Đo hoạt độ ast trong máu là gì năm 2024

Các enzym trong gan có nhiệm vụ tổng hợp và chuyển hóa các chất gọi là men gan. Trong đó, có 4 loại men gan chiếm tỷ trọng cao là AST, ALT, ALP, GGT. Men gan tăng cao là một trong những dấu hiệu cảnh báo các tế bào gan đang bị tổn thương, hoại tử. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chỉ số AST là gì? Tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số AST là gì?

AST [Aspartate transaminase] hay còn có tên gọi khác là SGOT – một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu ở tế bào gan, thận và một lượng nhỏ tồn tại ở cơ tim và cơ bắp. AST sẽ phóng thích vào máu lượng lớn nếu tế bào gan hoặc thận bị tổn thương, hoại tử.

Ý nghĩa chỉ số AST

Chỉ số AST thường dao động và thay đổi tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi và bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ số AST trong máu chỉ giao động trong ngưỡng an toàn, nếu vượt quá mức giới hạn, người bệnh cần thăm khám, thực hiện xét nghiệm để tìm nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

Xét nghiệm AST là một trong những xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng gan, xác định nồng độ AST trong máu giúp phát hiện các tổn thương gan và bệnh lý tại gan. Xét nghiệm này thường kết hợp với các xét nghiệm đánh giá chức năng gan khác, thường là xét nghiệm ALT để đánh giá chính xác hơn tình trạng sức khỏe của gan.[1]

Bên cạnh đó, xét nghiệm AST còn giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh trong quá trình điều trị các bệnh về gan để có những điều chỉnh phù hợp.

Xét nghiệm AST [SGOT] là một trong những xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng gan

Khi nào cần xét nghiệm AST [SGOT]?

Tất cả mọi người đều nên xét nghiệm kiểm tra nồng độ AST, cùng các chỉ số khác trong máu định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm, để kiểm tra chức năng gan và đánh giá tình trạng sức khỏe.[2]

Đặc biệt, khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng của rối loạn chức năng gan, cần thực hiện xét nghiệm AST cùng các chỉ số men gan quan trọng khác để kiểm tra, đánh giá tình trạng tổn thương gan và làm cơ sở xác định nguyên nhân gây bệnh. Một số biểu hiện cảnh báo rối loạn chức năng gan:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau hoặc căng bụng, đặc biệt có biểu hiện đau hạ sườn phải.
  • Chán ăn, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa.
  • Da nổi mẩn ngứa mề đay.
  • Vàng da vàng mắt
  • Phù nề chân, mắt cá.
  • Bầm tím.
  • Phân có màu nhạt, nước tiểu đậm.

Bên cạnh đó, xét nghiệm AST cũng có thể thực hiện cùng các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng sức khỏe trong một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh về gan như:

  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý tim mạch.
  • Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gan.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Người có tiền sử phơi nhiễm các loại virus viêm gan.
  • Người làm trong môi trường có chứa các hóa chất độc hại.

Đọc kết quả xét nghiệm AST

Chỉ số AST bao nhiêu là bình thường? Ở người khỏe mạnh, chỉ số AST trong mức giới hạn từ 20 – 40UI/L. Nồng độ AST có sự khác biệt ở nam và nữ, cụ thể:

  • Nam giới: 10-40UI/L.
  • Nữ giới: 9-40UI/L.
  • Sơ sinh: < 60 U/ L.

Nếu chỉ số AST cao hơn mức giới hạn này thì được xem là bất thường và cảnh báo các tế bào gan đang tổn thương hoặc cơ thể đang mắc vấn đề sức khỏe nào đó. Cụ thể:

1. Chỉ số AST tăng nhẹ [ dưới 100 UI/L]

Cảnh báo gan đã bị tổn thương nhưng ở mức độ thấp, thường gặp trong các trường hợp viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc tắc mật. Ngoài ra, AST tăng cũng có thể do nhồi máu cơ tim hoặc chấn thương vùng cơ.

2. Chỉ số AST tăng vừa [không vượt quá 300 UI/L]

Gan tổn thương ở những người viêm gan do dùng nhiều bia rượu.

3. Chỉ số AST tăng cao [vượt quá 3000 UI/L]

Chỉ số AST bao nhiêu là nguy hiểm? Khi chỉ số AST tăng cao vượt quá 3000 UI/L, các tế bào gan tổn thương và hoại tử như viêm gan do virus cấp hoặc mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do dùng nhiều hóa chất, thuốc độc…

Men gan tăng cảnh báo các tế bào gan bị tổn thương, hoại tử

Nguyên nhân gây chỉ số AST tăng cao

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến chỉ số AST tăng [men gan cao] là do các tế bào gan bị tổn thương, hoại tử. Cụ thể, chỉ số AST tăng cao trong các trường hợp:

1. Do bia rượu

Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân chính gây tăng AST. Uống nhiều rượu bia khiến gan bị tổn thương và suy giảm chức năng, nồng độ AST có thể tăng lên 2-10 lần giới hạn bình thường.

2. Do viêm gan

Một số bệnh viêm gan phổ biến như: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D… cũng khiến men gan tăng cao. Khi tế bào gan bị tổn thương, phá hủy càng nhiều thì chỉ số AST càng tăng. Các trường hợp như viêm gan cấp tính, xơ gan, ung thư gan… men gan có thể lên đến 5000 UI/L.

3. Do bị sốt rét

Chỉ số AST tăng cao cũng có thể do sốt rét ác tính, không chỉ tế bào gan, thận cũng bị tổn thương.

4. Do bệnh đường mật

Một số bệnh lý đường mật như khối u đường mật, nhiễm trùng đường mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh… ảnh hưởng đến chức năng bài tiết mật, tiêu hóa thức ăn khiến các tế bào gan bị tổn thương và làm chỉ số AST tăng cao.

Các bệnh đường mật cũng là nguyên nhân khiến men gan tăng cao

5. Do một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác như: ứ sắt, viêm gan tự miễn, tác dụng của thuốc, thực phẩm nhiễm bẩn, môi trường sống nhiều khói bị thuốc lá cũng khiến nồng độ AST trong máu tăng cao.

Yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm AST

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm AST:

  • Sử dụng rượu bia.
  • Tình trạng tán huyết.
  • Các loại thuốc như: allopurinol, acetaminophen hoặc thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai làm tăng nồng độ AST trong máu.
  • Thuốc Trifluoperazine, metronidazol có thể làm giảm hoạt độ AST.

Cách kiểm soát và phòng ngừa chỉ số AST tăng cao

Theo các chuyên gia, nhiều trường hợp chỉ số AST tăng cao do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng rượu bia… Do đó, việc cần làm là theo dõi, lặp lại xét nghiệm và có thể kết hợp với các xét nghiệm khác ở những thời điểm sau đó để đánh giá tình trạng bệnh.

Nếu men gan tăng cao liên tục do các bệnh lý về gan gây ra như viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan virus, viêm gan do thuốc, xơ gan… việc quan trọng là điều trị bệnh lý theo phác đồ chứ không phải chỉ điều trị hạ men gan, kiểm soát chỉ số AST.

Một số cách kiểm soát và phòng ngừa chỉ số AST cao bạn có thể áp dụng:

1. Hạn chế rượu bia

Tiêu thụ nhiều rượu bia làm tăng tổn thương gan. Vì vậy, những người có nồng độ AST cao do bia rượu cần từ bỏ chúng để bảo vệ gan khỏi bị tổn thương thêm. Đồng thời, cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin nhóm B và tăng cường rau xanh, hoa quả.

2. Ưu tiên thực phẩm tự nhiên, thực phẩm sạch

Các thực phẩm công nghiệp, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm ăn liền… chứa nhiều chất phụ gia có thể khiến men gan tăng, về lâu dài gây các bệnh về gan. Để giảm tải gánh nặng thải độc cho gan và hạ men gan, bạn nên sử dụng các thực phẩm hữu cơ tự nhiên, an toàn không biến đổi gen, không sử dụng kháng sinh, thuốc trừ sâu, phân bón… Đặc biệt, không sử dụng sản phẩm có dấu hiệu lên mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng…

3. Tăng nhiều chất xơ, ăn nhiều rau củ quả

Các thực phẩm giàu chất xơ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ gan đẩy độc tố ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong các loại trái cây, rau củ tươi giúp trung hòa các độc tố trong gan, hỗ trợ tái tạo tế bào gan. Nhờ đó, có thể hạ men gan, kiểm soát chỉ số AST.

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây là cách hỗ trợ kiểm soát chỉ số AST

4. Duy trì thể dục thể thao

Một nghiên cứu năm 2015 đăng trên website của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của gan và hỗ trợ kiểm soát men gan.

5. Từ bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá và cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc lá giúp hạn chế tổn thương gan và giúp kiểm soát chỉ số AST.

6. Hạn chế dùng thuốc

Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… có thể gây độc cho gan và khiến men gan tăng. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Chủ động chống độc, giải độc gan – Giải pháp kiểm soát, phòng ngừa men gan từ gốc

Các nhà khoa học Mỹ đã chỉ rõ, các hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus, thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường, rượu bia, thuốc lá… khi vào cơ thể sẽ kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm sản sinh các chất gây viêm, phá hủy tế bào gan, gây tăng men gan và dẫn đến nhiễm bệnh lý về gan nguy hiểm.

Ứng dụng các thành tựu vượt trội của ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện bộ đôi tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên, có khả năng hỗ trợ kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer làm giảm các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin…. Nhờ đó, hạn chế quá trình viêm và tổn thương gan, tăng men gan, hỗ trợ ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan.

Đồng thời, Wasabia còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể là Nrf2 giúp hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.

Hewel mang đến hiệu quả kép: ngăn chặn sự phá hủy – tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong và kháng khuẩn, hóa chất,… từ môi trường bên ngoài. Từ đó, hỗ trợ phòng và cải thiện các bệnh về gan hiệu quả chỉ với 2 viên mỗi ngày.

S. MARIANUM giúp giảm men gan và bilirubin

Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên bệnh nhân viêm gan siêu vi và viêm gan do rượu bia.

Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan do siêu vi và viêm gan do bia rượu cho thấy: Sau 2 tuần sử dụng S. Marianum 360mg mỗi ngày,nồng độ men gan và bilirubin trong máu giảm lên đến 50% [P

Chủ Đề