Du lịch châu âu hộ chiếu còn hạn bao lâu

Ai trong đời cũng một lần mơ ước được đặt chân đến Châu Âu. Sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, Châu Âu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của nhiều du khách. Trong đó, visa Châu Âu là hành trang bạn không thể thiếu trong chuyến đi của mình. Nhiều người cho rằng để xin được visa đi Châu Âu rất khó khăn. Nhưng với những hướng dẫn chi tiết thủ tục visa đi Châu Âu mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khác đấy.

1. Visa châu Âu là gì?

Visa châu Âu hay còn gọi là visa Schengen. Nếu có loại visa quyền lực này trong tay, bạn sẽ có thể nhập cảnh vào 26 quốc gia thuộc khối Schengen. Những quốc gia này bao gồm Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Slovenia, Slovakia, Estonia, Litva, Latvia, Malta, Iceland, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Áo, Hy Lạp, Liechtenstein, Thụy Sĩ.

Như vậy, Visa châu Âu sẽ có giá trị hiệu lực tại 26 quốc gia có tên trong danh sách trên đây. Còn đối với các quốc gia châu Âu khác thì visa Schengen không có hiệu lực mà phải xin visa riêng. Do đó, bạn phải đặc biệt lưu ý thông tin này để sắp xếp lịch trình chuyến đi cho phù hợp.

2. Điều kiện để xin được visa châu Âu

Làm sao để xin visa đi châu Âu? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều người muốn biết đáp án. Xin visa cũng giống như đến thăm nhà người khác. Bạn sẽ chỉ được mời vào khi chủ nhà thực sự tin tưởng bạn. 

Việc xin visa châu Âu cũng vậy. Thủ tục xin visa châu Âu sẽ thành công nếu bạn đáp ứng được các tiêu chí:

- Các thông tin kê khai trung thực, chính xác, minh bạch, có mục đích rõ ràng.

- Đảm bảo các điều kiện về khả năng tài chính để có thể sống và chi tiêu trong thời gian lưu trú tại châu Âu.

- Đảm bảo sẽ quay trở lại Việt Nam và không cư trú bất hợp pháp tại các quốc gia này.

3. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa châu Âu

Cụ thể, những hướng dẫn chi tiết thủ tục visa đi châu Âu sẽ giúp cho hồ sơ của bạn có tỷ lệ thành công cao hơn.

a] Xác định điểm đến

Visa châu Âu cho phép người sở hữu được phép nhập cảnh vào 26 quốc gia thuộc khối Schengen. Vậy nên nộp hồ sơ tại Lãnh sự quán của quốc gia nào? 

Thông thường, quốc gia nào mà bạn ở lại lâu nhất trong lịch trình chuyến đi của bạn sẽ là tiêu chí để xác định nơi nộp hồ sơ. Theo kinh nghiệm xin visa châu Âu tự túc, nên lựa chọn quốc gia có chính sách visa dễ hơn các quốc gia còn lại trong khối Schengen để làm điểm đến đầu tiên. 

Điểm đến thủ đô Paris của Pháp được rất nhiều người lựa chọn ghé thăm đầu tiên vì cơ hội xin visa châu Âu thành công tại đây khá cao, không yêu cầu tham gia phỏng vấn xin visa và có vị trí địa lý thuận lợi để di chuyển tới các quốc gia khác.

b] Hoàn thiện hồ sơ

Hồ sơ xin visa châu Âu là thủ tục quan trọng nhất và mất nhiều thời gian chuẩn bị nhất. Có rất nhiều loại giấy tờ các bạn cần chuẩn bị từ những thông tin cá nhân đến giấy tờ chứng minh nghề nghiệp, tài chính.

Loại giấy tờ Giấy tờ cụ thể
Giấy tờ cá nhân
  • Mẫu đơn xin visa châu Âu
  • Ảnh thẻ 3.5 cm x 4.5 cm, phông nền trắng
  • Bản gốc và bản sao hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và còn 2 trang trống
  • Bản sao CMND/CCCD
  • Bản sao công chứng sổ hộ khẩu
Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính
  • Sổ tiết kiệm từ 100 triệu - 200 triệu đồng, đã gửi từ 3 tháng trở lên
  • Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất
  • Bảng lương 3 tháng gần nhất
Giấy tờ chứng minh công việc
  • Đối với nhân viên: hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép đi châu Âu đã được phê duyệt
  • Đối với doanh nghiệp: giấy phép đăng ký kinh doanh, tờ khai thuế hàng tháng của công ty
Giấy tờ cho chuyến đi
  • Bảo hiểm du lịch: phí bảo hiểm cho chuyến du lịch châu Âu trong vòng 1 tháng là khoảng 500.000 đồng và được hoàn trả nếu trượt visa.
  • Xác nhận đặt phòng khách sạn, vé máy bay
  • Lịch trình chi tiết cho chuyến đi: lộ trình càng cụ thể thì tỷ lệ đỗ visa càng cao.
  • Thư bày tỏ: một bức thư bằng tiếng Anh bày tỏ mong muốn được đến châu Âu du lịch và cam kết tuân thủ mọi quy định của nước sở tại.

Khi nộp hồ sơ, các bạn nên đem theo cả bản gốc để nhân viên Lãnh sự quán đối chiếu và trả lại bản chính. 

Trên đây là những kinh nghiệm xin visa châu Âu tự túc hay đúng hơn là kinh nghiệm xin visa Pháp trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ. Các bạn nên lưu ý chuẩn bị hồ sơ chu toàn, trung thực để tăng tỷ lệ xin visa châu Âu thành công.

Bây giờ thì bạn đã biết làm sao để xin visa đi châu Âu. Vậy còn chần chừ gì mà không bắt tay vào chinh phục ngay giấc mơ du lịch châu Âu của mình. Hoặc để tiết kiệm thời gian và công sức, hãy để Visa Đất Việt đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục giấc mơ nhé!

Hộ chiếu của tôi phải có hiệu lực trong bao lâu để có thể xin thị thực đến Pháp ?

Trước khi nộp hồ sơ xin thị thực, bạn phải đảm bảo hộ chiếu còn hiệu lực trong các trường hợp sau:

  • Kiểm tra ngày hết hiệu lực của hộ chiếu: Nếu bạn xin thị thực ngắn hạn [thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày] và thị thực dài hạn [thời gian lưu trú nhiều hơn 90 ngày], hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng kể từ ngày bạn rời khỏi khối Schengen
  • Kiểm tra hộ chiếu còn ít nhất hai trang để dán thị thực còn trống chưa đóng dấu thị thực
  • Đảm bảo hộ chiếu của bạn không bị đánh dấu: Kiểm tra lớp phim mờ cán trên mặt hộ chiếu không bị bong tróc. Nếu lớp phim mờ bị hỏng, bạn phải ra cơ quan chức năng để cán lại lớp phim hoặc làm thủ tục cấp hộ chiếu thay thế
  • Đảm bảo hộ chiếu của bạn được ký tên trước khi nộp hồ sơ xin thị thực
Khi nào tôi được nộp hồ sơ xin thị thực?

Bạn chỉ được nộp hồ sơ xin thị thực trong vòng 90 ngày trước khi khởi hành. Chúng tôi khuyến khích bạn nên nộp hồ sơ xin thị thực ít nhất 20 ngày trước ngày khởi hành vì thời gian xét duyệt hồ sơ trung bình là 15 ngày.

Hiệu lực hộ chiếu của bạn phải còn ít nhất 90 ngày kể từ ngày bạn rời khỏi khối Schengen đối với thị thực ngắn và ít nhất 15 tháng kể từ ngày bạn khởi hành đối với thị thực dài hạn.

Tôi có thể ủy quyền cho người khác đến nộp hồ sơ hay không?

Trình diện là bắt buộc đối với tất cả đương đơn nộp hồ sơ xin thị thực trừ khi bạn được miễn cung cấp dữ liệu sinh trắc học.

Những trường hợp được miễn cung cấp dữ liệu sinh trắc học:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Bạn đã từng có thị thực Schenegn trong vòng 59 tháng và có ký hiệu “VIS” trên thị thực được cấp

Lưu ý: Nếu bạn có thị thực Schengen nhưng có ký hiệu “VIS 0” thì vẫn phải thực hiện quy trình cung cấp dữ liệu sinh trắc học.

Trình diện khi nộp hồ sơ là bắt buộc cho tất cả đương đơn xin thị thực dài hạn kể cả những trường hợp đã có thị thực ngắn hạn trong vòng 59 tháng và có ký hiệu “VIS”.

Tôi có phải thực hiện thủ tục sinh trắc học khi đến nộp hồ sơ không?

Thông thường, bạn sẽ phải cung cấp dữ liệu sinh trắc học [bao gồm vân tay của 10 ngón tay và hình chụp]; chỉ những trường hợp sau được miễn cung cấp dữ liệu sinh trắc học:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Bạn không thể cung cấp được dấu vân tay [đối với trường hợp khiếm khuyết cơ thể]. Tuy nhiên, nếu bạn có thể cung cấp vân tay dù chỉ 1 ngón, thì việc cung cấp dữ liệu sinh trắc học là bắt buộc. Trong trường hợp, không thể cung cấp được dấu vân tay tạm thời [ví dụ nhưng bị thương đang được băng bó điều trị] bạn vẫn phải trình diện. 
  • Đương đơn đã có thị thực ngắn hạn Schengen trong vòng 59 tháng. Bạn sẽ phải cung cấp bản sao thị thực được cấp trong vòng 59 tháng để kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan lãnh sự vẫn có quyền yêu cầu quý khách cung cấp lại dữ liệu sinh trắc học khi cần.
Cơ quan lãnh sự có thể yêu cầu tôi bổ sung giấy tờ hoặc thông tin không?

Cơ quan lãnh sự có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm giấy tờ và thông tin tùy vào từng hồ sơ, kể cả khi bạn đã nộp đầy đủ các giấy tờ được yêu cầu khi nộp hồ sơ tại TLScontact. Lưu ý, những giấy tờ bạn nộp bổ sung mà không nằm trong danh mục được yêu cầu phải có bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đi kèm.

Yêu cầu ảnh nộp hồ sơ là như thế nào?

Hai ảnh nộp hồ sơ xin thị thực Pháp phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Ảnh chụp màu trên nền trắng;
  • Kích thước 3.5 cm x 4.5 cm;
  • Chụp từ phía trước – không đeo kính, lộ rõ 2 tai và chân mày.
  • Ảnh mới [chụp trong vòng 6 tháng gần nhất].

Để biết thêm thông tin chi tiết về yêu cầu ảnh nộp hồ sơ, bạn có thể tham khảo thông tin ở đây.

Yêu cầu của bảo hiểm trong hồ sơ là như thế nào?

Tuân theo quy định của Liên minh Châu Âu [Quyết định số 2004/17/CE ngày 22 tháng 12 năm 2003], yêu cầu người nộp hồ sơ xin thị thực bắt buộc phải cung cấp bảo hiểm.

Yêu cầu của bảo hiểm du lịch gồm:

  • Có hiệu lực trong khu vực Schenegen nếu bạn xin thị thực ngắn hạn.
  • Có hiệu lực trên lãnh thổ nước Pháp nếu bạn xin thị thực dài hạn.
  • Bảo hiểm du lịch của bạn phải có giá trị ít nhất 30,000 EUR trong trường hợp bạn phải thanh toán những chi phí phát sinh liên quan đến y tế, cấp cứu. Bảo hiểm phải có hiệu lực trong suốt quá trình bạn lưu trú tại khu vực.
Tôi muốn nộp hồ sơ xin thị thực Pháp nhưng tôi phải đi công tác nước ngoài 2 ngày sau ngày nộp hồ sơ. Tôi có thể giữ hộ chiếu của mình để đi công tác trong khi hồ sơ của tôi vẫn đang trong quá trình xử lý hay không?

Được. Bạn có thể trình hộ chiếu gốc khi nộp hồ sơ tại TLSContact và nộp thêm thư giải trình. Sau đó bạn có thể giữ lại hộ chiếu gốc và mang nộp lại cho TLSContact sau khi đi công tác để cơ quan lãnh sự quán tiếp tục xử lý hồ sơ. Lưu ý : thời gian xử lý hồ sơ trong trường hợp này sẽ mất nhiều thời gian hơn thường lệ.

Tổng lãnh sự quán đã từ chối cấp thị thực cho tôi. Tôi có thể làm gì?

Bạn có thể khiếu nại quyết định từ chối cấp thị thực trong thời hạn 2 tháng bằng một trong hai cách cách sau

  • Gửi đơn xin xét lại qua đường bưu điện tới Tổng lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, đính kèm các giấy tờ chứng minh mới và một thư giải trình. Các giấy tờ này phải được soạn thảo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Việt kèm bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
     
  • Hoặc gửi đơn khiếu nại hành chính tới Uỷ ban cứu xét đối với các quyết định từ chối cấp thị thực [CRRV – BP 83609 – 44036 NANTES CEDEX 1]. Đơn phải giải thích lý do cụ thể, rõ ràng, được viết bằng tiếng Pháp, có chữ ký của đương đơn và gửi qua đường bưu điện tới Uỷ ban cứu xét đối với các quyết định từ chối cấp thị thực tại Pháp.
Thị thực Pháp dài hạn là gì?

Đối với công dân Việt Nam muốn lưu trú tại Pháp kéo dài hơn 90 ngày đều phải có thị thực dài hạn

Thị thực Pháp dài hạn có thời hạn giới hạn từ 3 tháng đến 1 năm. Nếu bạn muốn ở lại Pháp lâu hơn thời gian hiệu lực của visa, bạn cần xin giấy phép cư trú sau khi bạn vừa đến Pháp.

Trong thời gian hiệu lực, thị thực này cho phép bạn đi lại trong khu vực Schengen, lưu trú tối đa 90 ngày khoảng thời gian 180 ngày.

Có hai loại thị thực dài hạn chính:

  • Thị thực dài hạn, tương đương với giấy phép cư trú [VLS-TS] cho phép bạn lưu trú ít hơn hoặc tương đương với một năm. Với loại thị thực dài hạn này, bạn không cần xin giấy phép cư trú. Mặt khác, người giữ loại thị thực này phải được đăng ký với văn phòng khu vực OFII của nơi cư trú của mình, khi đến nơi.
  • Thị thực dài hạn có dòng chữ « carte de séjour à solliciter dans les 2 mois suivant l’arrivée » [giấy phép cư trú sẽ được yêu cầu trong vòng 2 tháng sau khi đến]. Bạn cần thông báo tại nơi đến trong vòng 2 tháng sau khi đến để có được giấy phép cư trú. 

Video liên quan

Chủ Đề