Đối xử quốc gia là gì

Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật trường Đại học Mở TP.HCM. Trong quá trình học, em có thấy một vài tài liệu đề cập đến vấn đề Đối xử tối huệ quốc, Đối xử quốc gia tuy nhiên không phân tích rõ. Cho em hỏi, một cách chính xác thì Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ là gì? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Đỗ Thanh Hương [0127****]

Ngày 25/5/2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002. Pháp lệnh này quy định về phạm vi, nguyên tắc, trường hợp áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đó, Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại . Cụ thể như sau:

Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.

Cũng theo quy định này, Đối xử quốc gia trong thương mại hàng hoá là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá tương tự trong nước.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002.

Đối xử quốc gia trong đầu tư được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Mở TP.HCM. Trong quá trình học, em có thấy một vài tài liệu đề cập đến vấn đề Đối xử tối huệ quốc, Đối xử quốc gia tuy nhiên không phân tích rõ. Cho em hỏi, một cách chính xác thì Đối xử quốc gia trong đầu tư là gì? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Minh Thương [thuong***@gmail.com]

Ngày 25/5/2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002. Pháp lệnh này quy định về phạm vi, nguyên tắc, trường hợp áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đó, Đối xử quốc gia trong đầu tư là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại . Cụ thể như sau:

Đối xử quốc gia trong đầu tư là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tư trong nước trong những điều kiện tương tự.

Cũng theo quy định này, Đối xử quốc gia trong thương mại hàng hoá là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá tương tự trong nước.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về Đối xử quốc gia trong đầu tư. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002.

Phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia là đối xử với ai đó [người xin việc hoặc nhân viên] một cách thiếu thiện chí vì họ đến từ một quốc gia hoặc nơi cụ thể trên thế giới, do tính cách sắc tộc hoặc giọng nói, hoặc bởi họ dường như có gốc gác dân tộc cụ thể [ngay cả khi không phải vậy].

Phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia cũng có thể là đối xử với ai đó một cách thiếu thiện chí vì người đó kết hôn [hoặc kết giao với] một người có nguồn gốc quốc gia cụ thể.

Phân biệt đối xử có thể xảy ra khi nạn nhân và người gây ra hành vi phân biệt đối xử này đều có cùng nguồn gốc quốc gia.

Phân Biệt Đối Xử Về Nguồn Gốc Quốc Gia & Các Tình Huống Tại Nơi Làm Việc

Luật cấm phân biệt đối xử khi nói đến mọi khía cạnh của việc làm, bao gồm tuyển dụng, sa thải, tiền lương, giao việc, thăng chức, đình chỉ, đào tạo, quyền lợi bổ sung, và bất kỳ điều khoản hay điều kiện làm việc nào khác.

Nguồn Gốc Quốc Gia & Quấy Rối

Quấy rối một ai đó vì nguồn gốc quốc gia của họ là trái pháp luật. Quấy rối có thể bao gồm, ví dụ, nhận xét mang tính xúc phạm hoặc sỉ nhục về nguồn gốc quốc gia, giọng nói hoặc tính cách sắc tộc của ai đó. Mặc dù luật không cấm hành vi trêu chọc đơn giản, những nhận xét lấc cấc, hoặc những sự cố xảy ra một lần mà không quá nghiêm trọng, nhưng hành vi quấy rối là trái pháp luật khi nó diễn ra quá thường xuyên hoặc nghiêm trọng đến mức tạo ra môi trường làm việc thù địch hoặc có tính xúc phạm hoặc khi dẫn đến quyết định việc làm bất lợi [chẳng hạn nạn nhân bị sa thải hoặc giáng chức].

Người quấy rối có thể là người giám sát của nạn nhân, người giám sát ở một khu vực khác, đồng nghiệp, hoặc ai đó không phải là nhân viên của chủ lao động, chẳng hạn khách hàng đối tác hoặc khách hàng mua sản phẩm.

Chính Sách/Thực Hành Về Việc Làm & Nguồn Gốc Quốc Gia

Theo luật, chủ lao động hoặc một thực thể khác chịu sự điều chỉnh của luật không được phép sử dụng chính sách hoặc thực hành về việc làm áp dụng cho mọi người, bất kể giới tính là gì, nếu nó có tác động tiêu cực đến việc làm của những người có nguồn gốc quốc gia cụ thể và không liên quan đến việc làm hoặc không cần thiết để vận hành công việc kinh doanh.

Chủ lao động chỉ có thể yêu cầu nhân viên nói lưu loát tiếng Anh nếu việc đó là cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả. Chỉ được phép áp dụng “quy tắc chỉ sử dụng tiếng Anh”, trong đó yêu cầu nhân viên chỉ được nói tiếng Anh khi làm việc, nếu cần thiết để đảm bảo vận hành an toàn hoặc hiệu quả hoạt động kinh doanh của chủ lao động và việc đặt ra quy tắc này không vì lý do phân biệt đối xử.

Chủ lao động không được đưa ra quyết định tuyển dụng dựa trên giọng nước ngoài của người lao động, trừ khi giọng nói đó gây trở ngại nghiêm trọng đến việc thực hiện công việc của người đó.

Phân Biệt Đối Xử về Tư Cách Công Dân & Luật Tại Nơi Làm Việc

Theo Đạo Luật Cải tổ và Kiểm Soát Di Trú 1986 [IRCA], chủ lao động phân biệt đối xử về thuê mướn, sa thải hoặc tuyển dụng hoặc giới thiệu việc làm tính phí, dựa trên tình trạng nhập cư hoặc tư cách công dân của một cá nhân là bất hợp pháp. Luật này cấm chủ lao động không được chỉ thuê mướn công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ trừ khi đó là yêu cầu của luật, quy định hoặc hợp đồng chính phủ. Chủ lao động không được từ chối nhận tài liệu hợp pháp chứng minh tính hội đủ điều kiện làm việc của một người lao động, hoặc yêu cầu thêm tài liệu ngoài quy định của pháp luật, khi xác minh tính hội đủ điều kiện làm việc [tức là, điền đầy đủ thông tin vào Mẫu I-9 của Bộ An Ninh Nội Địa [Department of Homeland Security, DHS], dựa trên nguồn gốc quốc gia hoặc tình trạng tư cách công dân của người lao động. Người lao động được chọn xuất trình tài liệu theo Mẫu I-9 nào để xác minh khả năng hội đủ điều kiện làm việc.

IRCA cũng cấm trả thù cá nhân vì đòi quyền theo Đạo Luật này, hoặc vì nộp cáo buộc hoặc giúp điều tra hoặc giúp việc kiện tụng theo IRCA.

Các yêu cầu không phân biệt đối xử của IRCA được Bộ Phận Quyền Lợi của Người nhập Cư và Người Làm Công [Immigrant and Employee Rights Section, IER] thuộc Phòng Dân Quyền của Bộ Tư Pháp xử lý. Có thể liên hệ với IER theo số:

Chủ Đề