Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Fe(OH)2 có kết tủa không? được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc các nội dung về Sắt(II) hydroxide. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu dưới đây bạn đọc sẽ nắm chắc các nội dung kiến thức có liên quan đến Fe(OH)2. Từ đó vận dụng vào làm các dạng câu hỏi bài tập, viết phương trình, nhận biết hóa học. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

1. Fe(OH)2 là chất gì?

Fe(OH)2 đọc là Sắt (II) hydroxide

2. Fe(OH)2 màu gì?

Fe(OH)2 là chất có kết tủa màu trắng xanh, dễ bị oxi hóa chuyển sang màu nâu đỏ khi có mặt không khí.

Chúng tôi xin giới thiệu bài Fe(OH)2 màu gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Fe(OH)2 màu gì?

Trả lời:

Fe(OH)2 là chất có kết tủa màu trắng xanh, dễ bị oxi hóa chuyển sang màu nâu đỏ khi có mặt không khí.

I. Fe(OH)2 là gì?

Sắt(II) hydroxide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Fe(OH)2. Nó được tạo ra khi các muối sắt(II) như sắt(II) sunfat, hóa hợp với các ion hydroxide. Sắt(II) hydroxide là một chất rắn màu trắng, nhưng chỉ cần chút ít oxy sẽ tạo ra một vỏ ngoài màu xanh lá cây. Chất rắn bị oxy hóa trong không khí này đôi khi được gọi là "rỉ sắt màu xanh lá cây".

- Công thức phân tử: Fe(OH)2 .

- Phân tử khối: 90 g/mol.

II. Cấu tạo

- Gồm nguyên tố Fe kết hợp với 2 nhóm -OH.

- Hợp chất sắt (II) hiđroxit là hợp chất trong đó sắt có mức oxi hóa +2.

III. Tính chất vật lí

- Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

IV. Tính chất hóa học của Fe(OH)2

– Có các tính chất của bazơ không tan.

– Sắt(II) hidroxit vừa có tính khử và vừa có tính oxi hóa.

– Bị nhiệt phân

Nung Fe(OH)2 ở trong điều kiện không có không khí:

Phương trình hóa học:

Fe(OH)2 → FeO + H2O

Nung Fe(OH)2 trong không khí:

Phương trình hóa học:

4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O

– Fe(OH)2 tác dụng với axit

Với axit không có tính oxi hóa như: HCl, H2SO4

Phương trình hóa học:

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

– Fe(OH)2 có tính khử:

Với axit HNO3, H2SO4 đặc

Phương trình hóa học:

3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

Phương trình hóa học:

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

Tác dụng với các chất oxi hóa khác

Phương trình hóa học:

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Cách điều chế Fe(OH)2:

Cho dung dịch bazơ vào trong dung dịch muối sắt (II) ở trong điều kiện không có không khí:

Phương trình hóa học:

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Phương trình hóa học:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Chú ý: Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ. Do đó muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.

V. Hợp chất Fe(II)

Tính chất hoá học của các hợp chất sắt (II):

Hợp chất Fe (II) có tính khử

– Hợp chất sắt (II) sẽ tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất sắt (III). Trong phản ứng hóa học ion Fe2+ có khả năng cho thêm 1 electron.

Phương trình hóa học:

Fe2+ → Fe3+ + 1e

→ Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử.

– Ở nhiệt độ thường, trong không khí (có O2, H2O), Fe(OH)2 bị oxi hoá thành Fe(OH)3.

Phương trình hóa học:

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

– Sục khí clo vào trong dung dịch muối FeCl2, muối Fe(II) bị oxi hóa thành muối Fe(III).

Phương trình hóa học:

2FeCl2 + Cl2 → 2 FeCl3

– Hợp chất Sắt(II) bị oxi hóa bởi axit H2SO4 đặc nóng hoặc dung dịch axit HNO3 tạo thành muối Fe(III).

Phương trình hóa học:

3FeO + 10 HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

– Cho từ từ dd FeSO4 vào dung dịch hỗn hợp (KMnO4 + H2SO4), Fe2+ khử MnO4- thành Mn2+.

Phương trình hóa học:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Oxit và hidroxit sắt (II) đều có tính bazơ

Chúng đều tác dụng được với axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo thành muối Fe(II)

Phương trình hóa học:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

-------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Fe(OH)2 màu gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • Tất cả
  • Câu hỏi hay
  • Chưa trả lời
  • Câu hỏi vip

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Hòa tan hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 5,75 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp rắn A như trên trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X chứa 96,8 gam một muối và 4,48 lít (đktc) gồm 2 khí, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Giá trị của m là...

Đọc tiếp

Hòa tan hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 5,75 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp rắn A như trên trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X chứa 96,8 gam một muối và 4,48 lít (đktc) gồm 2 khí, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Giá trị của m là

  1. 29,660
  1. 59,320
  1. 27,175
  1. 54,350

Fe oh 2 hóa nâu trong không khí

Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng A Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng B Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng Kết tủa Cu2O đỏ gạch C Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam A Nước Br2 Mất màu dung dịch Br2 E ...

Kết tủa Fe OH 2 có màu gì khi để lâu trong không khí?

Sắt(II) hydroxide là một chất rắn màu trắng, nhưng chỉ cần chút ít oxy sẽ tạo ra một vỏ ngoài màu xanh lá cây. Chất rắn bị oxy hóa trong không khí này đôi khi được gọi là "rỉ sắt màu xanh lá cây".

Fe OH 3 tác dụng với gì ra feoh2?

Fe(OH)2 +O2 + H2O → Fe(OH)3 ↑ | Fe(OH)2 ra Fe(OH)3.

Fe OH 2 tác dụng với gì ra FeO?

Fe(OH)2 → FeO + H2O | Fe(OH)2 ra FeO.

Feoh3 có màu gì?

Sắt(III) hydroxide hoặc ferric hydroxide là hợp chất hóa học của sắt, oxy và hydro với công thức Fe(OH)3. Sắt(III) hydroxide còn được gọi là sắt oxit vàng, hoặc Pigment Yellow 42.