F1 thành f0 trong bao lâu

Theo chuyên gia, F1 chỉ cần test nhanh vào khoảng ngày thứ 5-7 sau lần cuối tiếp xúc gần F0 hoặc test sau một vài hôm khởi phát triệu chứng. Việc test thường xuyên thực tế không có nhiều tác dụng.

Nguyễn Phương Thúy [24 tuổi] đang sống cùng 2 người bạn tại một chung cư mini rộng 40 mét vuông ở Hoàng Mai, Hà Nội. Căn hộ có 1 phòng ngủ, 1 gác xép. Thúy tâm sự, hiện 2 người bạn cùng phòng với cô đã dương tính SARS-CoV-2, cách ly trong phòng ngủ nhỏ. Thúy là F1, cách ly trên gian gác xép.

Lo lắng về nguy cơ lây nhiễm, hàng ngày, Thúy chỉ xuống khu sinh hoạt chung [nhà vệ sinh, bếp nấu] khi các bạn đã vào phòng riêng. Cô cũng nhờ người quen mua giúp các que test nhanh về để test thường xuyên. Thúy hiện chưa có triệu chứng bệnh, tự xét nghiệm mỗi ngày 1-2 lần, tới nay 5 lần kết quả đều âm tính.

“Tôi có một số bệnh nền, lại mới tiêm 1 mũi vắc xin nên trường hợp mắc bệnh chắc sẽ nhiều nguy cơ về sức khỏe. Tôi cố gắng theo dõi thật kỹ như vậy, nếu dương tính thì phải phát hiện được sớm để nhờ bác sĩ tư vấn”, cô chia sẻ.

Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thực tế F1 cách ly cùng nhà với F0 không cần thiết phải test quá nhiều lần.

Bác sĩ Thiệu cho biết, về nguyên tắc, khi không có triệu chứng [kể cả đang trong giai đoạn ủ bệnh] thì việc test nhanh cũng khó lên vạch. Thậm chí, những ngày đầu khi mới khởi phát triệu chứng, do nồng độ virus còn rất thấp, test nhanh sẽ chưa hiện kết quả dương tính. Que test nhanh xuất hiện vạch mờ tức lúc này nồng độ virus của người bệnh đã cao, virus nhân lên đủ số lượng để độ nhạy của test có thể nhận ra.

Vì vậy, việc test thường xuyên cũng không có nhiều tác dụng. F1 chỉ nên test vào khoảng ngày thứ 5-7 sau lần cuối tiếp xúc gần F0 để khẳng định mình có nhiễm bệnh hay không [đã loại trừ cả trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng] hoặc test sau một vài hôm khởi phát triệu chứng.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng lưu ý nếu trong điều kiện có tiền sử tiếp xúc với F0 rất rõ ràng [đặc biệt là thành viên cùng gia đình], sau đó khởi phát triệu chứng của Covid-19 thì khả năng dương tính gần như chắc chắn. Khi ấy, người bệnh có thể không cần cố test, sẽ gây lãng phí, không cần thiết.

Thực tế, trước diễn biến dịch phức tạp, số mắc tăng cao tại nhiều nơi như hiện nay, việc F1 cách ly cùng nhà với F0 đã trở nên phổ biến, thậm chí nhiều gia đình “1 F1 cách ly cùng 5, 6 F0”. Nếu không biết cách phòng tránh lây nhiễm, nguy cơ mắc bệnh là hiện hữu. Một số F1 tâm lý chủ quan, quan điểm “ai rồi cũng thành F0” nên vẫn ăn ở cùng F0, sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quan điểm này dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có nguy cơ diễn tiến nặng hay các nguy cơ sức khỏe hậu Covid-19.

Bác sĩ Thiệu đã đưa ra một số hướng dẫn với F0 và F1 về cách phòng chống lây nhiễm trong quá trình cùng cách ly tại nhà.

Theo đó, nếu căn hộ của bạn có từng tầng riêng biệt, nhiều nhà vệ sinh, có khu nấu ăn riêng thì việc cách ly dễ dàng hơn; chỉ cần không tiếp xúc, không đi qua lại không gian của nhau. Tuy nhiên, với các hộ gia đình nhỏ, chỉ có một nhà tắm, một nhà vệ sinh và một gian bếp thì trước tiên phải tạo “không gian chung” và “không gian riêng”.

Không gian riêng là phòng ngủ, phòng sinh hoạt hàng ngày; không gian chung là những nơi cả F1, F0 cùng sử dụng như nhà tắm, nhà vệ sinh,…

Bạn cần chia khung giờ sử dụng không gian chung rõ ràng, báo trước với các thành viên trong gia đình nếu muốn vào những nơi này. Ví dụ, F0 tắm vào khoảng thời gian này trong ngày thì F1 sẽ tắm khoảng thời gian khác. Sau khi F0 vào không gian chung, có thể khử khuẩn bề mặt như tay nắm cửa, lau sàn,… để giảm nguy cơ lây cho F1.

Với việc giặt quần áo, rửa bát, bác sĩ Thiệu cho biết, quần áo của bệnh nhân Covid-19 nên được giặt riêng, chỉ cần dùng xà phòng giặt bình thường, sau đó phơi khô ráo ở không gian riêng. Bát đũa của bệnh nhân cũng chỉ cần dùng nước rửa bát thông thường vì về cơ bản, virus không sống được trong môi trường xà phòng. Lưu ý, tránh để F1 và F0 dùng chung bát đũa trong khoảng thời gian này.

Về việc khử khuẩn về mặt, theo bác sĩ, hiện người dân không cần phun hóa chất, khử khuẩn nhiều như giai đoạn trước đây vì theo lý thuyết, virus không thể tồn tại lâu ngoài môi trường, nhất là bề mặt khô ráo. Thay vào đó, chỉ khử khuẩn tại không gian chung, ở những bề mặt có nhiều nguy cơ như tay nắm nửa, bồn rửa mặt, sàn nhà,… [riêng bề mặt tường chỉ cần không chạm, dựa vào là có thể tránh được virus].

“Một số người quá lo lắng, lau chùi cả ngày cũng không tốt vì dù là người bệnh hay F1 cũng cần thời gian nghỉ ngơi. Về cơ bản, chỉ cần tuân thủ tốt thông điệp 5K, giữ khoảng cách, tạo không gian riêng - chung, chia múi giờ để tận dụng tối đa không gian chung cũng sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm”, bác sĩ Thiệu nói.

Người dân luôn ý thức thực hiện 5K khi hoạt động thể dục ngoài trời - Ảnh: TỰ TRUNG

Chị L.A. làm việc ở nơi điều trị cho người nghiện ma túy nhiễm COVID-19. Bộ phận của chị gồm 4 nhân viên, làm việc tập trung "4 tại chỗ" để phòng chống dịch bệnh từ ngày 3-8. 

Ngày 25-8, hai người ở cùng phòng nhiễm COVID-19. Chị và một người nữa trở thành "F1 gần" vì cùng ăn, ngủ, làm việc và dùng chung nhà vệ sinh. Chị đã chuẩn bị tinh thần cho việc phải chấp nhận nếu như trở thành F0, nhưng sự lo lắng cứ bám lấy hằng ngày. 

Mỗi 3 ngày chị được test nhanh, 5 ngày test PCR. Những ngày chờ kết quả có khi chẳng muốn ăn gì, ngủ chẳng ngon giấc cho đến khi nhận kết quả âm tính.

Là F1 rất gần khi sống cùng 2 F0 và mới có một mũi vắc xin, chị luôn vệ sinh sạch sẽ phòng ở, xịt cồn các tay nắm cửa thường xuyên, luôn luôn đeo khẩu trang dù một mình trong phòng, đi vệ sinh chị vẫn đeo khẩu trang. Phần cơm nhận được chị cũng phải xịt cồn cẩn thận, rửa tay 6 bước đầy đủ, bổ sung vitamin C bằng viên sủi và nước cam, chanh.

Chị P., phó chủ tịch phụ trách công tác phòng chống dịch tại một địa phương, trải qua 2 lần là F1 vào tháng 6 và tháng 8-2021. Lần đầu, khi đi cách ly về, mẹ chị đã mất vì COVID-19. Lần thứ hai, nhà chị có 9 người [6 người trở thành F0]. Virus đáng sợ quá và biến chuyển khôn lường, chị thoát được 2 lần có lẽ nhờ tinh thần, niềm tin và tuân thủ 5K.

Anh Hòa, một thợ xây sống tại quận Bình Thạnh [TP.HCM], nhớ lại khi vợ anh và mọi người xung quanh đều là F0. Anh còn 2 con nhỏ, nhà chật hẹp, phải dùng nhà vệ sinh chung với dòng họ [có 4 F0]. 

Không việc làm, nhịn ăn uống chỉ để có tiền mua cồn khử khuẩn. Vợ anh cách ly trên gác gỗ, anh chăm con. Trời thương hay sao mà 3 cha con anh không bị, vợ anh cũng đã sớm bình phục. Giờ đi làm lại, anh nghiêm túc đeo khẩu trang, xịt khuẩn, bỏ luôn những bữa nhậu cuối tuần với bạn thợ hồ.

Bác sĩ Lê Quốc Đạt - một bác sĩ Hải Dương vào chi viện cho TP.HCM, từng nhận nhiệm vụ ở quận Bình Thạnh gần nhà chúng tôi - chia sẻ: "Phòng dịch hiệu quả nhất cần thực hiện đúng, luôn luôn rửa tay theo 6 bước, chú ý rửa sạch các đầu ngón tay, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, hạn chế hút thuốc lá, tránh tụ tập đông người, ăn uống chung. Phòng lây bệnh dịch, ai cũng phải làm, từ việc đơn giản nhất, vậy mới an toàn cho từng người".

Đừng để mình thành F0 'lang thang', cách ly F1 tại nhà để giảm nguy cơ

ĐOÀN ANH

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0

[ĐCSVN] - Ban đọc Mai Hoa [Thanh Xuân – Hà Nội] hỏi: “Hiện nay tại Hà Nội các ca F0 đang tăng mạnh khiến tôi rất lo lắng. Đến nay để phát hiện mình có bị F0 hay không nhanh nhất chỉ có thể sử dụng phương pháp test nhanh. Vậy thời điểm nào nên thực hiện test nhanh COVID-19 sau khi tiếp xúc F0 để cho kết quả chính xác nhất?”

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0. Ảnh CTV

Trả lời:

Khi tiếp xúc với F0 các chuyên gia khuyến cáo người tiếp xúc nên xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp thuận tiện và dễ tiếp cận nhất như test nhanh hoặc xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Các trường hợp sau khi tiếp xúc với mầm bệnh nếu đã tiêm vaccine thì cần tiến hành test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR trong khoảng 5-7 ngày, trường hợp chưa tiêm vaccine thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện.

Do đó, người nhiễm dù có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có nguy cơ lây cho người khác. Hơn nữa, hiện tại dù vaccine đều cho kết quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm.

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng gần 60% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng. Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Như vậy để bảo vệ tốt bản thân và người khác thì tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là phương pháp tối ưu nhất. Các chuyên gia chỉ rõ thêm, mọi người nên thực hiện tốt khuyến cáo “5K”; thường xuyên mở cửa nơi ở, nơi làm việc để không khí thoáng mát. /.

HC

Video liên quan

Chủ Đề