Dựa vào khái niệm phản xạ ví dụ não không phải là phản xạ

Câu hỏi: Cung phản xạ là gì? Nêu ví dụ về cung phản xạ

Lời giải

-Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)

Ví dụ

+ Khi tay chạm vào ngọn nến→cảm thấy đau (nhờ thụ quan cảm giác đau trong da)→xung thần kinh theo noron hướng tâmnoron trung gian ở trung ương thần kinh→phân tích xung thần kinh→noron li tâm→cơ ở tay→cơ co→rụt tay lại.

+ Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược lại về trung khu thần kinh nhờ noron hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ→phát lệnh điều chỉnh→ dây li tâm→cơ quan phản ứng→ Vòng phản xạ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về cung phản xạ nhé:

1.Cấu tạo và chức năng của noron

- Cấu tạo của một noron điển hình:

+ Thân noron có chứa nhân

+ Sợi phân nhánh ở các góc thân

+ Sợi trục ở một góc thân, bên ngoài có các bao mielin, khoảng cách giữa các bao mielin gọi là eo Ranvie

-Chức năng: có 2 chức năng cơ bản:

+ Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

+ Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.

-Các loại noron: có 3 loại

Các loại noron

Vị trí

Chức năng

Nơron hướng tâm (Nơron cảm giác)

Thân nằm bên ngoài trung ương TK

Truyền xung TK từ cơ quan thụ cảm đến trung ương TK
Nơron trung gian (nơron liên lạc Nằm trong trung ương TK Liên hệ giữa các nơron
Nơron li tâm (nơron vận đông) Thân nằm trong trung ương TK, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng. Truyền xung TK từ trung ương tới cơ quan phản ứng

2. Cung phản xạ

a. Phản xạ

-Ví dụ:

+ Sờ tay vào vật nóng→rụt tay lại

+ Nhìn thấy quả chua→tiết nước bọt

-Khái niệm: Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

-Lưu ý: Hiện tượng ở thực vật (khi chạm tay vào cây trinh nữ, lá cây cụp lại) không phải là phản xạ vì thực vật không có hệ thần kinh.

Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đèn sáng chiếu vào mắt thì đồng tử (con ngươi) co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt... Các phản ứng đó gọi là phản xạ. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.

b. Cung phản xạ

-Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)

- Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan cảm ứng.

c. Vòng phản xạ

Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích

-Khái niệm: vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.

- Cung phản xạ:

-Các phản xạ đều được thực hiện theo một vòng khép kín

-Lưu ý: dù phản ứng chỉ 1 lần đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích thì vẫn có thông tin ngược. Vì vậy dù phản xạ đơn giản nhất thì xung thần kinh vẫn được truyền trong vòng phản xạ

3. Giải đáp các câu hỏi

1. Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ vế phản xạ.

Trả lời:

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường ngoài hoặc môi trường trong dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Ví dụ: Khi tay chạm vào vật nóng thì co tay lại, khi ăn thì tiết nước bọt, trời rét thì nổi da gà, chiếu sáng vào mắt, mắt sẽ nheo lại…

2. Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

Ví dụ: Chạm tay vào vật nóng thì co tay lại.

Cung phản xạ này là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng. Cụ thể:

STT

YẾU TỐ

CHỨC NĂNG

1

Cơ quan thụ cảm Tiếp nhận kích thích (hơi nóng), phát sinh xung thần kinh.

2

Nơron hướng tâm Dần truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

3

Trung ương thần kinh Phân tích và xử lí các xung thần kinh cám giác, làm phát sinh xung thần kinh vận dộng.

4

Nơron li tâm Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

5

Cơ quan phản ứng Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phán ứng tiết và phản ứng vận động dó là co tay lại).

1. Phản xạ là gì?

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật đó chính là cảm ứng thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. Cảm ứng thực vật là loại phản ứng lại kích thích của môi trường, ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu do những thay đổi về trương nước trong các tế bào gốc lá mà không phải là do thần kinh điều khiển.

Trong chuyển động sóng, khái niệm phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc cả 2 môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường nó đã tới. Các ví dụ về phản xạ thường được quan sát bởi các sóng như ánh sáng, âm thanh hay sóng nước.

Sự phản xạ của ánh sáng có thể là phản xạ định hướng hay phản xạ khuếch tán, căn cứ vào từng bề mặt tiếp xúc. Tính chất của bề mặt ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi biên độ, pha hoặc trạng thái phân cực của sóng.

2. Một số ví dụ về phản xạ

Ví dụ 1:Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình từ phía sau, ta sẽ quay đầu lại và đó chính là phản xạ.

Âm thanh gọi tên ta sẽ kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác, làm phát sinh xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương. Từ thần kinh trung ương sẽ phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm để tới cơ quan phản ứng làm ta có phản xạ quay đầu khi có tiếng gọi.

Ví dụ 2: Phản xạ trên gương

Ví dụ 3:Phản xạ trên tờ giấy trắng.

3. Các loại phản xạ phổ biến hiện nay

a. Trong vật lý, có 2 loại phản xạ đó là:

Phản xạ định hướng

Trong quá trình vật lý, sóng phẳng sẽ lan truyền theo hướng PO để đi tới bề mặt phản xạ là (gương) thẳng đứng tại điểm O và bị phản xạ theo hướng OQ. Lúc này, dựng tia vuông góc với mặt phẳng gương tại O, có thể đo góc tới θi và góc phản xạ, θr.

Nếu như mặt phân cách là mặt phẳng, vật thể phát sóng sẽ có ảnh ảo qua bề mặt phản xạ đối xứng. Bề mặt phản xạ cong cũng cho các ảnh của vật thể giống như trong gương cầu lồi và gương cầu lõm.

Phản xạ khuếch tán

Phản xạ khuếch tán xảy ra khi sóng đi tới bề mặt tiếp giáp giữa 2 môi trường không phẳng và sóng phản xạ đi theo nhiều phương khác nhau. Phản xạ khuếch tán thường thấy khi ta chiếu một tia sáng vào tờ giấy trắng, khi quan sát bạn sẽ thấy tờ giấy trắng xuất hiện vệt sáng. Khi ánh sáng bị hắt lại theo mọi hướng, phản xạ khuếch đại sẽ giúp ta nhìn thấy mọi vật xung quanh.

b. Trong sinh học, có 2 loại đó là:

Phản xạ có điều kiện

Là những phản xạ được tích lũy trong đời sống, hình thành trong những điều kiện nhất định. Phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu như không được tập luyện, củng cố; xảy ra không tương ứng với kích thích, số lượng vô hạn. Do các lệnh phát sinh từ não nên được hình thành theo cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não giúp cơ thể thích nghi dễ dàng với môi trường sống.

Phản xạ có điều kiện

Phản xạ không điều kiện

Là những phản xạ tự nhiên, bẩm sinh, không dễ mất đi và mang tính chủ thể, di truyền. Do các lệnh được phát sinh từ tủy sống, thực hiện nhờ tủy sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não qua mối liên hệ thông thường, đơn nghĩa trước các tác động của phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác bằng sự phản ứng đáp lại nhất định nhằm giúp cơ thể bảo vệ mình trước.

4.Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Tính chất

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Tính chất bẩm sinh

Có tính chất bẩm sinh: phản xạ mút vú ở trẻ sơ sinh, phản xạ mổ thức ăn ở gà mới nở

Được xây dựng trong quá trình sống: con chó từ nhỏ được nuôi bằng sữa sẽ không có phản ứng gì với thịt.

Phản xạ này không di truyền

Tính chất loài

Có tính chất loài: khi gặp nguy hiểm con mèo gù lưng, nhím cuộn mình chĩa lông ra.

Có tính chất cá thể: con vịt không có phản ứng gì với tiếng kẻng, nhưng khi vịt nuôi và cho ăn có giờ giấc theo tiếng kẻng thì đến giờ nghe tiếng kẻng là chạy tập trung về ăn

Trung tâm phản xạ

- Là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh: trung tâm của phản xạ gót chân, phản xạ đùi bìu là ở tuỷ sống lưng

- Có những điểm đại diện trên vỏ não

Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.

Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối kín mạch truyền xung động thần kinh gây phản xạ có điều kiện.

Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích

- Tuỳ thuộc tính chất của tácnhân kích thích và bộ phận cảm thụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng tiếng động không gây co đồng tử, ánh sáng chiếu vào da không có phản ứng gì

- Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây chảy nước bọt...

5. Những điều kiện của phản xạ có điều kiện

- Cơ sở của phản xạ có điều kiện là phản xạ không điều kiện

-Sự kết hợp trong thời gian giữa hai tác nhân kích thích không điều kiện và có điều kiện

-Vỏ não phải toàn vẹn và các thành phần của cung phản xạ phải lành mạnh

6. Các loại phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện tự nhiên và nhân tạo

*Phản xạ có điều kiện tự nhiên:

Là những phản xạ có điều kiện rất bền vững,vàthường tồn tại suốt đời.

Phản xạ có điều kiện tự nhiên bền lâu như thế là vì kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện của phản xạ ấy luôn luôn đi đôi với nhau, làm cho đường liên lạc tạm thời ở vỏ não thường xuyên được củng cố.

Ví dụ: chuột sợ mèo là loại phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình sống (không phải bẩm sinh).

*Phản xạ có điều kiện nhân tạo:

Là những phản xạ có điều kiện không bền vững,vàthường chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của đời sống của động vật hoặc của người.

Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện của các loại phản xạ này có lúc đi đôi với nhau, nhưng có lúc không đi đôi với nhau, cho nên đường liên lạc tạm thời ít khi được củng cố. Ví dụ: phản xạ trú ẩn khi nghe kẻng báo động, hoặc khi nghe tiếng động cơ máy bay trong thời gian chiến tranh là phản xạ có điều kiện. Khi hết chiến tranh thì phản xạ có điều kiện được thành lập này sẽ biến mất.

Phản xạ có điều kiện tự nhiên bền vững hơn phản xạ có điều kiện nhân tạo.

* Phản xạ có điều kiện cấp cao

Phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở một phản xạ không điều kiện. Loại phản xạ có điều kiện đó là cấp một.

Ta có thể dùng phản xạ cấp một làm cơ sở xây dựng phản xạ có điều kiện cấp hai, và dùng phản xạ có điều kiện cấp hai để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp ba, v.v...

Ví dụ: phản xạ có điều kiện được thành lập trên con chó bằng ánh sáng đèn thông qua miếng thịt là phản xạ có điều kiện cấp một. Nếu như trước khi bật đèn mà rung chuông thì sẽ thành lập được phản xạ có điều kiện cấp hai. Người ta có thể dùng thêm một tín hiệu nữa để thành lập phản xạ có điều kiện cấp ba. Nói chung trên loài vật, người ta có thể thành lập phản xạ có điều kiện cấp ba. Trên người, có thể gặp phản xạ có điều kiện cấp cao hơn nữa.

7. Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện

- Thích nghi với môi trường

Cơ thể động vật, đặc biệt là các loài động vật cao cấp chỉ có thể tồn tại phát triển và hoạt động khi nào giữ được thăng bằng với môi trường sống.

Muốn giữ thăng bằng với môi trường luôn biến đổi, cơ thể phải có khả năng thích ứng linh hoạt hơn nữa đối với môi trường. Quá trình thích ứng đó là do hoạt động phản xạ có điều kiện.

Phản xạ có điều kiện là phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể đối với môi trường, giúp cho cơ thể biết được hướng đi tìm thức ăn để sinh sống.

Trong học tập

Nhờ thành lập phản xạ có điều kiện mà người ta có thể nắm được nội dung bài học khi đã lặp đi lặp lại những nội dung đó. Vì vậy, việc luyện tập, củng cố là những điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện.

Trong y học

Nhờ phản xạ có điều kiện người ta có thể cắt cơn nghiện rượi bằng apomorphin. Apomorphin là chất gây nôn, người ta trộn lẫn vào rượu và cho người nghiện rượu uống, khi uống rượu này sẽ nôn. Làm nhiều lần như vậy, về sau những người nghiện rượu chỉ cần ngửi thấy mùi rượu là họ đã có cảm giác buồn nôn và trở nên sợ , không dám uống rươu nữa.

Nhờ có phản xạ có điều kiện người ta có thể dùng giả dược điều trị một số bệnh tâm lý.