Vì sao phải quaản lý trường học

Trước bối cảnh giáo dục hiện đại thì quản trị trường học được xem là chiến lược quan trọng của các trường học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay. Thực hiện tốt việc quản trị trường học sẽ giúp các trường có thể điều hành, quản lý nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tốt hơn cũng như tiến tới thực hiện sự chủ, tự chịu trách nhiệm trong bối cảnh hiện nay.


Quản trị trường học góp phần thay đổi bộ mặt ngành giáo dục hiện đại, tiên tiến hơn.

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 186 trường mầm non, 216 trường tiểu học, 124 trường trung học cơ sở và 38 trường trung học phổ thông, 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng. Toàn ngành có 19.573 cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục, trong đó có 18.529 giáo viên và 1.044 nhân viên.

Theo Sở GD-ĐT, từ năm 2013, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn 791 khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo trong phát triển chương trình dạy và học. Như vậy, đây được xem là tiền đề mấu chốt để các trường có thể chủ động, linh hoạt trong cách quản lý, giảng dạy, từ đó góp phần quan trọng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nếu như trước đây tại Tiền Giang, thuật ngữ "quản trị trường học" khá là xa lạ thì hiện nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trong toàn ngành giáo dục tỉnh nhà. Quản trị trường học có nghĩa là quá trình xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của một trường học.

Như vậy, điểm mấu chốt của quản trị trường học sẽ nằm ở vai trò của người Hiệu trường. Hiệu trưởng được biết đến đó là nhà quản trị. Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước nhà trường và người học, phụ huynh về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả.

Các chức năng của quản trị trường học sẽ liên quan đến các hoạt động: Hoạch định chiến lược, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Thực hiện tốt quản trị trường học sẽ giúp cho các trường học năng động, không ỷ lại, tự chịu trách nhiệm trong tự chủ, trong quản lý, đào tạo, bồi dưỡng... tại các cơ sở giáo dục. Trong bối cảnh giáo dục hiện nay thì tự chủ trường học được xem là vấn đề tất yếu.

Theo phân tích của ông Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc Sở GD-ĐT, nếu giáo dục giữ khư khư phương pháp dạy truyền thống “thầy đọc, trò chép” thì đó là câu chuyện hoàn toàn thất bại, năng lực của học sinh sẽ không phát triển được. Như vậy đòi hỏi các trường sẽ có chiến lược về quản trị, có nghĩa tổ chức, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh sao cho nhuần nhuyễn, phối hợp nhịp nhàng với nhau thì khi ấy hiệu quả giáo dục sẽ cao.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Hậu Mỹ Phú, huyện Cái Bè, qua thực tiễn từ nhà trường, để nâng cao công tác quản trị trường học, bên cạnh nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo thì việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên được lãnh đạo trường đặt lên hàng đầu. Theo đó, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ được nhà trường chú ý trên các mặt: Phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, chất lượng cuộc sống... Ngoài ra, lãnh đạo trường còn chú ý quan tâm chăm lo đến đời sống, vật chất, tinh thần, tình cảm và tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.

Còn ở một khía cạnh khác, Thạc sĩ Nguyễn Thị Như Thoa, Giảng viên Trường Đại học Tiền Giang cho rằng, nâng cao công tác quản trị trường học thì ngành giáo dục tỉnh nhà cũng nên chú ý đến công tác truyền thông về giáo dục. Theo bà thì truyền thông về giáo dục được xem là một bộ phận quan trọng của quản trị trường học, là quá trình gắn kết với quản trị thương hiệu của nhà trường. Để thực hiện tốt truyền thông về giáo dục, ngành giáo dục cần chú ý truyền thông về các nhiệm vụ chung của ngành, cấp học, nhà trường trong thời gian tới như: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, tăng cường cơ sở vật chất, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh...

Có thể thấy, trong giáo dục hiện đại hiện nay thì có 2 vấn đề lớn: Thứ nhất là công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thứ nhì là học tập và giảng dạy, hai vấn đề này được xem là tiền đề quan trọng trong quản lý giáo dục. Chính vì vậy mà đòi hỏi cao ở công tác quản trị trường học sao cho thật hài hòa, để bộ máy các trường học có thể vận hành, duy trì một cách tốt đẹp nhằm hướng đến một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

P. Công

Trường học được định nghĩa là một tổ chức có lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Ở trường học sẽ diễn ra các hoạt động dạy và học của giáo viên và người học. Đây cũng là hoạt động đặc trưng của trường học. Hoạt động dạy học được miêu tả là một hoạt động có mục đích, tổ chức, nội dung, phương pháp, có sự tham gia của các phương tiện dạy học dưới sự lãnh đạo của nhà trường đồng thời hoạt động này cũng cần có sự tham gia một cách tự giác, tích cực của người học. Đây là hoạt động chủ động vì vậy nó rất cần có sự quản trị. Vậy, quản trị nhà trường là gì?

Định nghĩa quản trị nhà trường là gì?

Có rất nhiều giải thích cho định nghĩa của quản trị nhà trường là gì? M.I.Kondacov đã khẳng định rằng không tồn tại một định nghĩa hoàn chỉnh nào giải thích được toàn toàn khái niệm quản trị nhà trường. Một diễn giả khác đã trình bày rằng: hệ thống quản trị của nhà trường đòi hỏi những tác động có kế hoạch, ý thức và mục đích của hoạt động quản trị nhà trường liên quan tới tất cả các mặt trong đời sống của một ngôi trường, nhằm có thể đảm bảo được sự vận hành một cách tối ưu về các mặt như xã hội - kinh tế, về tổ chức mặt sư phạm của hoạt động giảng dạy - học tập và cung cấp nền giáo dục tối ưu cho thế hệ đang lớn dần lên.

Trong bối cảnh tại Việt Nam, Phạm Minh Hạc đã khẳng định: “Việc quản trị nhà trường chính là việc thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi thuộc về trách nghiệm của mình, có thể hiểu là đưa trường học vận hành theo các nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu đã đề ra”.

Quản trị giáo dục trong phạm vi nhà trường

Như vậy có thể hiểu rằng quản trị nhà trường chính là việc quản trị giáo dục trong phạm vi nhà trường. Việc quản trị nhà trường chính là một quá trình xây dựng những định hướng, kế hoạch, quy định trong hoạt động của nhà trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục như dạy học cho học sinh, sinh viên thông qua việc huy động và sử dụng các nguồn lực cần có. Đồng thời giám sát và thực hiện công tác đánh giá dựa trên các cơ sở tự chủ. Thực hiện việc giải trình để có thể phát triển nhà trường theo tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu như đã đề ra. 

Trong quản trị nhà trường, những tác động của các chủ thể quản lý chính là những tác động của công tác tổ chức về mặt sư phạm tới đối tượng được quản lý nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục của tổ chức sư phạm. Đây chính là một hệ thống tác động có phương hướng, mục đích và mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể.

2. Vai trò và mục đích của công tác quản trị nhà trường?

2.1. Vai trò của công tác quản trị nhà trường

Vai trò đầu tiên phải kể đến của công tác quản trị nhà trường chính là đảm bảo được sự phối hợp giữa các nguồn lực với nhau. Đảm bảo được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Có thể vận dụng tất cả những nguyên lý chung, cơ bản của quản lý giáo dục để có thể đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường theo các mục tiêu đã đề ra. 

Vai trò thứ hai của công tác quản trị nhà trường chính là quản lý, đảm bảo sự phát triển, hoàn thiện một cách toàn diện của thế hệ trẻ theo phương thức khoa học, hợp lý và hiệu quả. Xem xét các điều kiện đặc thù mà nhà trường đang có để có thể đề ra phương hướng, mục tiêu hướng đến cải thiện công tác quản trị của nhà trường đồng thời hướng tới nền tảng giáo dục quốc dân.

Vai trò của công tác quản trị nhà trường

Quản trị nhà trường đề ra các biện pháp áp dụng cho giáo viên và người học của trường học để có thể giải quyết tất cả các sự việc, trường hợp xảy ra ngoài kế hoạch liên quan đến trường học đó. Nếu thiếu đi công tác quản trị nhà trường mọi công việc trong nhà trường sẽ trở nên thiếu tính kỷ luật, tổ chức. Đây là một công việc có vai trò vô cùng quan trọng và cũng hết sức khó khăn vì nó yêu cầu phải quản lý nhiều đối tượng khác nhau, có tính cách khác nhau, góc nhìn khác nhau.

2.2. Mục đích của công tác quản trị nhà trường

Mục tiêu của bất kỳ công tác quản trị nào suy cho cùng cũng là phấn đấu hướng tới sự phát triển tốt hơn cho tổ chức. Mục tiêu của công tác quản trị là đạt được sự hình thành “nhân cách - sức lao động” cho người học nhằm phục vụ cho việc phát triển cộng đồng, làm tăng khả năng con người, vốn xã hội, vốn tổ chức. Các mục đích cơ bản của công tác quản trị nhà trường có thể kể đến như sau:

Mục đích của công tác quản trị nhà trường

- Quản lý việc đổi mới các phương pháp dạy học phù hợp hơn với mục tiêu phát triển chung: Đổi mới dạy và học là một trong những vấn đề cáp thiết nhất trong trường học. Đổi mới dạy và học làm sao có thể khơi dậy sự sáng tạo, tiềm năng trong mỗi học sinh, sinh viên, đổi mới không khí dạy học từ nhồi nhét sang thu hút và cuốn hút hơn. Tùy thuộc vào điều kiện của từng trường mục đích trong công tác quản trị nhà trường ở việc quản lý và đổi mới phương pháp dạy học sẽ khác nhau.

- Quản lý giáo dục cho người học từ kiến thức chuyên môn cho tới kỹ năng sống: Xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ đức, đủ tài để có thể truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người học một cách tốt nhất. Đồng thời, thiết kế chương trình học đầy đủ các nội dung từ kiến thức sách vở đến kiến thức thực tế trong cuộc sống. Để người học có thể phát  triển một cách toàn diện nhất.

Xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ đức, đủ tài

- Quản lý hệ thống thư viện, phát huy được hết vai trò tích cực của thư viện trong trường với quá trình học tập của học sinh, sinh viên: Quản lý và xây dựng một hệ thống thư viện đạt chuẩn, đầy đủ thiết bị để học sinh, sinh viên có môi trường thư viện tốt nhất. Có nhiều đầu sách đa dạng nhiều chủ đề.

3. Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới công tác quản trị nhà trường?

Có thể kể đến một số yếu tố tác động đến công tác quản trị nhà trường như:

- Chiến lược phát triển hệ thống giáo dục của trường học: Đây là yếu tố đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trị nhà trường. Các chiến lược này sẽ quyết định mục tiêu của công tác quản trị nhà trường từ đó khiến các hoạt động trong công tác quản trị trở nên khác đi để phù hợp với mục tiêu quản trị.

- Nội dung chương trình đào tạo là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị trường học: Mỗi nội dung chương trình học ứng với các nội dung, giải pháp, phương pháp học tập khác nhau. Ở mỗi cấp, công tác quản trị nhà trường đều sẽ khác nhau.

Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới công tác quản trị nhà trường?

- Chiến lược phát triển và chất lượng nguồn giáo viên, học sinh, sinh viên: Từ đây sẽ tổ chức các chương trình bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, sinh viên cho phù hợp. Cũng như các chương trình học nâng cao, bồi dưỡng cho giáo viên. Những yếu này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trị nhà trường.

Ngoài ra, còn tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhà trường như: điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, bộ máy tổ chức của nhà trường, tác động của xã hội, ý thức của học sinh, sinh viên giáo viên.

Nội dung bài viết vừa gửi tới người đọc khái niệm quản trị nhà trường là gì. Tầm quan trọng của quá trình quản trị nhà trường, mục đích của công tác này. Đồng thời là các yếu tố ảnh hưởng tới công tác này. Hy vọng toàn bộ thông tin timviec365.com.vn cung cấp tới quý bạn có thể giúp bạn có thêm các kiến thức bổ ích.

Video liên quan

Chủ Đề