Dế mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu nào năm 2024

Qua những chuyến phiêu lưu của Dế Mèn, Tô Hoài đã đến những câu chuyện cảm động và bao bài học làm người ý nghĩa.

Từ ngày còn bập bõm đôi ba chữ đến lúc trưởng thành, chắc hẳn ai đã từng đọc qua “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài thì không thể quên được anh Dế Mèn với đôi càng “mẫm bóng”, với những cái vuốt “cứng dần và nhọn hoắt”, với đôi cánh trở thành “cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi” mà mỗi khi Mèn vũ lên lại nghe tiếng “phành phạch giòn giã”…

Bài học về thái độ sống

Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.

Bài học về lòng tốt với những người xung quanh

Dế Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, cậu có tính thương người, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Trên đường về quê hương, Dế Mèn đã cứu giúp chị Nhà Trò vốn bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát xóa nợ và xóa bỏ hiềm khích, cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Lòng tốt giữa người với người luôn luôn quý giá bởi “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bài học về cách đánh giá người khác

Trên chuyến hành trình của mình, Dề Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi. Trước khi quen Trũi, Mèn thường có ý xem thường đối với những anh chàng Dế Trũi vì vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch của họ. Nhưng rồi Mèn mới nhận ra, đằng sau vẻ ngoài quê mùa đó là một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Một bài học đắt giá cho Mèn đó là “Tôi hiểu rằng không nên chỉ xem vẻ bề ngoài mà coi thường ai một cách hồ đồ như vậy”. Đó là bài học về cách đánh giá người khác không phải từ vẻ bề ngoài mà phải là con người bên trong của họ.

Bài học về tình bạn chân thành

Lúc Trũi bị mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, nhiều lần Mèn ngửa mặt vào không, gọi tên Trũi thảm thiết. Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu hết được nhau. Và tình bạn là phải luôn hết lòng vì nhau, đừng nên ích kỷ sống cho riêng mình. Cuộc sống nếu không có bạn bè, thân thích thì luôn khiến người ta cảm thấy lẻ loi, cô độc.

Bài học về ý thức kỷ luật và sự đoàn kết

Đó là bài học qua những chú Kiến bé nhỏ cần cù, chăm chỉ. Kiến rất có ý thức kỷ luật và trong mỗi chi phái của Kiến luôn được phân công những công việc khác nhau: Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của một thám tử. Điều quan trọng học được ở Kiến đó là tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau khi có kẻ thù. Trong cuộc sống đừng bao giờ vì việc của cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, sống không phải chỉ cho mình mà cho cả những xung quanh ta nữa.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có lúc là một chú Dế Mèn trẻ con, bồng bột, sai lầm, ích kỷ, vấp ngã,… nhưng rồi chúng ta sẽ thay đổi và trưởng thành theo thời gian và những trải nghiệm từ cuộc sống. Dù nhà văn Tô Hoài đã vĩnh viễn đi xa nhưng “Dế Mèn phiêu lưu ký” và những giá trị nhân văn trong các tác phẩm của ông sẽ luôn sống mãi với thời gian.

Thứ Tư, 06:00, 01/05/2019

VOV.VN - “Dế Mèn phiêu lưu ký” vẫn luôn khát khao tìm đến những chân trời mới lạ với gần 40 đất nước, 40 thứ tiếng và nền văn hóa khác nhau.

“Dế Mèn phiêu lưu ký” từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài, bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế đã vẽ nên một thế giới côn trùng sinh động và phức tạp chẳng kém gì thế giới loài người. Những đặc điểm thú vị và thói quen sinh hoạt đặc trưng của các loài Dế, Xén tóc, Cóc, Châu Chấu, Kiến… hấp dẫn các độc giả nhỏ tuổi, lứa tuổi thích khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Dế Mèn” đã đi được hành trình gần 80 năm kể từ năm 1941, khi cuốn truyện với cái tên ban đầu “Con Dế Mèn” khoảng 40 trang bản thảo được nhà văn Tô Hoài viết cho tủ sách Truyền Bá của NXB Tân Dân. Khởi đầu hành trình chui khỏi cái hang chật hẹp, bỏ lại sau lưng sự nhút nhát, e sợ, bằng lòng dũng cảm và tinh thần tự lập, Dế Mèn cùng những người bạn như Dế Trũi dấn thân chinh phục ước mơ "muôn loài kết làm anh em", xây dựng một thế giới đại đồng.

Với hàng chục lần xuất bản, tái bản cùng hàng triệu bản sách được phát hành, “Dế Mèn phiêu lưu ký” chứng tỏ một sức sống trường cửu trong lòng bạn đọc. Trải qua thời gian, cuộc du ngoạn của chú Dế Mèn được mở ra rộng lớn hơn. Áng văn giản dị, hài hước đầy ý nhị, ẩn chứa nhiều bài học sâu xa của “Dế Mèn phiêu lưu ký” được dịch sang các thứ tiếng khác nhau như Nga, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Na Uy, Thụy Điển, Nhật Bản... để đến được với tuổi thơ của bạn đọc thế giới.

Mới đây nhất, sau khi xuất bản, phát hành tại Trung Quốc vào tháng 1/2018, "Dế Mèn phiêu lưu ký" nhanh chóng chinh phục độc giả nước này. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn quen thuộc của tuổi thơ, thích chí và ao ước được phiêu lưu, khám phá giống như “Dế Mèn”.

Chỉ sau một thời gian ngắn phát hành, giờ đây, cuốn sách đang chuẩn bị in lần thứ ba và được đánh giá là một trong số không nhiều những tác phẩm văn học thiếu nhi "xuất sắc" mà họ được đọc trong vài năm trở lại đây. Có người gọi đây là cuốn sách về khoa học côn trùng, gợi trí tò mò của những đứa trẻ thích khám phá thiên nhiên. Có người lại cho rằng câu chuyện giống như một tác phẩm điện ảnh lớn, không chỉ phản ánh những phẩm chất tốt đẹp của con người, mà còn mang hơi hướng của chủ nghĩa anh hùng. Cũng có bạn đọc nhận xét, tác phẩm đáng để mỗi người đọc thật kỹ để thẩm thấu, để suy ngẫm, bởi nó đem lại cho họ niềm vui sống và những gợi mở về nhân sinh. Thậm chí họ còn nói rằng, sẽ là may mắn cho ai đó đọc được cuốn sách này dù họ là người lớn hay trẻ em. Tác phẩm cũng nhận được số lượt bình chọn tốt trên mạng với tỉ lệ tuyệt đối.

"Dế Mèn phiêu lưu ký" chinh phục độc giả Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, khi thị trường sách thiếu nhi ngày càng trở nên sôi động thì “Dế Mèn phiêu lưu ký” vẫn có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn học nước nhà. Tác phẩm đã trở thành điểm son ngời sáng trong hoạt động xuất bản sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. Hành trình của chú “Dế Mèn” trở nên gần gũi hơn với độc giả nhỏ tuổi qua những cuốn sách tranh, artbook được xuất bản thường xuyên. Với số lượng tái bản, phát hành mỗi lần lên đến 10.000 bản, “Dế Mèn phiêu lưu ký”, luôn là đầu sách bán chạy của nhà xuất bản trong nhiều năm.

Lý giải về sự quyến rũ mê hoặc mà những nhân vật đồng thoại của Tô Hoài, chị Nguyễn Thanh Hương - Biên tập viên Ban truyện tranh, mảng sách tranh của NXB Kim Đồng, người 10 năm gắn bó, say mê và không ngừng sáng tạo, đưa “Dế Mèn phiêu lưu ký” sinh động hơn trên từng trang vẽ chia sẻ: “Với trẻ em nói chung, thể loại truyện phiêu lưu bao giờ cũng hấp dẫn. Hơn nữa, trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” có không khí của tự nhiên Việt Nam, có những tính cách rất trẻ thơ, đi vào lòng bạn đọc nhiều thế hệ, từ cha mẹ, ông bà... Tuy rằng hiện nay, các em khó có điều kiện tiếp xúc với những loài vật như dế, bọ ngựa, châu chấu,… nhưng điều đó không có nghĩa là phải biết thì mới yêu thích. Trong văn học thế giới cũng vậy, có nhiều con vật chỉ có trong tưởng tượng thôi nhưng lại rất gần gũi. Mỗi em nhỏ sẽ có một cách tiếp nhận khác nhau, nhưng điều chưa bao giờ cũ chính là tính nhân văn, những bài học sâu sắc mà tác phẩm mang lại”.

Một bức tranh trong artbook về Dế Mèn của họa sĩ Tạ Huy Long.

Thế giới nhiệm màu của “Dế Mèn phiêu lưu ký” dường như không còn bó hẹp trên những trang sách quen thuộc mà bằng sáng tạo mỹ thuật, đồ họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh,…các nghệ sĩ còn tạo ra một không gian biến ảo sống động, đầy sức hút theo hành trình "giang hồ phóng khoáng" của Dế Mèn. Là một trong những người tâm huyết với “Dế Mèn”, các hoạ sĩ Trương Qua, Ngô Mạnh Lân, Tạ Huy Long,… đã chạm đến trái tim mỗi độc giả yêu mến “Dế Mèn” khi tái hiện hình ảnh của sinh vật nhỏ bé này.

“Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả một thế giới vùng quê rất yên ả thanh bình với những trò chơi trẻ con. Qua cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn, người đọc có dịp khám phá nhiều điều và cũng học được nhiều điều tốt. Tôi mãi yêu chú Dế Mèn”, độc giả Nguyễn Thu Thủy [24 tuổi, Hà Nội] chia sẻ.

Độc giả Nguyễn Quốc Anh [31 tuổi, Hà Nội] chia sẻ về “Dế Mèn phiêu lưu ký: “Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là cách cư xử với mọi người, với bạn bè sao cho trách nhiệm. Từ đó, tác phẩm hướng đến tư tưởng đoàn kết, chia sẻ và say mê lao động. “Dế mèn phiêu lưu ký” đã theo tôi suốt những năm tháng tuổi thơ và đến bây giờ, khi đã trưởng thành, đó vẫn là cuốn sách tôi yêu thích”.

Gần 80 năm cho một chuyến hành trình, “Dế Mèn phiêu lưu ký” vẫn luôn khát khao tìm đến những chân trời mới lạ với gần 40 đất nước, 40 thứ tiếng và nền văn hóa khác nhau. Nhiều thế hệ thiếu nhi đã đón đọc, mến mộ chú dế mèn dũng cảm, biết chia sẻ, biết yêu thương. “Dế Mèn” đi muôn nơi, tiếp tục những chặng đường phiêu lưu đến với những xứ sở văn học của các quốc gia khác mang theo những thông điệp về hòa bình, ý tưởng nhân văn cao cả./.

Dế Mèn phiêu lưu ký tổng cộng có bao nhiêu chương?

Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé. Chương 1 kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Chương 2 tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, cùng người bạn đường là Dế Trũi.

Dế Mèn phiêu lưu ký xuất bản năm bao nhiêu?

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài là “Dế mèn phiêu lưu ký” [1941], tác phẩm đã gắn liền với bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Cuốn truyện chinh phục thế hệ độc giả nhỏ tuổi với những câu chuyện thú vị, đầy tính nhân văn của chú Dế mèn.

Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký nơi về gì?

Tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời năm 1941, là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài viết cho thiếu nhi. Truyện kể về những cuộc phiêu liêu, trải nghiệm của chú Dế Mèn và những bài học đường đời được rút ra. Qua đó giáo dục các em về thái độ sống, bài học ứng xử, kỹ năng sống cho các em.

Qua câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu ký em rút ra được bài học gì?

Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu hết được nhau. Và tình bạn là phải luôn hết lòng vì nhau, đừng nên ích kỷ sống cho riêng mình. Cuộc sống nếu không có bạn bè, thân thích thì luôn khiến người ta cảm thấy lẻ loi, cô độc. Đó là bài học qua những chú Kiến bé nhỏ cần cù, chăm chỉ.

Chủ Đề