english

mopie ModeratorThành viên BQT

Một phương pháp nữa của tỉ phú Đức henrich schieman trong quyển gương danh nhân của nguyễn hiến lê. Các bạn hãy tham khảo.

> Sẵn tiện thì chia sẻ luôn đi bạn.
Đánh giá phương pháp crazy english

mopie ModeratorThành viên BQT

"Tôi tự đặt ra một phương pháp là đọc thật nhiều, đọc lớn tiếng mà không dịch; mỗi ngày học một bài xong thì viết về những đầu đề liên quan tới đời sống hàng ngày, nhờ một giáo sư sửa những bài viết đó rồi về nhà học thuộc lòng. Ký tính của tôi kém vì đã lầu không có dịp luyện nó, nhưng cả trong giờ làm việc, có phút nào rảnh là tôi học. Muốn tập được giọng của người Anh, mỗi chủ nhật tôi lại một nhà thờ Anh nghe hai lần giảng đạo, vừa nghe vừa nhẩm mỗi tiếng của mục sư. Đi làm công việc cho hãng, dù trời mưa, tôi cũng đem theo sách để học; đứng nối đuôi ở Sở Bưu Điện tôi cũng cầm một cuốn sách để đọc. Nhờ vậy ký tính của tôi lần lần mạnh lên, và chỉ cần chăm chú đọc ba lần một chương dài hai chục trang tiếng Anh là tôi có thể nhớ để trả bài cho các học trò của tôi rồi. Theo cách đó, tôi học thuộc cuốn "The Vicar of Ưakefied" và cuốn "Ivanhoe". Làm việc quá như vậy, tôi mắc bệnh khó ngủ, trong những lúc trằn trọc, tôi nhẩm lại những trang đã đọc ban tối. Tôi thấy công việc nhẩm lại bài ban đêm đó rất có ích vì ban đêm ta dễ nhớ hơn và dễ tập trung tư tưởng hơn: tôi nhiệt liệt khuyên độc giả dùng cách đó, nhờ vầy sau sáu tháng tôi đã thông tiếng Anh". Last edited by a moderator: 9/9/15

Ai học tiếng Anh theo phương pháp này chưa cho đánh giá với, thấy họ viết hay quá mà không biết thực tế như thế nào. 6. Phương pháp học tiếng Anh của Hellochao: Mô tả: Mỗi ngày bạn được học 5 từ vựng, 5 câu giao tiếp thông dụng, 1 đoạn giao tiếp, 1 điểm ngữ pháp, được tiếp cận với phương pháp nghe natural approach. Ngoài ra còn có bộ từ điển tra câu lón nhất Việt Nam với 3.000.000 câu, đồng thời trang web còn cung cấp cho bạn những trò chơi tiếng anh, những mẫu truyện tiếng Anh, ngoài tra còn có bài kiểm tra trình độ tiếng Anh của bạn. Quá trình học tập của bạn sẽ được thống kê chi tiết giúp bạn dễ dàng theo dõi sự tiến bộ mỗi ngày, sự kiên trị và niềm tin của bạn là yếu tố quyết định khả năng thành công khi theo phương pháp này. Thời gian học: 360 ngày (Cam kết hoàn học phí nếu bạn đã kiên trì làm theo lời khuyên khoá học nhưng không thành công). Ưu điểm: - Phương pháp đọc tách-ghép âm duy nhất trên thế giới chỉ có tại HelloChao có thể sửa giọng hoàn toàn sau 30 ngày học. Sửa âm được sẽ nghe được. Nguyên nhân không nghe được là do âm của bạn và âm của người bản xứ quá khác nhau. - Hiểu được cấu trúc là hiểu ngay người ta muốn nói gì mà không cần phải nghe hết câu. Từng câu được phân tích cấu trúc rất rõ ràng để bạn có thể nhớ.