Độ mặn bao nhiêu thì tưới cây được năm 2024

Trước tình hình hạn mặn hiện nay, nhằm bảo vệ sản xuất trồng trọt vụ Đông xuân 2019 - 2020, ngành Nông nghiệp huyện Gò Công Đông đã khuyến cáo bà con nhân dân về khả năng chịu mặn của một số loại cây trồng và hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật ứng phó, cụ thể như sau:

Trước tình hình hạn mặn hiện nay, nhằm bảo vệ sản xuất trồng trọt vụ Đông xuân 2019 - 2020, ngành Nông nghiệp huyện Gò Công Đông đã khuyến cáo bà con nhân dân về khả năng chịu mặn của một số loại cây trồng và hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật ứng phó, cụ thể như sau:

Độ mặn bao nhiêu thì tưới cây được năm 2024
Hướng dẫn nông dân chăm sóc cây thanh long.

Về khả năng chịu mặn của một số cây trồng: Thanh long và các loại rau ăn lá là nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn (độ mặn thấp hơn 1g/l tức 1‰). Lúa, bắp, đậu, cam, quýt là nhóm cây trồng chịu mặn yếu (tối đa 2g/l tức 2‰). Cà chua, ớt, bầu, bí, chuối, mía, bưởi, chanh là nhóm cây trồng chịu mặn trung bình (độ mặn tối đa từ 2 - 4 g/l tức 2 - 4‰). Xoài, sapo, mãng cầu Xiêm, dừa là nhóm cây trồng chịu mặn khá (độ mặn từ 3 - 8g/l tức 3 - 8‰).

Trên cơ sở đánh giá khả năng chịu mặn của một số cây trồng, ngành Nông nghiệp huyện cũng khuyến cáo bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật như:

Đối với cây lúa: Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, nguồn nước để có kế hoạch trữ nước ngọt tưới cho lúa, huy động mọi phương tiện, tận dụng mọi điều kiện sẵn có để trữ ngọt. Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới cho lúa, nhất là giai đoạn đòng - trổ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước nhiễm mặn nhẹ (dưới 2‰) cung cấp vừa đủ độ ẩm cho lúa sinh trưởng, không đưa nước mặn tích trong ruộng để tránh làm tăng độ mặn trong đất. Tuyệt đối không tưới nước nhiễm mặn (từ 2‰ trở lên) cho lúa giai đoạn trổ vì giai đoạn này cây lúa rất mẫn cảm. Tăng cường bón phân kali cho cây giúp cây lúa khỏe, tăng tính đề kháng cho cây. Có thể phun một số chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3, Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic).

Đối với cây ăn trái: Trong thời gian nước nhiễm mặn không xử lý ra hoa rải vụ, không tưới nước nhiễm mặn, đồng thời tiến hành ủ gốc, giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô; không để bề mặt liếp trồng bị khô nứt… Đối với cây mới trồng nên có biện pháp che bóng cho cây. Tăng cường bón phân hữu cơ, lân và kali giúp tăng sức đề kháng của cây. Đóng các cống, bọng hoặc tiến hành đắp bờ ngăn mặn (độ mặn dưới ngưỡng cho phép của từng loại cây trồng); tích trữ nước ngọt trong mương, vườn để tưới cho cây. Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm trong vườn cây ăn trái. Trường hợp nước mặn đã xâm nhập vào mương, vườn cây ăn trái, chủ động bơm nước ra ngay; sau đó, theo dõi nước ngọt trên sông lúc triều kém hoặc nước ròng, lúc này tập trung bơm nước vào mương, vườn để tưới cho cây trồng. Song song với các biện pháp trên, cần tiến hành tỉa cành, tạo tán, nếu cây đang mang hoa, trái cần cắt bỏ bớt để giảm thoát hơi nước và để duy trì sử dụng ít nước trong thời gian xâm nhập mặn.

Đối với cây rau: Tuyệt đối không lấy nước bị nhiễm mặn tưới cho rau (dù độ mặn dưới 1‰); chủ động sửa chữa, gia cố cống, bọng tạo điều kiện tốt nhất để trữ nước ngọt trên mương, ao chứa… tưới rau; cần giảm số lần và lượng nước tưới mỗi lần.

Độ mặn là yếu tố quan trọng ở trong nguồn nước, nhất là nước sinh hoạt và nước dùng để tưới cây. Chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn xác định được nồng độ ở trong nước sinh hoạt, nước tưới cây để giúp bạn chủ động trong việc kiểm soát được nguồn nước và chất lượng nước. Độ mặn chính là biểu thị cho sự tồn tại của muối hòa tan ở trong nguồn nước gồm có nước tưới tiêu, nước nuôi trồng, nước sinh hoạt. Vậy làm sao để có thể biết được độ mặn cho phép nước sinh hoạt là bao nhiêu? Bạn dùng thiết bị kiểm tra nước chất lượng cao và thời gian hoạt động cho kết quả nhanh chóng, chính xác, có tính đảm bảo cao.

Độ mặn phù hợp trong nước tưới tiêu, nước sinh hoạt

Hiện nay, nhiều nơi ở trên địa bàn của nước ta đặc biệt chính là vùng ven biển gặp tình trạng nước có độ mặn là vượt ngưỡng. Điều này khiến chất lượng cuộc sống chúng ta giảm đi. Nguồn nước tự nhiên chỉ số đó cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng. Theo đó thì tiêu chuẩn QC 01 đã được bộ Y tế đưa ra, độ mặn cho phép ở trong nước ăn uống, sinh hoạt tại khu vực bình thường tối đa là 250mg/l, riêng khu vực nằm ở hải đảo, ven biển tối đa là 300mg/l. Do đó, bạn dùng thiết bị kiểm tra như máy đo độ mặn hoặc máy đo tổng chất rắn hòa tan TDS để có thể biết được chỉ số, đánh giá chính xác, nhanh chóng đó. Với cây trồng thì bạn cần đặt ra câu hỏi là độ mặn khoảng bao nhiêu thì tưới cây là đủ. Trả lời là tùy vào địa hình, cây, đặc điểm đất trồng mà bạn cần nắm được số lượng hòa tan muối ở trong nước cho phép giúp bổ sung để cây có thể sinh trưởng. Độ mặn phù hợp để tưới cây với cây chịu mặn kém như măng cụt, sầu riêng, cây mai … dưới 0,5 ppt. Ngoài ra, độ mặn vượt ngưỡng bao nhiêu thì không tưới cây. Sau khi tiến hành kiểm tra bằng các thiết bị tra nước sạch thì chỉ số về độ mặn cao hơn so với mức cho phép, thì bạn không nên tiến hành tưới nước cho cây, bởi như thế thì cây sẽ bị chậm lớn, bị chết.

Cách xác định được độ mặn trong nước tưới tiêu, trong nước sinh hoạt

Để có thể xác định được độ mặn ở trong nước, các bạn có thể dùng máy đo độ mặn hoặc máy đo tổng chất hòa tan TDS. Hai thiết bị này đều đo, đọc chỉ số tương tự nhau nhưng bạn cần phải thực hiện đúng hướng dẫn gồm các bước sau đây.

  • Bước 1: Bạn lấy mẫu nước, bạn cần đựng vào ở trong cốc nhựa sạch.
  • Bước 2: Tiến hành bật máy, nhúng đầu chứa điện cực vào trong cốc nước. Sau 5 phút thì bỏ máy ra nhìn kết quả trên màn hình.
  • Bước 3: Xem chỉ số về độ mặn, tiến hành vệ sinh, bảo quản đúng cách.

Chú ý, với máy đo tổng chất rắn hòa tan thì bạn nên đưa máy đến chế độ đo độ mặn có thang ppt để có kết quả thích hợp.

Cây mít chịu được độ mặn bao nhiêu?

- Nhóm cây chống chịu khá với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 3‰ - 4‰): mít, xoài, mãng cầu xiêm, na.

Cây sầu riêng chịu được độ mặn bao nhiêu?

Tuy nhiên Sầu riêng được xếp vào nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn < 1‰ (<1g/lít), đồng thời cũng là cây chịu hạn kém.

Cây lúa chịu được độ mặn bao nhiêu?

Tất cả các giống lúa đều có khả năng chịu mặn ở nồng độ từ 4 - 6‰.

Cây gì chịu mặn?

Lúa, bắp, đậu, cam, quýt là nhóm cây trồng chịu mặn yếu (tối đa 2g/l tức 2‰). Cà chua, ớt, bầu, bí, chuối, mía, bưởi, chanh là nhóm cây trồng chịu mặn trung bình (độ mặn tối đa từ 2 - 4 g/l tức 2 - 4‰). Xoài, sapo, mãng cầu Xiêm, dừa là nhóm cây trồng chịu mặn khá (độ mặn từ 3 - 8g/l tức 3 - 8‰).