Đáp án đề thi hsg quốc gia môn văn 2023

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT công bố đề thi và đáp án các môn Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023.

Cụ thể đề thi và đáp án các môn như sau:

Đề thi và đáp án môn Toán

Đề thi và đáp án môn Ngữ văn

Đề thi và đáp án môn Vật lí

Đề thi và đáp án môn Hóa học

Đề thi và đáp án môn Lịch sử

Đề thi và đáp án môn Địa lí

Đề thi và đáp án môn Sinh học

Đề thi và đáp án môn Tin học

Đề thi và đáp án môn Tiếng Anh

Đề thi và đáp án môn Tiếng Nga

Đề thi và đáp án môn Tiếng Trung

Đề thi và đáp án môn Tiếng Pháp

Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT được tổ chức với mục tiêu động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi. Cùng với đó, góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học hướng đến năng lực, phẩm chất và chất lượng công tác quản lý. Kỳ thi đồng thời phát hiện người học có năng khiếu để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu học thật, thi thật, chọn được nhân tài thật.

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022 - 2023

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022 - 2023 diễn ra ngày 24 và 25/2. Cả nước có 4.589 thí sinh đến từ 69 đơn vị tham gia dự thi ở 12 môn thi: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga và Tiếng Trung.

Dưới đây là đề thi và đáp án 12 môn thi tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022 - 2023 vừa được Bộ GD&ĐT công bố:

Đề thi và đáp án môn Toán

Đề thi và đáp án môn Vật lý

Đề thi và đáp án môn Hóa học

Đề thi và đáp án môn Sinh học

Đề thi và đáp án môn Tin học

Đề thi và đáp án môn Ngữ văn

Đề thi và đáp án môn Lịch sử

Đề thi và đáp án môn Địa lý

Đề thi và đáp án môn tiếng Anh

Đề thi và đáp án môn tiếng Pháp

Đề thi và đáp án môn tiếng Nga

Đề thi và đáp án môn tiếng Trung

Căn cứ vào kết quả đã công bố, những học sinh có kết quả tốt nhất sẽ được chọn tham gia kỳ thi chọn các đội tuyển Olympic Việt Nam dự thi khu vực và quốc tế diễn ra trong 3 ngày 6, 7, 8/4/2023 và Kỳ thi Vật lý và Tin học Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra trong tháng 5/2023; các Kỳ thi Olympic quốc tế trong tháng 7 và 8/2023.

Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm nay, trong số 184 học sinh dự thi, đoàn học sinh Hà Nội đoạt 141 giải, trong đó có 13 giải Nhất. Với kết quả này, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí đứng đầu cả nước về số giải và cũng là địa phương có số lượng giải Nhất nhiều nhất cả nước.

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2022-2023 diễn ra trong các ngày 24 và 25/2 với 4.589 thí sinh dự thi đến từ 69 đơn vị, gồm sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố; một số đại học, trường đại học trong cả nước.

Tới ngày 13/3, Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT] đã thông báo danh sách thí sinh đoạt giải [theo số báo danh dự thi] tại kỳ thi này.

Theo đó, Sở GĐ-ĐT Hà Nội là đơn vị có số thí sinh dự thi đông nhất, với tổng số 184 học sinh, đăng ký dự thi ở 12 môn thi. Hà Nội cũng dẫn đầu cả nước với 141 học sinh đoạt giải, tiếp đến là Nghệ An [87], Vĩnh Phúc [79], Hải Phòng [76], Nam Định [73]...

Xét về số giải Nhất, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với 13/85 giải, tiếp theo là Hà Tĩnh [8], Nghệ An [7], Hà Nam [6]. Bắc Ninh, Hải Phòng và Vĩnh Phúc cùng có 5 giải Nhất. Hai địa phương có 3 giải Nhất là Nam Định và Thanh Hóa.

Riêng môn Toán, Hà Tĩnh có 10 thí sinh đều đạt giải cao, trong đó có 8 thí sinh đoạt giải nhì và 2 thí sinh đoạt giải nhất. Đặc biệt, có 1 thí sinh đoạt giải nhất môn toán đang học lớp 10 là học sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đạt 32 điểm - điểm số cao nhất môn Toán kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay.

Căn cứ vào kết quả thi, thí sinh các môn học được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic năm 2023 dự kiến tổ chức trong tháng 4/2023 nếu đạt các mức điểm sau: môn Toán từ 23 điểm trở lên, môn Vật lý từ 17,25 điểm trở lên, môn Hóa học từ 26,625 điểm trở lên, môn Sinh học từ 26 điểm trở lên, môn Tin học từ 22,60 điểm trở lên.

[VOV2] - Cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Văn, Trường THPT Chu Văn An [Hà Nội] nhận xét, đề thi HSG quốc gia môn Ngữ văn 2023 đưa ra những vấn đề có tính tiên đề, không cần bàn luận, chỉ cần chứng minh.

Đề thi môn Ngữ văn chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023 có thời gian làm bài 180 phút. Nội dung cụ thể:

Câu 1: Nghị luận xã hội [8,0 điểm]

Người xưa có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương”. Quan điểm trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về việc xây dựng hình ảnh bản thân trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2: Nghị luận văn học [12,0 điểm]

Có ý kiến cho rằng: “Viết văn, cũng chừng ấy ký tự, chừng ấy con chữ, mỗi nhà văn sáng tạo ra một thế giới của riêng mình. Thế giới của riêng mình nhưng lại không chỉ cho riêng mình”.

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Văn, Trường THPT Chu Văn An [Hà Nội] nhận xét, đề thi đưa ra những vấn đề khá hiển nhiên, ít khía cạnh để suy nghĩ, bàn luận, hầu như chỉ cần dùng thực tế cuộc sống hoặc văn chương để chứng minh.

Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về việc xây dựng hình ảnh cá nhân và đặt trong mối liên hệ, với xuất phát điểm từ câu tục ngữ tiếng Hán “hữu xạ tự nhiên hương”, kèm theo chú giải “có mùi hương tự nhiên sẽ thơm”. Theo cô Tuyết, ý nghĩa câu tục ngữ là điều hiển nhiên, hầu như không có vấn đề để suy ngẫm hay luận bàn!

Tất nhiên, học sinh cũng có thể tạo ra vấn đề trong sự so sánh với thực tiễn hiện nay, việc PR, quảng cáo, bằng nhiều cách, có cả cách đúng đắn, có cả cách đánh bóng tên tuổi hoặc thậm chí dùng scandal, thủ đoạn để tạo thương hiệu, hình ảnh, uy tín không dựa trên chất thật!

"Thực ra, câu thành ngữ có ý nghĩa: có xạ [chất để tạo hương] thì tự nhiên sẽ thơm. Cách chú giải như trong đề “có mùi hương tự nhiên sẽ thơm” chưa thật chính xác!

"Chất" với con người có thể trí tuệ, tâm hồn, tính cách, tấm lòng, bản lĩnh… - là những yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị nội tại của con người mà không cần quá nhiều những tác động bên ngoài - cô Trịnh Thu Tuyết nhận định.

Với đề thi yêu cầu trình bày suy nghĩ về những vấn đề ít cần suy nghĩ, cô Tuyết cho rằng học sinh không có nhiều đất để thể hiện cái tôi.

Ví dụ câu nghị luận văn học, nhà văn Việt sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ chung, kho từ vựng chung của cộng đồng. Con chữ, ký tự là chung nhưng nhà văn có thể dùng nó để tạo ra tác phẩm riêng có tính phổ quát.

Theo cô Tuyết, đây là điều đương nhiên, có tính tiên đề, định đề - hầu như không có vấn đề cần suy ngẫm, bàn luận, chỉ cần chứng minh qua thực tế văn chương.

Cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Văn, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội

Cô Trịnh Thu Tuyết cho rằng, đề văn chỉ hay khi có vấn đề để suy nghĩ hoặc phản biện. Điều này tuyệt đối không đồng nghĩa với việc tạo vấn đề từ cái sai hiển nhiên để người viết dễ dàng lật ngược.

Thậm chí có thể nghĩ tới những vấn đề chưa hoàn kết, hoặc không bao giờ hoàn kết, những vấn đề có thể hàm chứa cả "chân" /"ngụy", cả những khuất lấp mãi mãi không được hé mở, phức tạp và đa diện, khó lường và luôn biến đổi…, như chính cuộc đời!

"Học sinh viết bài, dù nghị luận xã hội hay nghị luận văn học đều cần luận, muốn vậy, phải có vấn đề - đừng tìm sự an toàn trong việc yêu cầu trò chứng minh những tiên đề hiển nhiên! Ví dụ: Có mùi hương thì tự nhiên sẽ thơm! Hoặc: Nhà văn dùng vốn từ chung để tạo ra tác phẩm riêng có giá trị phổ quát…

Đến với một đề văn cũng như đến với một con người - có thể khiến ta ngay lập tức bị cuốn đi như chạm phải niềm say mê trong tiềm thức; hoặc bật lên vì sự bất bình trong ý thức phản biện… - thích thú hay bực bội đều được, miễn là đừng nhạt”, cô Trịnh Thu Tuyết nhận định”./.

Chủ Đề