Dự kiến điểm chuẩn đại học hà nội năm năm 2022

Trong phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022, Bộ GD&ĐT khuyến cáo với những ngành mức độ cạnh tranh cao [điểm chuẩn cao], các trường đại học nên xem xét mức độ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để sàng lọc, sơ tuyển.

Bên cạnh đó, vẫn cần những hình thức xét tuyển mang tính phân loại thí sinh cao hơn, đảm bảo về chất lượng, số lượng và công bằng trong tuyển sinh.

Dựa theo hướng dẫn này, nhiều trường đại học top trên đồng loạt giảm tỷ lệ xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 về cơ bản vẫn giữ nguyên các phương thức tuyển sinh như các năm 2020, 2021. Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm tới là 7.500 thí sinh, trong đó, trường dành khoảng 20-30% số chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng, 60-70% chỉ tiêu xét tuyển dưa vào kết quả thi đánh giá tư duy và chỉ còn khoảng 10-20% tổng chỉ tiêu dành cho xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Bách khoa tiếp tục xét tuyển theo phương thức thi THPT với tỷ lệ hạn chế hơn. Căn cứ vào khuyến cáo của Bộ GD&ĐT, việc đánh giá và xu hướng tổ chức kỳ thi, chúng tôi sẽ không bỏ phương án này, bởi đây là phương án giúp cho thí sinh đặc biệt là thí sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận được quá trình xét tuyển của Bách khoa Hà Nội và một số ngành/nghề”.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng lưu ý, trong khoảng 20% chỉ tiêu dành cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không rải khắp 55 chương trình đào tạo của Bách khoa Hà Nội. Đối với những ngành có tính cạnh tranh cao [điểm chuẩn rất cao] sẽ chuyển hoàn toàn sang phương thức thi đánh giá tư duy. 

Đề thi đánh giá tư duy cũng sẽ được thiết kế đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức nền tảng tốt, tính phân loại thí sinh khá – giỏi chắc chắn sẽ cao hơn đề thi THPT những năm gần đây. Cấu trúc đề thi không khuyến khích học tủ, học lệch, học thêm.

Năm 2022, Đại học Kinh tế quốc dân cũng dự kiến sẽ tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu xét tuyển dựa trên phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 80 - 85%. Đặc biệt, năm 2022 chỉ tiêu của trường dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT thấp nhất từ trước đến nay. Những năm trước, trường thường dành khoảng 50% - 70% chỉ tiêu cho phương thức này thì, năm nay chỉ còn 10 - 15%. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức này dự kiến là 20 điểm bao gồm cả điểm ưu tiên.

Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia TP.HCM] cũng tăng chỉ tiêu của phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM lên 40-60% tổng chỉ tiêu của trường. Ngược lại, phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 30-60% chỉ tiêu.

Theo dự kiến phương thức tuyển sinh năm 2022 của Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự kiến trường sẽ dành khoảng 25% chỉ tiêu cho tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên. Đáng chú ý, trong đó Đại học Công nghệ thông tin ưu tiên xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam/ Olympic phần mềm mã nguồn mở [Procon] năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia [cấp quốc gia] năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba từ kỳ thi tháng trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt huy chương vàng/bạc/đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á [ASIAD], Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á [SEA Games], Cúp Đông Nam Á [thời hạn được tính để hưởng ưu tiên không quá 4 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường]. Điểm trung bình kết quả học tập THPT các môn trong tổ hợp xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 7.0.

Với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, dự kiến ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ là 22 điểm.  Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D06, D07 [tùy theo ngành]. 

Thêm nhiều ngành học mới

Năm 2022, Đại học Công nghệ TP.HCM dự kiến sẽ mở thêm 9 ngành mới thuộc các nhóm ngành Kinh tế - Quản trị [Kinh tế quốc tế; Tài chính quốc tế; Digital Marketing; Quản trị sự kiện], Sinh học - Môi trường - Nông lâm [Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; Quản lý tài nguyên và môi trường; Chăn nuôi] và Truyền thông - Nghệ thuật [Nghệ thuật số; Công nghệ điện ảnh, truyền hình].

Hội đồng tuyển sinh Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng thông báo mở mới 6 ngành học gồm Quản trị Văn phòng, Kinh tế Quốc tế, Công nghệ Tài chính, Kiểm toán, Truyền thông Đa phương tiện, Quản trị Sự kiện. Theo nhận định của nhà trường, việc mở các ngành có yếu tố công nghệ, cập nhật xu thế như trên phần nào đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong giai đoạn tới.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa kí quyết định ban hành Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo được quy hoạch cho giai đoạn 2021 - 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó xuất hiện nhiều ngành nghề mới.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, so với các chương trình đang đào tạo hiện tại, danh mục này có thêm rất nhiều ngành mới. Trong đó bậc đại học có 67 ngành được quy hoạch, bậc thạc sỹ có 118 ngành và bậc tiến sỹ có 55 ngành.

Một số ngành/chuyên ngành đào tạo sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới ở Đại học Quốc gia Hà Nội như: Trí tuệ nhân tạo, Quản trị công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Quản trị năng lượng và Phát triển bền vững, Logistic, Thiết kế công nghiệp và Đa phương tiện, Quản lí đô thị và công trình [thông minh], Công nghệ tài chính và kinh doanh kĩ thuật số, … Các ngành kỹ thuật - công nghệ, các ngành liên quan đến nhu cầu nhân lực của cách mạng công nghiệp 4.0 chiếm tỷ trọng khá lớn trong các ngành mới được quy hoạch của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian tới./.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ giáo dục Thành Phát

Trụ sở: Số 118A tổ 8, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội

Văn phòng: Tầng 7 - Tòa nhà Intracom - Trần Thái Tông- Q.Cầu Giấy - Hà Nội

Tel: 04.66.869.247 - Hotline: 0962.951.247 -

Dự báo chi tiết hơn với một số chuyên ngành được nhiều thí sinh quan tâm, thầy Dũng cho biết, như ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, điểm trúng tuyển năm 2020 là 31,73 [điểm tiếng Anh nhân 2], thì điểm chuẩn năm nay có thể tăng thêm khoảng 1 điểm.

Tương tự, dự báo điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng năm nay cũng sẽ tăng khoảng 1 điểm so với năm trước.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cũng khuyên thí sinh nên mạnh dạn đăng ký những ngành mà mình yêu thích ở nguyện vọng 1, các ngành có điểm chuẩn năm ngoái xấp xỉ điểm thi ở nguyện vọng 2, 3. Ở các nguyện vọng sau thí sinh nên đăng ký những ngành có điểm chuẩn năm trước thấp hơn điểm thi tốt nghiệp để nắm chắc cơ hội đỗ vào 1 ngành.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số thí sinh phải xét tuyển đặc cách tốt nghiệp, không thể thi tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Hà Nội cũng đã dành ra 10 chỉ tiêu cho nhóm thí sinh này. Theo đó, Trường xét tuyển dựa vào kết quả học bạ, yêu cầu điểm trung bình cả 3 năm và điểm trung bình chung môn Ngoại ngữ 3 năm THPT đạt từ 7,0 trở lên. Trường xét từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.

>>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC HÀ NỘI CÁC NĂM GẦN ĐÂY

Theo VOV.VN

Bích Hà   -   Thứ tư, 09/03/2022 11:45 [GMT+7]

Trường đại học Luật Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh đại học dự kiến năm 2022. Với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhà trường giữ nguyên điểm sàn như năm 2021 với 3 mức 15, 18 và 20 điểm.

Năm 2022, Trường Đại học Luật Hà Nội khoảng 300 chỉ tiêu so với năm 2021. Ảnh: Thanh Chân

Theo đó, năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển 2.365 sinh viên, tăng khoảng  300 chỉ tiêu  so với năm ngoái. Trường sẽ giữ 4 phương thức xét tuyển như năm trước với các ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào [điểm sàn] và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển cho từng phương thức.

Chỉ tiêu xét tuyển năm 2022 vào các ngành của Trường Đại học Luật Hà Nội. 

Với phương thức 1, nhà trường xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Phương thức 2, trường dành 50% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ. Với phương thức này, điều kiện là thí sinh phải đạt học lực giỏi 5 học kỳ, trừ học kỳ 2 lớp 12, trong đó kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển ở kỳ 1 lớp 12 tối thiểu 7,5 [đối với cơ sở chính Hà Nội] và 7 [đối với phân hiệu tại Đắk Lắk].

Năm 2022 các tiêu chí về giải thưởng học sinh giỏi, là học sinh trường THPT chuyên không còn là điều kiện chính thức để nộp hồ sơ như năm 2021. Thí sinh có thành tích này sẽ cộng 0,5 - 1,5 điểm khuyến khích. Còn chứng chỉ ngoại ngữ, sẽ được quy đổi điểm để thay cho điểm môn ngoại ngữ trong học bạ.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ được quy đổi điểm khi xét tuyển. 

Với phương thức 3, nhà trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại cơ sở chính Hà Nội của tổ hợp C00 [văn, sử, địa] là 20 điểm, các tổ hợp còn lại là 18 điểm. Riêng với 2 ngành Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không dưới 7.

Tại phân hiệu Đắk Lắk, điểm sàn là 15, áp dụng cho mọi tổ hợp.

Với phương thức 4, thí sinh đăng ký xét tuyển vào chương trình liên kết với Trường đại học Arizona [Mỹ]. Ngoài áp dụng tuyển sinh theo các phương thức trên, trường còn xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương.

Điểm chuẩn của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021 cao nhất là 29,25, áp dụng với ngành Luật kinh tế tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề