Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân có bao nhiêu giai đoạn?

KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU TRONG BÀN CHÂN. - Mục đích tác dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân - Nguyên lý kỹ thuật động tác - Phương pháp giảng dạy - Hệ thống bài tập Giáo trình bóng đá I. Mục tiêu: Trang bị cho người học mục đích sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bànchân trong thi đấu và nguyên lý kỹ thuật của kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân. Phương pháp giảng dạy các lỗi sai khi thực hiện kỹ thuật này, cách sửa cùng hệthống các bài tập cơ bản sử dụng trong tập luyện. II. Nội dung tóm tắt: - Mục đích sử dụng • Thường được sử dụng để chuyền bổng, xa, đá phạt góc, đá phạt ngoài khu 16m50, phát bóng đối với thủ môn - Nguyên lý kỹ thuật động tác • Phân biệt điểm giống và khác giữa kỹ thuật đá bóng bằng long bàn chân và mu trong bàn chân o Giống nhau: cùng có các giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng. o Khác nhau: chạy đà chếch 450; đá bóng sử dụng mu trong, sử dụng khớp gối và đùi nên đá được xa hơn. - Phương pháp giảng dạy • Giảng dạy kỹ thuật không bóng, có bóng, áp dụng trong các đội hình chiến thuật. - Hệ thống các bài tập • Vận dụng linh hoạt các tình huống thi đấu III. Mục đích của kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân: - Trong thi đấu kỹ thuật này thường được sử dụng chuyề bóng ở cự ly xa và trung bình nhất là được thực hiện để sút phạt trực tiếp vao cầu môn đối phương. IV. Nguyên lý kỹ thuật: Đá bóng nằm tại chỗ - Do đặc điểm khi tiếp xúc giữa bàn chân [bằng mu trong] và bóng nên cách chạy đà của kiểu đá này phải chếch với hướng đá bóng đi khoảng 450 - Khi chạy tốc độ phải tăng dần, độ dài bước chạy ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh ở bước cuối cùng trước khi đặt chân trụ. - Động tác lăng chân về trước bắt đầu bằng việc lấy khớp hông làm trụ, dùng đùi vung cẳng chân từ sau ra trước. Giáo trình bóng đá Đá bóng nằm tại chỗ • Tiếp xúc với bóng là cạnh trong bàn chân, tính từ ngón chân cái tới phía trong mắt cá chân • Sau khi bóng rời chân thì tiếp tục lăng chân về phía trước, theo quán tính bước về trước 1 vài bước để giảm tốc độ của cơ thể và 2 tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng và trở lại hoạt động bình thường. Đá bóng lăn sệt - Căn cứ vào hướng bóng lăn, phán đoán tốc độ rồi nhanh chóng chọn vị trí thích hợp, đảm bảo đúng điểm đặt chân trụ, và thời điểm tiếp xúc bóng để đá bóng đi theo đúng hướng dự định. - Khi đá các loại bóng đang lăn sệt thì mũi bàn chân trụ luôn phải thẳng hướng với hướng đá bóng đi, đầu gối hơi khụyu thấp, thân người nghiêng về trước một bên với bóng. V. Phương pháp giảng dạy: - Giảng dạy và thị phạm các lĩnh kỹ thuật động tác - Tiến hành tổ chức hướng dẫn tập luyện: theo một trình tự từ chậm đến nhanh, dễ đến khó: • Tập mô phỏng không bóng giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ theo hình vẽ trên sân. • Tập mô phỏng trên bóng • Tập đá bóng chết vào các điểm cố định trên tường • Tập hai người hoặc nhiều người, đặt bóng chết đá chuyền cho nhau, rồi di chuyển đá bóng lăn sệt với các tính năng khác nhau. • Tập sút cầu môn từ các cự ly khác nhau. Những sai lầm thường mắc j Chạy đà gò bó, động tác không được tự nhiên, không có tính nhịp điệu. Giáo trình bóng đá - 15 - j Chân trụ đặt quá xa hoặc quá gần bóng và mũi bàn chân trụ không thẳng hướng với hướng bóng đi. j Gối chân trụ không khụyu và trọng tâm không dồn vào chân trụ. j Mu bàn chân không duỗi hết và tiếp xúc lệch tâm bóng vì vậy bóng đi xoáy không đúng mục tiêu. j Cổ chân không chắc nên khi tiếp xúc bóng thường bị lật, lại sang lòng bàn chân. j Khi đá,mũi bàn chân không chúc xuống mặt phẳng của dất một góc nhọn và điểm tiếp xúc bóng không đúng phần mu trong. j Thân trên ngã ra sau hoặc đổ về phía trước quá nhiều làm giảm lực tác động lên bóng. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm j Khái niệm về kỹ thuật chưa đúng. j Khi đá bóng mắt không nhìn vào bóng. j Cảm giác cơ bắp và sự phối hợp toàn thân chưa tốt. j Cảm giác không gian chưa được chuẩn xác, sợ mũi bàn chân đá xuống đất. j Quá căng thẳng khi thực hiện j Sức mạnh cơ chân yếu. VI. Hệ thống bài tập: j Tập mô phỏng các giai đoạn của kỹ thuật động tác theo hình vẽ trên sân. j Đặt bóng chết, 1 người dùng gầm bàn chân đè lên phía trước bóng, người kia tập mô phỏng chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng. j Đặt bóng chết cách tường khoảng 15- 25m, đá vào các điểm cố định trên tường. j Hai người đứng cách nhau 20 – 30m đá bóng chuyền cho nhau.lúc đầu tập đá bóng chết rồi sau tới đá bóng động. j Tập phát bóng [ bóng chết ] từ vạch 5m50 lên vòng trung tâm sân. j Tập đá phạt góc. j Hai người một bóng cách nhau 20 – 30m chạy song song chuyền bóng cho nhau. Sau khi nhận được bóng thì dẫn vài nhịp rồi chuyền trảlại cho đồng đội. j Dẫn bóng dọc biên xuống khu vực phạt góc thì đá tạt vào khu vực trước cầu môn. j Đặt bóng chết ở các cự ly và góc độ khác nhau tập sút cầu môn. j Phối hợp với đồng đội tập sút cầu môn. Trong nhữnh pha phối hợp người chuyền cần chuyền nhiều dạng bóng cùng tính năng khác nhau, sát với yêu cầu thực tế đặt ra để đồng đội tập sút cầu môn

Bài viết trước trung tâm bóng đá trẻ em Dương Minh đã chia sẽ cho các trẻ kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân, hôm nay để nối tiếp theo các kỹ thuật bóng đá cơ bản nhất thì chúng tôi sẽ chia sẽ cho trẻ một kỹ thuật đá bóng rất quan trọng và thông dụng hầu hết các cầu thủ nào cũng sử dụng trong các trận đấu kể cả những lúc tập luyện đó là kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

Mục đích của sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

- Kỹ thuật này thường áp dụng để chuyền bóng ở các cự ly trung bình và cự ly ngắn.

- Các cầu thủ hay dùng động tác của kỹ thuật này để dứt điểm.

- Một cú sút bằng mu bàn chân đúng chuẩn sẽ làm cho bóng đi theo vòng cung, lạch lách rất khó lường trước được điểm đến của bóng.

- Cầu thủ có thể vừa chạy vừa thực hiện kỹ thuật mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

- Đối với các cầu thủ chuyên nghiệp, có kỹ thuật tốt thì kỹ thuật đá bóng bằng mu bàn chân là một vũ khí tuyệt vời trong dứt điểm và chuyền bóng.

Cách đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân chia thành 5 giai đoạn.

1. Chạy đà.

- Có thể chạy thẳng hướng hoặc chếch 1 góc 5 đến 100, tốc độ tăng dần dần và bước cuối trước khi chạm bóng dài hơn các bước trước.

2. Đặt chân trụ.

- Mũi chân trụ thẳng với hướng cần sút bóng.

- Chân trụ đặt ngang và cách bóng khoảng 5 đến 10 cm.

- Đầu gối khuỵa và dồn tất cả trọng tâm cơ thể vào chân trụ.

3. Kỹ thuật đặt chân lăng.

- Mũi bàn chân nên xoay về hướng chân và chạm từ ngón chân út đến mắt cá ngoài của bàn chân.

- Vung chân từ phía sau và tốc độ vung chân lăng với tốc độ chạy đà là 2 yếu tố quyết định uy lực của cú sút.

- Lên gân và giữa chặc cổ chân.

Kỹ năng sút bóng bằng mu ngoài bàn chân

4. Tiếp xúc bóng

- Điểm tiếp xúc với bóng là tâm quả bóng, điểm chạm được tính từ ngón chân út đến mắt cá ngoài của bàn chân.

5. Kết thúc

Khi thực hiện và kết thúc động tác hai tay vung tự nhiên, thân người giữ chắc và ngả về phía chân lăng.

Sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân này thế nào ?

- Đá bóng nằm tại chỗ

Dùng mu ngoài của bàn chân tiếp xúc với bóng và mui bàn chân bẻ vào trong, cổ chân cứng dựa gối lên sau khi tiếp xúc bóng, thân người theo quán tính bước về phía trước.

- Đá bóng lăn sệt bằng mu ngoài bàn chân

Động tác này có thể sử dụng đá dược các loại bóng từ nhiều hướng lăn tới.

Mẹo sút bóng bằng mu ngoài bàn chân

Làm sao để nắm giữ kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân này tốt nhất

- Tập mô phỏng cho nhuần nhuyễn từ giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ theo các hình vẽ trước trên sân tập.

- Tập đá bóng vào các điểm chết trên tường, để bóng dội ngược ra và sút tiếp.

- Tập đá 2 người hay nhiều người, đá chuyền cho nhau, đặt bóng chết một chỗ và chuyền cho nhau, rồi di chuyển qua lại kết hợp các tính năng khác.

- Tập sút cầu môn ở các vị trí gần xa, và các góc độ sút khác nhau.

Những sai lầm thường mắc phải khi sút bóng bằng mu ngoài bàn chân.

- Mũi chân không chúi xuống, không hướng thẳng vào bóng và không nâng cao gót chân đá.

- Khớp cổ chân không cố định chắc mà thả lỏng.

- Mắt không mở và nhìn vào bóng khi tiếp xúc với bóng.

- Chân tiếp xúc với bóng quá gần là cho bóng xoáy chiều đi yếu và đổi hướng.

- Tay và khuỷa tay không giang rộng làm cho cơ thể không thể giữ thăng bằng được.

- Chân đá bóng hướng thẳng đến mục tiêu chứ không phải đặt chếch sang 1 góc nào đó.

Kỹ năng đá bóng bằng mu ngoài

Cách khắc các sai lầm thường mắc khi đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

- Hiểu rõ khái niệm đá bóng bằng mu ngoài bàn chân là như thế nào.

- Tập mô phỏng không có bóng cho thật nhuẩn nhuyễn.

- Tập sút không có bóng trước, tập từ từ đến nhanh dần, chạy chậm đến chạy nhanh, chạy gần đến chạy xa.

- Tập sút bóng cố định trước, khi nhuần nhuyễn rồi thì tập bóng lăn sệt song song với đá bóng.

- Tập 2 người để sửa lỗi cho nhau, một người giữ bóng, một người đá vào bóng, hay hai người chạy song song cùng nhau đá bóng.

- Tập đá bóng với tường cự ly 5 đến 8m, lúc đầu tập bóng cố định trước, khi quen rồi thì tập bóng lăn ngược ra và đá.

- Lợi dụng tập đá tường mà tập các kỹ thuật khác, nhưng nên từ tĩnh đến động.

Để có thể tập được nhuần nhuyễn động tác đá bóng bằng mu ngoài bàn chân thì trung tâm dạy bóng đá trẻ em chúng tôi khuyên trẻ nên tập với bạn từ 2 đến 3 người để có thể tự sửa lỗi cho nhau và cũng như trẻ không nhàm chán khi tập 1 mình mà sẽ có động lực hơn từ đó trẻ sẽ thực hiện nhanh, chính xác và hiệu quả hơn.

Page 2

Bài viết hôm trước trung tâm bóng đá trẻ em Dương Minh chúng tôi đã chia sẽ cho các bạn một số kiến thức bổ ích về các kỹ thuật đánh đầu trong bóng đá, bạn đã luyện tập thành thục hay chưa, đã nắm bắt được nó chưa. Nếu bạn đã nắm được rồi thì hôm nay chúng tôi sẽ chuyển qua một số kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân nhé, mời các bạn cùng theo dõi..

Mục đích của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.

- Kỹ thuật này thường được áp dụng để đá bóng ở các cự ly gần và các cú đá phạt đền đòi hỏi độ chính xác cao.

- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần mền bên trong lòng bàn chân để sút bóng tức là phần từ cổ chân đế đốt ngón chân cái của bạn.

Kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân đơn giản [ Nguồn Intrenet]

Nguyên lý kỹ thuật của các loại đá bóng bằng lòng bàn chân.

Đá bóng lăn sệt.

- Đá bóng lăn từ phía trước tới: Đầu tiên bạn cần phải phán đoán được thời điểm vung chân và vị trí tiếp xúc bóng lăn tới để sút bóng được chính xác

- Đá bóng đang lăn về trước: Bạn nên đặt chân trụ trước về phía trước bóng.

- Trường hợp nếu bóng lăn từ các bên tới về phía chân trụ thì nên đặt chân trụ hơi xa về phía bên của bóng.

Đá bóng nằm im tại chỗ.

- Chạy đà thẳng với hướng bóng.

- Tiếp đến bạn đặt chân trụ rồi vung chân lăng.

- Cuối cùng là tiếp xúc bóng.

- Kết thúc động tác.

Đá bóng nửa nảy.

- Phải đá bóng ngay những quả bóng từ trên cao rơi xuống vừa nảy từ đất lên mà không làm động tác giữ bóng.

- Trước hết phải phán đoán tốc độ bay và điểm rơi của bóng, từ đó nhanh chóng di chuyển chọn vị trí cho việc đặt chân trụ.

Hướng dẫn kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân [ Nguồn ảnh Internet]

Tiến hành tổ chức, hướng dẫn tập luyện kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. 

Khi bạn muốn tập tốt kỹ thuật này thì bạn có thể tập mô phỏng không có bóng, tập tại chỗ và thực hiện nhuần nhuyễn các động tác đá lăng, xoay bàn chân để sút bóng.

- Vẽ một đường chạy đà và điểm đặt bóng, tiến hàng đăth chân trụ rồi thực hiện kỹ thuật chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng.

- Đặt bóng chết một chỗ, một người dùng chân đè lên phía trước của bóng, còn một người tập chạy đà, đặt chân trụ rồi tiếp xúc bóng.

- Đặt bóng chết đá vào các điểm cố định trên tường, tập từ chậm đến nhanh, từ nhẹ, gần sau tăng dần cự ly và lực đá.

- Tập hai người hoặc với nhiều người, kết hợp di chuyển và đá các loại bóng đang lăn sệt.

- Tập sút cầu môn với bóng chết và các loại bóng đang lăn sệt.

Hệ thống bài tập mô phỏng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

- Giả tưởng quả bóng đang ở phía trước và tập mô phỏng từng giai đoạn của kỹ thuật.

- Tiến hành đá bóng chết vào các mục tiêu cố định, đồi hỏi độ chính xác cao.

- Đá bóng chết vào tường, khi bóng bật ra, giữ lại và đá bóng tiếp.

- Đá bóng chết vào tường khi bóng lăn ra không giữ lại và sút bóng tiếp.

- Tập kỹ thuật theo nhóm đứng thành vòng tròn, hình vuông, hình tam giác, lần lượt chuyền qua cho người đứng kế bên mình.

- Tập hai người chuyền qua chuyền lại.

- Tập đá bóng chết trước, sau đó đá bóng vào tường lăn ra đá tiếp nhưng ở cự ly gần, đá lực nhẹ trước sau đó tăng lực từ từ.

- Hai người chạy song song và chuyền bóng cho nhau.

- Tiến hàng sút cầu môn không người bắt bóng và sút cầu môn có người bắt bóng.

Cách sút bóng bằng lòng bàn chân [ Nguồn ảnh Interenet]

Một số lưu ý khi tập kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân.

Các sai lầm thường hay mắc phải.

- Chân trụ đặt quá thấp hay quá cao so với bóng.

- Đặt chân trụ quá xa so với bóng

- Trọng tâm cơ thể không dồn về chân trụ làm mất thăng bằng khi sút bóng khiến bóng di chuyển không chính xác hướng mình muốn.

- Mũi bàn chân của chân trụ không trùng với hướng của bóng có thể lệch qua trái hay qua phải.

- Thân ngã về phía sau hay phía trước quá nhiều làm bóng di chuyển không theo ý muốn.

- Đầu gối không mở ra làm cho bàn chân không vuông góc với chân trụ, nên điểm tiếp xúc bóng của bàn chân không đi qua bóng là cho bóng xoáy và đi sai hướng.

Nguyên nhân các sai lầm

- Mắt không mở và quan sát khi đá bóng.

- Khái niệm về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân không đúng.

- Sự phối hợp các bộ phận trên cơ thể chưa nhuần nhuyễn.

- Quá căng thẳng khi sút bóng.

- Không có sức mạnh khi sút bóng.

Hướng dẫn sút bóng bằng lòng bàn chân cho trẻ [ Nguồn ảnh Internet]

Một số cách khắc phục các sai lầm trên.

- Nắm rõ khái niệm kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân.

- Tập mô phòng nhuần nhuyễn các động tác chạy đà, xoay chân và sút bóng.

- Tập đá bóng chết trước rồi đá lăn sệt và cuối cùng là đá mục tiêu cố định.

- Tập theo nhóm 2, 3 người để sửa sai cho nhau.

Trên đây là chia sẽ các kiến thức về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân của trung tâm bóng đá Dương Minh, hi vọng nó sẽ là những kiến thức thật bổ ích cho các bạn.

Page 3

Đầu tiên bạn phải xác định được hướng đi của bóng để có thể thực hiện một cú đánh đầu thật tốt, khi nhảy lên thì mắt bạn phải hướng về phía trái bóng và tìm điểm tiếp xúc giữa bóng và đầu, khi bóng đã rơi vào tầm đánh đầu thì hãy dùng lực của cổ lắc mạnh trái bóng đi theo hướng mà bạn đã định sẵn. Trong đánh đầu có 2 kỹ thuật cơ bản sau.

I. Kỹ thuật đánh đầu bóng bằng trán giữa

Đây là một trong những kỹ thuật cơ bản và được sử dụng rất nhiều trong bóng đá, đa số các cầu thủ sử dụng kỹ thuật này để xử lý các tình huống bóng ở tầm cao không thể xử lý được bằng chân hay không thể thực hiện một các hiệu quả.

Kỹ thuật đánh đầu bóng bằng trán giữa

Tác dụng của kỹ thuật đánh đầu bằng trán giữa.

Các cầu thủ phòng ngự thường dùng kỹ thuật đánh đầu để phá các đường chuyền bóng nguy hiểm của đối phương, bảo vệ cầu môn. Trong một số trường hợp cụ thể những động tác hay các lỹ thuật đánh đầu bằng trán giữa còn được dùng để phát động những đường chuyền phản công nhanh. Các cầu thủ thường tấn công đa số sử dụng kỹ thuật đánh đầu bằng trán giữa để chuyền bóng cho đồng đội hay để tạo ra những cú dứt điểm trực tiếp, đưa bóng vào cầu môn đối phương.

>> Xem thêm: trung tâm dạy bóng đá trẻ em tại TPHCM

Ưu điểm của kỹ thuật đánh đầu trán giữa.

- Bóng đi mạnh và chính xác vì tiếp xúc vào phần trán giữa rộng, bằng phẳng.

- Nếu kết hợp nhuần nhuyển động tác gập thân phù hợp với điểm rơi của bóng thì người thực hiện kỹ thuật sẽ tạo ra cú đánh đầu có mạnh không khác gì một cú sút.

Nhược điểm kỹ thuật đánh đầu trán giữa.

- Mức độ hiểm hóc gây khó khăn cho thủ môn đối phương không cao, đối phương có thể phán đoán được đường đi của bóng.

Kỹ thuật đánh đầu trán giữa chia làm 2 giai đoạn

Giai đoạn chuẩn bị.

- Đừng chân sau chân trước, chân sau khuỵu xuống, dòn toàn bộ trọng tâm về chân sau. Ở tu thế này cơ thể như hình cánh cung để chuẩn bị cho động tác gập thân kéo dài biên độ, mắt luôn mở nhìn theo hướng bóng, hai tay dang ra để giữ thăng bằng.

Kỹ năng đánh đầu bằng trán

Giai đoạn tiếp xúc bóng

- Khi bạn đã phán đoán đúng thời điểm đánh đầu thì chân sau từ từ khuỵu và bắt đầu đập mạnh xuống đất đẩy thân về phía trước, bắt đầu dồn tất cả trọng tâm về phía sau.

- Thời điểm trán giữa tiếp xúc bóng chính là lúc thân người đã qua tư thế thẳng đứng và hơi đổ về phía trước.

- Trong quá trình đánh đầu, mắt luôn mở để quan sát bóng, đảm bảo tính chính xác của thời điểm và vị trí tiếp xúc bóng.

Những sai lầm thường mắc

- Mắt nhắm lại do sợ đau. nên không tiếp xúc đúng điểm chạm.

- Không ngả người ra sau ờ tư thế chuẩn bị. Nên gập thân về trước không mạmh. bóng đi nhẹ, không chuẩn.

- Gập thân sớm [hoặc quá muộn], cơ cổ không căng cứng khi tiếp xúc, bóng có lực không tốt. thiếu chinh xác.

II. Kỹ thuật đánh đầu bằng trán bên.

Là kỹ thuật đánh đầu có thể đưa bóng đi theo hướng như đúng bạn đã lựa chọn, đặc điểm của kỹ thuật đánh đâu này là biên độ xoay thân lớn, lực tác động vào bóng mạnh nên bóng bay xa, đối phương rất khó đoán được hướng bóng.

Kỹ thuật đánh đầu bằng trán bên.

Tác dụng kỹ thuật đánh đầu bằng trán bên 

- Các cầu thủ tấn công thì áp dụng kỹ thuật này để dứt điểm bóng vào khung thành đối phương.

- Các cầu thủ phòng ngự thì áp dụng các phòng thủ này để phá bóng khi các tư thế trên không thuận lợi, để chuyền bóng hay phá bóng có ý đồ của đối phương.

Ưu điểm kỹ thuật đánh đầu bằng trán bên 

- Đánh đầu bằng trán bên làm cho hướng bóng bay nguy hiểm hơn và không thể lường trước hướng bay của bóng.

- Khi sử dụng kỹ thuật đánh đầu này để dứt điểm thì cơ hội chính xác là rất cao, thủ môn và hàng phòng ngự đối phương cản phá được là rất nhỏ.

>> Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời mà bóng đá mang lại cho trẻ

Nhược điểm kỹ thuật đánh đầu bằng trán bên

- Do kỹ thuật đánh đầu này không đảm bảo được độ chuẩn xác và vị trí tiếp xúc giữa bóng với trán khá hẹp, rất khó có thể định vị, làm cho việc phối hợp giữa đồng đội không được thuận lợi theo ý muốn.

Hướng dẫn đánh đầu bằng trán bên

Kỹ thuật đánh đầu trán bên chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị:

- Cầu thủ đứng đối diện với hướng bóng đến, chân phải bước lên trước, chân sau hơi khuỵu xuống để giữ thăng bằng, chân trước cách chân sau khoảng 40 đến 50 cm.

- Đầu và thân người ngã ra phía sau, xoay thân mình chếch sang bên trái.

Giai đoạn tiếp xúc bóng:

- Khi bạn đã phán đoán được thời cơ đánh đầu thì thân người gập về phía trước, xoay hông ngươc chiều với hướng bóng kết hợp với tư thế đập mạnh chân sau.

- Trong quá trình thực hiện đánh đầu thì mắt luôn mở và quan sát hướng bóng để đảm bảo tính chính xác của vị trí tiếp bóng và thời điểm đánh đầu.

Những sai lầm thường mắc khi sử dụng kỹ thuật đánh đầu bằng trán bên.

- Vị trí tiếp xúc với bóng không chính xác, thay vị sử dụng kỹ thuật đánh đầu bằng trán bên thì người thưc hiện phải sử dụng phần trán dương để đánh đầu khiến bóng đi khong chính xác và dễ bị đau.

- Khi phối hợp động tác đánh đầu không tân dụng được các tư thế như gập thân và xoay khớp hông mà chỉ sử dụng được khớp cổ.

- Không phán đoán được điểm rơi của bóng, nên đa số là chỉ tiếp xúc được với đít bóng nên lực tác dụng vào là rất yếu.

Trên đây là một số chia sẽ của trung tâm dạy bóng đá Dương Minh đã chia sẽ cho các càu thủ cũng như là lứa cầu thủ trẻ em, hi vọng nó sẽ là bài học bổ ích có thể ghi nhớ để áp dụng trong lúc tập luyện hay thi đấu.

Page 4

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH

“TRẠI HÈ BÓNG ĐÁ THIẾU NIÊN TOYOTA 2018”

I.       MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

-          Nhằm tạo sân chơi cho các em nhỏ có niềm đam mê và yêu thích bóng đá, có cơ hội được tham gia thử sức và được tiếp xúc với môi trường rèn luyện chuyên nghiệp cũng như nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách và góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

-          Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thường xuyên luyện tập, thi đấu bóng đá nói riêng và các môn thể thao nói chung của lứa tuổi thiếu niên.

-          Phát hiện những năng khiếu bóng đá lứa tuổi từ 09 đến 12, từ đó bồi dưỡng và đào tạo các em trở thành những tài năng bóng đá, giúp các em thực hiện ước mơ, cơ hội được học tập với các huấn luyện viên nổi tiếng, chuyên nghiệp và được tham gia trận đấu giao hữu với bạn bè Quốc tế tại Nhật Bản vào tháng 09/2018.

II. KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH

1.      Tên chương trình:   TRẠI HÈ BÓNG ĐÁ THIẾU NIÊN TOYOTA 2018

2.      Quy mô: Toàn quốc

3.      Thời gian tổ chức: Từ ngày 10/06/2018 – 19/09/2018

4.      Đơn vị tổ chức: Công ty Ô Tô Toyota Việt Nam [TMV]

5.       Phát sóng: Chương trình thực tế “Khi trái bóng lăn” phát sóng lúc 19:30 thứ 5,6 hàng tuần từ ngày 30/7/2018 trên kênh VTV6.

6.       Đối tượng:

-          Là các bé trong độ tuổi từ 09 đến 12 [sinh từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2009], hiện đang sinh sống và học tập tại Việt Nam.

-          Yêu thích thể thao, đặc biệt với môn thể thao bóng đá.  

-          Có sức khỏe tốt, thường xuyên tham gia các hoạt động đòi hỏi thể lực, không mắc các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về tim mạch và các bệnh truyền nhiễm khác.

-          Không chịu sự quản lý độc quyền bởi các công ty, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước tính đến thời điểm dự thi.

7. Thành phần giám khảo vòng sơ tuyển và huấn luyện viên:

Là các huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng và các trợ lý huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam.

8.   Kế hoạch tổng thể:

TT

Hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Nội dung

1

Đăng ký và nhận hồ sơ

Tùy thuộc phương pháp và địa điểm đăng ký thi tuyển.

Toàn quốc

Điền và nộp Phiếu Đăng ký tham gia theo phương pháp lựa chọn. Chi tiết ở Phần III của Thể lệ này.

2

Vòng sơ tuyển

6:30 – 17:30

Chủ Nhật

10/06/2018

SÂN VẬN ĐỘNG QUÂN KHU 7

202 Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Thời gian làm thủ tục & lấy Số Báo Danh dự thi:  Từ: 06:30 – 8:30.

- Ban tổ chức  mời các Huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng Việt Nam tham gia và đánh giá trình độ, khả năng... của các thí sinh.

- Bài kiểm tra là các bài tập thể lực cơ bản của bóng đá như chạy, sút bóng, chuyền bóng, thi đấu...

- 30 thí sinh xuất sắc trên toàn quốc sẽ tham dự “Trại tập huấn” trong 07 ngày tại TP.HCM.

- BTC sẽ trao đổi cụ thể lịch trình tiếp theo với các thí sinh đã vượt qua vòng sơ tuyển.

Chủ Nhật

17/06/2018

SÂN VẬN ĐỘNG PLEIKU

Quang Trung, phường Tây Sơn, TP. Pleiku, Gia Lai

Chủ Nhật

24/06/2018

LÀNG THỂ THAO TUYÊN SƠN

Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Chủ Nhật

01/07/2018

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BÓNG ĐÁ TRẺ VIỆT NAM

01 Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

3

Chương trại Tập huấn

10/07/2018 – 16/07/2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh

- Tập huấn 07 ngày tại TP. Hồ Chí Minh. Thí sinh sẽ được đào tạo kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao, chiến thuật thi đấu... bởi Huấn luyện viên chuyên nghiệp, có chuyên môn cao trong lĩnh vực bóng đá của Việt Nam.

- Ngoài ra các em cũng được cùng nhau tham quan một số địa điểm nổi tiếng tại Hà Nội.

Lưu ý: Không áp dụng cho các thí sinh đã từng được tham gia chương trình thi đấu giao hữu tại Nhật Bản năm 2016 và 2017.

- Thông tin chi tiết sẽ tiếp tục được cập nhật tại: + Website

+ Facebook Toyota Sports:

+ Facebook Toyota Việt Nam: 

4

Chương trình thi đấu giao hữu tại Nhật Bản

13/09/2018 –20/09/2018

NHẬT BẢN

- 18 em xuất sắc nhất được lựa chọn sẽ tham dự Trận đấu giao hữu tại Nhật Bản với Đội bóng thiếu niên Nhật Bản và Thái Lan.

- Các em có chuyến tham quan Nhật Bản và thi đấu giao hữu trong 08 ngày.

III. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THAM GIA

Khi đăng ký tham gia chương trình, Thí sinh/Cha/Mẹ hay Người bảo hộ [người phụ trách nuôi dưỡng được pháp luật công nhận] của thí sinh phải nghiên cứu kỹ về thể lệ và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam về những nội dung khai báo của mình theo mẫu hồ sơ của Ban tổ chức. 

·         HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GỒM:

-          “Phiếu đăng ký” do Cha/Mẹ/Người bảo hộ của thí sinh khai và ký xác nhận theo mẫu  của Ban tổ chức [Bắt buộc]

-          Bản photo Giấy khai sinh của thí sinh [không cần công chứng]. [Xuất trình khi làm thủ tục lấy số BD tại ngày thi tuyển]

·         Phụ huynh và thí sinh có thể lựa chọn một trong bốn [04] cách đăng ký sau:

TT

Địa điểm

Phương thức đăng ký

Thời gian đăng ký [*]

TP.HCM

Gia Lai

Đà Nẵng

Hà Nội

1

Đăng ký trực tuyến

Điền vào “Phiếu Đăng Ký” tham gia tiếp tại trang web của Toyota Việt Nam.

< www.toyota.com.vn> 

Từ 20/05

 – 10/06

Từ 20/05 – 17/06

Từ 20/05 – 24/06

Từ 20/05 – 01/07

2

Đăng ký tại các Đại lý của Công ty ô tô Toyota Việt Nam trên toàn quốc [chi tiết trên website công ty]

Điền vào “Phiếu Đăng Ký” và gửi lại tại nơi nhận đơn từ 08h00 –16h30 các ngày trong tuần

[trừ Thứ bảy và Chủ Nhật].

3

Đăng ký tại CLB, trường năng khiếu, TT. TDTT, trường Tiểu học,…

Điền vào “Phiếu Đăng Ký” và gửi lại tại nơi nhận đơn từ 08h00 –17h00 tất cả các ngày trong tuần

4

Đăng ký tại điểm tuyển chọn **

Điền “Phiếu Đăng Ký” tham gia chương trình tại bàn đăng ký khu B tại thời gian và địa điểm ngày diễn ra vòng sơ tuyển.

6:30 – 8:30

Ngày

10/06/2018

6:30 –8:30

Ngày

17/06/2018

6:30 – 8:30

Ngày

24/06/2018

6:30 – 8:30

Ngày

01/07/2018

[*]  Những đơn đăng ký nộp sau thời gian quy định nêu trên đều được xem là không hợp lệ.

[**] Lưu ý: Thời gian đăng ký theo cách 4 chỉ được thực hiện từ 6:30 - 8:30 cùng ngày.

v  HỒ SƠ  TRÚNG TUYỂN VÀO TRẠI  TẬP HUẤN [áp dụng cho 30 thí sinh được chọn sau buổi sơ tuyển]

Sau buổi sơ tuyển, Ban Tổ chức sẽ công bố danh sách thí sinh vượt qua vòng sơ tuyển và được tham dự chương trình “Trại tập huấn” trong vòng 07 ngày tại TP. Hồ Chí Minh. Phụ huynh cần hoàn tất hồ sơ Trúng tuyển gửi lại cho Ban Tổ chức sau 05 ngày [theo dấu bưu điện] kể từ ngày biết kết quả như sau:

·            Địa chỉ gửi hồ sơ:

Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Lasta – Văn phòng Hà Nội

Số 11, ngõ 366 Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội

Người nhận: Chị Phạm Thị Thu Huyền

Số điện thoại: 0985.028.027

·            Hồ sơ dành cho 30 Thí sinh được lựa chọn bao gồm:

ü  01 Bản Sơ yếu lý lịch có 01 ảnh 3cm x 4cm đính kèm [có đóng dấu trên hình] và có dấu xác nhận của địa phương.

ü  01 Bản sao giấy khai sinh có dấu xác nhận của địa phương.

ü  01 Giấy khám sức khỏe: có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận đủ sức khỏe tham dự thi đấu bóng đá.

ü  01 Bản đăng ký tham gia Trại tập huấn do phụ huynh/người bảo hộ ký tên [theo mẫu của BTC].

ü  04 ảnh 4,5cm x 4,5cm, phông trắng [có ghi rõ họ tên, tuổi sau ảnh] để BTC chuẩn bị hồ sơ cho thí sinh.

ü  Bản sao giấy CMND của phụ huynh [cả bố và mẹ/người bảo hộ].

ü  01 bản sao Hộ chiếu của thí sinh.

ü  01 Giấy chấp thuận của phụ huynh/người bảo hộ ủy quyền cho BTC chương trình được giám hộ thí sinh trong quá trình tham gia thi đấu và đi nước ngoài.

IV. QUY CHẾ CHUNG VỀ TUYỂN CHỌN

-          Khi đã đăng ký, nộp hồ sơ tham dự chương trình đồng nghĩa với việc các thí sinh và gia đình đã chấp nhận tuân theo thể lệ của cuộc thi cũng như các quy định mà Ban tổ chức đề ra.

-          Thí sinh và gia đình cam kết và chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung thông tin đã khai báo khi tham dự Chương trình.

-          Ban tổ chức có quyền loại những thí sinh không tuân thủ đúng các quy định cũng như yêu cầu của Ban tổ chức trong suốt quá trình sơ tuyển và tham gia “Trại hè bóng đá thiếu niên Toyota 2018”.

-          Trang phục tham dự:

§  Khi tham dự chương trình các thí sinh sẽ tự túc lo trang phục đá bóng.

§  Thí sinh phải mang theo giày đá banh, vớ [tất], để đảm bảo chất lượng thi đấu tại ngày tuyển chọn.

-          Thí sinh phải có mặt đúng giờ tại địa điểm tuyển chọn theo thông báo của BTC. BTC sẽ không chấp nhận bất cứ lý do nào về việc chậm trễ, những trường hợp thực sự đặc biệt sẽ có sự xem xét của BTC.

-          Ban tổ chức không tiếp nhận hồ sơ của các thí sinh đang chịu ràng buộc trong bất cứ một hợp đồng độc quyền nào.

-          Thí sinh đảm bảo tuân thủ đúng lịch trình của Chương trình đã đề ra. Với những thí sinh được chọn tham gia trại hè tập huấn tại TP. Hồ Chí Minh, trường hợp có bất cứ thay đổi nào cần thông báo với BTC ít nhất 07 ngày trước khi hoạt động bắt đầu diễn ra.

-          Ban  tổ chức có quyền sử dụng thông tin, hình ảnh của thí sinh tham dự chương trình “Trại hè bóng đá thiếu niên Toyota 2018” vào các chương trình truyền hình - truyền thông, các hoạt động quảng cáo liên quan mà không phải trả bất cứ chi phí nào.

-          Ban tổ chức sẽ không hoàn trả lại hồ sơ trong trường hợp thí sinh không trúng tuyển

V. QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

-          Ban tổ chức chỉ chịu trách nhiệm đối với thí sinh trong khi tham dự các ngày sự kiện của Chương trình như kế hoạch nêu trên.

-          Thí sinh được lựa chọn tham dự trận đấu giao hữu tại Nhật Bản sẽ được Ban tổ chức mua Bảo hiểm và đài thọ tất cả các chi phí liên quan.

-          Khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra, Ban tổ chức và Gia đình thí sinh sẽ giải quyết trên tinh thần hợp tác đôi bên.

VI. KHIẾU NẠI

-          Mọi khiếu nại về chuyên môn do Huấn luyện viên trưởng xử lý và kết luận tại chỗ.

-          Các thành viên tham dự đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện các hành vi vi phạm Thể lệ, gian lận tuổi, Giấy khai sinh... Các tố cáo phải có bằng chứng tối thiểu cần thiết để Ban tổ chức xem xét và quyết định.

VII. KINH PHÍ HỖ TRỢ THÍ SINH

-          30 thí sinh xuất sắc được lựa chọn tham gia chương trình “Trại tập huấn” tại TP. Hồ Chí Minh và 18 thí sinh tham gia Trận đấu giao hữu tại Nhật Bản sẽ được Ban tổ chức chịu các chi phí liên quan như vé máy bay, ăn ở, đào tạo và các hoạt động khác có liên quan đến chương trình...

-          Cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ tự túc làm các thủ tục xin visa và chi phí nếu muốn đi cùng các thí sinh.

VIII. LIÊN HỆ

-          Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với đại diện Ban tổ chức:

Hotline của Chương trình:

Emai: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Lịch sơ tuyển Trại hè bóng đá thiếu niên Toyota 2018

Chủ Nhật 10/06/2018

SÂN VẬN ĐỘNG QUÂN KHU 7 - 202 Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Chủ Nhật 17/06/2018

SÂN VẬN ĐỘNG PLEIKU - Quang Trung, phường Tây Sơn, TP. Pleiku, Gia Lai

Chủ Nhật 24/06/2018

LÀNG THỂ THAO TUYÊN SƠN - Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Chủ Nhật 01/07/2018

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BÓNG ĐÁ TRẺ VIỆT NAM - 01 Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

||||Trung tâm dạy bóng đá Dương Minh Chiêu sinh lớp học bóng đá trẻ em tại TP HCM

Page 5

Một đặc điểm khá nổi bật của bộ môn bóng đá đó là đối kháng và trang đua khá mạnh và quyết liệt. Do đó trong thi đấu để có thể đáp ứng và ứng phó với các tình huống bất ngờ trên san thì đồi hỏi các trẻ phải tìm hiểu cũng như là nắm vững được đường bay của bóng trong các tình huống như vậy.

Kỹ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể là một trong nhưng biện pháp vô cùng hữu hiệu giúp trẻ nắm chắc tất cả các tính năng cũng như giúp trẻ khống chế bóng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó luyện tập tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể sẽ giúp trẻ tăng cường cũng sự sự phối hợp ưng ý và nhịp nhàng hơn của các bộ phận trên cơ thể, tăng cường độ linh hoạt của khớp gối, cổ chân, hông, hoàn thiện các kỹ năng di chuyển đồng thời giúp  trẻ phát triển một số kỹ năng như phản xạ và ứng biến nhanh chóng trong thi đấu. Nếu như trẻ có thể thuần thục được kỹ năng tâng bóng sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho các kỹ thuật sút bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, đỡ bóng và cướp bóng từ đối phương. 

Kỹ thuật tâng bóng hiệu quả dành cho trẻ [ Nguồn ảnh: Internet]

Do đó, kỹ thuật tâng bóng là một trong những kỹ thuật mà bất cứ cầu thủ nào, dù ở lứa tuổi nào cũng phải luyện tập thường xuyên, đặt biệt là đối với lứa tuổi trẻ em thì kỹ thuật này càn phải được chú trọng nhiều hơn.

>> Xem thêm: Video dạy bóng đá - kỹ thuật đá bóng cơ bản nhất

I. Các kỹ thuật tâng bóng dành cho trẻ.

1. Kỹ thuật tâng bóng bằng mu bàn chân chính diện

- Chân trụ hơi khuỵu và chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trụ.

- Khi bóng rơi xuống khoảng ngang đầu gối thì khớp gối và cổ chân thả lỏng ra.

- Vung nhẹ nhàng cẳng chân lên trên.

- Mũi bàn chân hơi cong lên phía trước.

- Dùng mu bàn chân chính diện đá nhẹ vào phần dưới của quả bóng để tâng bóng lên trên.

- Khi tâng bóng không nên tâng bóng lên quá cao và bóng phải hơi xoáy xuống phía dưới

Kỹ thuật tâng bóng bằng mu bàn chân chính diện [ Nguồn ảnh: Internet]

2. Kỹ thuật tâng bóng bằng má ngoài

- Chân trụ hơi khuỵu gối đồng thời ngã người về phía chân trụ và chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ.

- Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối thì chân tâng bóng nâng đầu gối lên và lắc má ngoài bàn chân lên phía trên rồi đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.

Kỹ thuật tâng bóng bằng má ngoài [ Nguồn ảnh: Internet]

3. Kỹ thuật tâng bóng bằng má trong

- Chân trụ hơi khuỵu gối và chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ.

- Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối thì chân tâng bóng nhấc gối đồng thời lắc má trong lòng bàn chân lên phía trên rồi dùng má trong lòng bàn chân đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.

Kỹ thuật tâng bóng bằng má trong [ Nguồn ảnh: Internet]

4. Kỹ thuật tâng bóng bằng đầu

- Đứng chân trước chân sau, khớp gối hơi khuỵu và trọng tâm cơ thể rơi vào giữa hai chân đồng thời hai tay mở tự nhiên, đầu ngửa ra sau, phần trước trán hướng thẳng lên trên.

- Khi bóng rơi xuống gần trán hai chân đồng thời nhẹ nhàng giậm đất đẩy người lên phía trên rồi dùng chính diện trán đánh nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên

Kỹ thuật tâng bóng bằng đầu [ Nguồn ảnh: Internet]

>> Xem thêm: Chương trình dạy bóng đá lứa tuổi 5 đến 8

5. Kỹ thuật tâng bóng bằng đùi

- Chân trụ hơi khuỵu gối, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ giống như các kỹ thuật tâng bóng phía trên, đồng thời hai cánh tay để mở tự nhiên.

- Khi bóng rơi xuống ngang hông thì đùi của chân tâng bóng nâng lên phía trên và ngang hông, dùng đùi đá vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên 

Kỹ thuật tâng bóng bằng đùi [ Nguồn ảnh: Internet]

II. Phương pháp luyện tập tâng bóng đạt hiệu quả dành cho trẻ.

- Luyện tập hai chân tâng bóng trong một túi lưới: Một tây cằm túi lưới, lần lượt thực hiên tâng bóng bằng mu bàn chân, má trong , má ngoài và đùi.

- Đứng tại chỗ trên mặt đất và thực hiện các kỹ thuật tranh bóng đồng thowuf hai chân tự thay đổi với nhau và tiến hành tâng bóng.

- Khi tâng bóng nên tiến hàng tâng xen kẽ giũa các bộ phận trên cơ thể như mu bàn chân, má trong, má ngoài, đùi và đầu, đồng thời xen kẽ giữa bóng thấp và bóng cao, hay tâng bóng thấp liên tục không qua đầu gối.

- Phối hợp tâng bóng với các bước di chuyển qua lại, chạy dọc, chạy ngang, chạy đường zizac, đường gấp khúc.

Bài viết trên trung tâm đào tạo bóng đá Dương Minh đã giới thiệu cho các trẻ về các kỹ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể cũng như là các tập luyện nó như thể nào cho hiệu quả, hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho trẻ.

Tham khảo thêm: Lớp dạy bóng đá trẻ em tại TpHCM  - Trung tâm Bóng Đá Dương Minh Sài Gòn

Page 6

Để giúp trẻ có thể nắm bắt được các kiến thức bóng đá cơ bản nhất như các kỹ thuật di chuyển và các nguyên nhân làm cho trẻ mắc sai lầm trong lúc di chuyển trong bóng đá. Bai viết sau đây trung tâm đào tạo bóng đá Dương Minh sẽ chia sẽ đến các bạn nhở các kỹ thuật di chuyển cơ bản trong bóng đá dành cho trẻ. 

Kỹ thuật di chuyển là một trong những kỹ thuật cơ bản nhất trong bóng đá, nó là một trong những kỹ thuật khá là quan trọng. Phần lớn thời gian thi đấu trên sân đa số các trẻ đều hoặt động không bóng, nhưng chính những điều đó nó đóng 1 vai trò quan trọng để hình thành nên các kỹ thuật như dẫn bóng, sút bóng...  

Kỹ thuật di chuyển trong bóng đá dành cho trẻ

Phân loại các kỹ thuật di chuyển trong bóng đá dành cho trẻ.

Trong bóng đá kỹ thuật di chuyển có rất nhiều loại, để giúp trẻ có thể vững chắc hơn với bóng, trẻ cần phải rèn luyện 5 kỹ thuật di chuyển trong bóng đá cơ bản sau: 

- Kỹ thuật chạy: Phải hạ thấp trọng tâm hơn so với bộ môn thể thao điền kinh.

- Kỹ thuật chuyển thân: Đòi hỏi sự tỉ mỹ, quan sát kỹ, nhanh nhẹn và các động tác giả.

- Kỹ thuật dừng đột ngột: Để di chuyển và chuyển hướng trong các tình huống thi đấu đạt hiệu quả.

- Kỹ thuật đi bộ: Thả lỏng cơ thể để đạt hiệu quả trong quá trình thi đấu tốt nhất.

- Kỹ thuật bật nhảy: Nhằm hoàn thiện các kỹ thuật bật nhảy, đánh đầu, tranh bóng.

>> Xem thêm: Tại sao nên cho trẻ học bóng đá ngay bây giờ.

Kỹ thuật chạy trong đá bóng.

- Kỹ thuật chạy bao gồm: chạy đường vòng, chạy giật lùi, chạy zichzac, chạy thường.

- Các kỹ thuật chạy nghiêng, chạy thường không cần phải chạy nhanh nhưng đòi hỏi phải có sự phối hợp thoải mái không được gò bó.

- Khi chạy thì trọng tâm phải hạ thấp, bước chạy ngắn, tay đánh rộng hơn các động viên thể thao điền kinh,

Kỹ thuật chạy bóng dành cho trẻ

Kỹ thuật chuyển thân trong bóng đá.

Trong lúc thi đấu bóng đá trẻ luôn có sự thay đổi giữa phòng thủ và tấn công, giữa các vị trí của các cậu thủ và bóng để có thể theo kịp các diễn biến xảy ra trên thân, các cầu thủ cần phải linh hoạt và chuyển thân nhanh trong bóng đá, bất ngờ ở các tình huống bất ngờ.

Kỹ thuật dừng đột ngột:

- Để chuyển hướng và chuyển thân trong các tình huống di chuyển hiệu quả.

- Đòi hỏi trẻ phải dùng hết lực để chân bám chặt đất, khi đó gối và trọng tâm hạ thấp đề trọng tâm hướng về phía ngược với hướng đang di chuyển một độ nghiêng nhất định.

- Bàn chân dùng lực đạp đất, cơ thể hạ thấp để giảm quán tính và lực xông về phía trước.

Kỹ thuật đi bộ trong đá bóng.

- Trong đá bóng kỹ thuật đi bộ trong bóng đá thì kỹ thuật đi bộ chủ yếu là để cho các cậu thủ tranh thủ nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe trong 1 đợt tấn cống dồn dập.

- Khi đi bộ các cầu thủ cần phải quan sát thật kỹ lưỡng, phán đoán để lựa chọn các vị trí và tham gia và các tình huống tấn công.

Kỹ thuật chạy bộ trong bóng đá

Kỹ thuật bật nhảy, đánh đầu.

- Bật nhảy được chia làm dậm nhảy 2 chân và dậm nhảy 1 chân.

- Bật nhảy là kỹ thuật trong đá bóng giúp tranh chấp bóng trên không, phụ thuộc vào sức bật tốc độ, lực dậm nhảy, kỹ năng phán đoán điểm rơi, thời gian dậm nhảy quyết định kết quả của động tác bật nhảy tranh bóng trên không.

Các biện pháp thường được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật di chuyển trong bóng đá.

- Chạy thường kết hợp quay rồi chạy tiếp.

- Chạy giật lùi, chạy thẳng, kết hợp cả hai kỹ thuật chạy trên.

- Chạy tốc biến, chạy thường, dừng.

- Chạy theo tín hiệu, chạy theo một cách bất ngờ, chạy đột ngột.

- Chạy đan chéo, cắt chéo phải, trái liên tục..

- Chạy đà một vài bước rồi dậm nhảy trên không bằng 1 chân hoặc 2 chân.

- Chạy nhảy lên khi chân tiếp đất và tiếp tục tăng tốc.

Các sai lầm thường mắc trong bóng đá trẻ em

Một số sai lầm thường mắc phải trong lúc di chuyển trong bóng đá.

- Khi di chuyển không để ý các diễn biến trên sân.

- Khi chuyển thân hay dừng lại đột ngột, người không ngã ra sau nên không thể dừng lại làm cho cơ thể mất cân bằng.

- Sự di chuyển toàn thân không phối hợp nhịp nhàng với nhau khi di chuyển ngang, dừng lại, bật nhảy hay chạy zichzac.

>> Xem thêm: Lớp học bóng đá trẻ em tại quận 7 chất lượng cao

Cách sửa lỗi trong lúc di chuyển trong bóng đá.

- Tập di chuyển nhịp nhàng với bóng.

- Phối hợp di chuyển nhịp nhàng với đồng đội.

- Thực hiện các động tác với tốc độ chậm và uyển chuyển.

- Thực hiện các bước lướt nhiều lần với tốc độ chậm.

Bài viết hôm nay trung tâm đào tạo bóng đá Dương Minh chúng tôi đã mang đến các kiến thức kỹ thuật di chuyển trong bóng đá dành cho trẻ, hi vọng sẽ giúp trẻ có thể phát huy được hết các kỹ năng bóng đá dành cho trẻ.

Page 7

Chứng chỉ bằng cấp HLV - Huấn luyện viên bóng đá được phân chia như thế nào

Bằng cấp, chứng chỉ huấn luyện được phân cấp theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất như sau: C, B, A và Pro. Tương ứng với các cấp độ kể trên là mức độ nội dung của khoá học cũng như tuỳ vào từng loại đối tượng mà HLV sau đó sẽ làm việc. Như vậy C, B, A là chứng chỉ đào tạo HLV ngắn hạn, còn Pro License là Bằng HLV, muốn làm HLV trưởng đội tuyển Quốc Gia phải cần có bằng HLV Pro.

Chứng chỉ C:

Cụ thể, với khoá học chứng chỉ C, các HLV sẽ được tập trung đào tạo các kỹ năng cơ bản nhất của bóng đá. Học viên tiếp xúc với cách tổ chức cơ bản, hướng nhiều về công tác huấn luyện cầu thủ trẻ. Khoá học kéo dài trong 13 ngày và yêu cầu tối thiểu là 85 giờ học thực hành và lý thuyết. 

Chứng chỉ B

Với khoá học chứng chỉ B, các HLV cần phải đảm bảo kinh nghiệm huấn luyện tối thiểu 2 năm cùng với đó là sở hữu chứng chỉ C. Khoá học tập trung đào tạo kỹ năng ở cấp độ cao hơn liên quan đến trận đấu, qua đó giúp các HLV biết cách tổ chức, huấn luyện một cá nhân hoặc một nhóm cầu thủ, xây dựng chiến thuật. Khoá học bằng B diễn ra trong 20 ngày, với hơn 107 giờ học thực hành và lý thuyết. Bài kiểm tra cuối kỳ yêu cầu các học viên nắm vững kỹ năng huấn luyện, thuật ngữ trận đấu và thêm vào đó là phải có bài thuyết trình, biện luận.

Chứng chỉ A

Khóa học chứng chỉ A yêu cầu ở một mức độ cao hơn. Các HLV muốn tham dự phải sở hữu cả chứng chỉ cấp độ C và B cũng như có thêm kinh nghiệm huấn luyện tối thiểu 1 năm nữa. Thời gian khóa học kéo dài trong vòng 27 ngày [tối thiểu 148 giờ học] với các bài giảng liên quan đến chiến thuật, những yêu cầu về chuyên môn và quản lý đội bóng. Bên cạnh đó, các HLV còn học về triết lý cầm quân, nâng cao nhận thức ở các cấp độ. Kết thúc khóa học, các học viên ngoài kiểm tra lý thuyết và thực hành còn phải thuyết trình, biện luận một vấn đề xoay quanh quản lý, triết lý huấn luyện. 

Pro License

Khóa học này bao gồm 4 học phần với những module độc lập, diễn ra trong vòng 2 năm và được tổ chức tại nhiều nước ở châu lục.

Khóa học nhận Pro License cao hơn cả. Cần nhấn mạnh đây là bằng chứ không còn là chứng chỉ như cấp C, B, A nữa. Một HLV muốn có bằng Pro ít nhất phải sở hữu một chứng chỉ A. Ngoài ra, HLV đó cần phải huấn luyện một CLB chuyên nghiệp hoặc ĐTQG, có độ tuổi dưới 45 và bắt buộc phải biết tiếng Anh nhằm tham gia các khóa học liên lục địa hay giữa các khu vực trong một châu lục. 

Chưa hết, các học viên phải nộp nhật ký huấn luyện trong 365 ngày theo những đề mục hướng dẫn, đồng thời phải viết bài luận dài 5.000 từ hoàn toàn bằng tiếng Anh. "Tới cuối khóa học, bài kiểm tra là phần hỏi đáp một thầy một trò trong khoảng 4 tiếng. Chúng tôi phải nói toàn bộ những gì mình nghiên cứu, sau đó phải trả lời những câu hỏi của giảng viên đưa ra”,

Khóa học bằng AFC Pro đầu tiên tại Việt Nam

Page 8

Details Created: 16 May 2018

Có lẽ đây là vấn đề quan trọng nhất của bố mẹ. Hãy tìm cho trẻ một địa chỉ thực sự uy tín và tin cậy. Trên địa bàn TPHCM có một số những trung tâm đào tạo bóng đá dành cho trẻ em nhưng không phải trung tâm nào cũng thực sự chất lượng, thực sự tốt. Hãy chịu khó lên mạng tìm kiếm, tìm hiểu một vài trung tâm dạy bóng đá trẻ em và đăng kí cho trẻ học thử. Điều nay sẽ giúp các quý phụ huynh lựa chọn cho trẻ em một địa chỉ thực sự uy tín và chất lượng.

Những lưu ý khi cho trẻ học bóng đá

Hãy luôn theo sát và động viên trẻ mỗi khi trẻ luyện tập

Có lẽ điều này sẽ gây mất kha khá thời gian vàng bạc của các quý phụ huynh. Tuy nhiên, với mật độ 1 tuần học từ 1 – 2 buổi cho trẻ thì điều này hoàn toàn có thể được. Các trẻ còn nhỏ thì rất mong muốn được bố mẹ chứng kiến, được bố mẹ theo sát vì tâm lí sợ cái mới, hay chính cái tâm lí muốn chứng tỏ cho bố mẹ thấy mình tiến bộ cũng rất đáng yêu. Do vậy, hãy đầu tư thêm thời gian đưa trẻ đến sân tập, theo dõi các trẻ chơi bóng và đón trẻ về với những lời hỏi thăm quan tâm yêu mến nhất. Chính điều này sẽ tạo động lực cho các bé thêm tích cực tập luyện hơn đó.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có niềm đam mê bóng đá

Hãy trở thành một HLV, một người thầy thực thụ

Các trẻ có thời gian học tập theo dõi nhiều nhất không phải là các thầy giáo trên lớp mà chính là các quý phụ huynh. Bố mẹ sẽ là nguồn cảm hứng, sự tiếp thu rất lớn của các bé. Nếu các quý phụ huynh không biết các kĩ năng bóng đá, hãy cố gắng động viên, cổ vũ tinh thần và đưa cho trẻ những bài học quý báu về tinh thần. Một tinh thần thép, quả cảm, bền bỉ không biết mệt mỏi hay gian nan, nản chí sẽ cực kì tốt không chỉ trong việc các bé luyện tập bóng đá mà còn là một đức tính rất tốt trong tính cách của các trẻ. trẻ có được hay không chính nhờ một phần lớn sự quan tâm, giảng dạy của các quý phụ huynh đó !

Những điều cha mẹ nên làm khi cho trẻ học đá bóng

Vừa rồi là số điểm cần chú ý mà các quý phụ huynh nên làm khi trẻ mình có niềm đam mê, tình yêu và đang theo học bóng đá. Hãy cố gắng đem lại cho các trẻ những giá trị tốt nhất để bé được phát triển một cách toàn diện nhất nhé. Chúc các quý phụ huynh và các bé luôn nhiều sức khẻo và vững niềm tin nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc, băn khoăn gì về những thông tin học bóng đá trẻ em. Hãy liên hệ ngay cho trung tâm bóng đá trẻ em chúng tôi để được giải đáp một cách thỏa đáng nhất nhé ! Cảm ơn sự quan tâm của các quý phụ huynh !!!!

>> Thông báo tham gia giải bóng đá trẻ TpHCM 2018

Video liên quan

Chủ Đề