Ftp server cho phép kết nối thông qua account nào năm 2024

Hiện nay, công nghệ FTP Server được sử dụng phổ biến giữa các tổ chức doanh nghiệp, phục vụ mục đích chia sẻ dữ liệu. Câu hỏi được đặt ra: FTP Server là gì? Chúng ta có thể tự khởi tạo FTP Server không? Câu trả lời là có. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về tính năng của FTP Server cũng như cách tạo một FTP Server đơn giản trên các máy tính Windows 10.

FTP Server là gì

FTP Server (viết tắt của File Transfer Protocol Server) là một dạng phần mềm, dịch vụ mạng được thiết kế nhằm mục đích lưu trữ, quản lý và chia sẻ các tập tin hoặc thư mục thông qua Internet.

Các doanh nghiệp thường sử dụng FTP Server nhằm chia sẻ dữ liệu nội bộ hoặc chia sẻ cho khách hàng, đối tác. FTP Server hỗ trợ truyền tải dữ liệu lên đến dung lượng hàng trăm MB một cách dễ dàng.

Cách thức hoạt động của FTP Server là cho phép người dùng kết nối đến máy chủ để truy cập vào các tập tin được chia sẻ. Người dùng có thể xem, tải xuống hoặc tải lên các dữ liệu dựa trên giao diện truyền tải FTP mà vẫn đảm bảo tính bảo mật.

Ftp server cho phép kết nối thông qua account nào năm 2024

FTP Server là gì?

Tính năng của FTP Server

Dưới đây là 4 tính năng chính của FTP Server:

  • Cho phép tải tập tin trong Website: Nhân viên IT doanh nghiệp có thể quản lý toàn bộ các dữ liệu, thư mục (ngoại trừ Database) trên FTP Server. Điều này đồng nghĩa với người dùng có thể tải văn bản, video, hình ảnh,... từ máy tính cá nhân lên trên máy chủ
  • Truyền dữ liệu giữa các máy tính khác nhau: Như đã trình bày, tính năng chính của FTP Server là truyền tải dữ liệu. Với các phương thức như gửi Email hay sử dụng ổ đĩa truyền thống, doanh nghiệp sẽ bị động về thời gian. Nhưng với FTP Server, doanh nghiệp có thể sao chép dữ liệu một cách nhanh chóng và đơn giản
  • Nhập địa chỉ Server cần truy xuất: Một số FTP Server cho phép doanh nghiệp nhập địa chỉ Server (thông qua tên và mật khẩu nếu cần) và cung cấp giao diện để doanh nghiệp dễ dàng upload hoặc download các tập tin của mình.
  • Cho phép nhiều đối tượng truy cập cùng lúc: Khi doanh nghiệp có 1 FTP Server, doanh nghiệp có thể cho phép nhân viên cùng xem, chỉnh sửa và thao tác trên các dữ liệu chung mà doanh nghiệp lựa chọn. Với hệ thống phân quyền và hỗ trợ nhiều tài khoản truy cập, FTP Server mang đến tính bảo mật cao cho dữ liệu doanh nghiệp.

Cách cài đặt FTP Server trên Windows 10

Dưới đây là 4 bước để cài đặt FTP Server trên Windows 10:

Cài đặt yếu tố cần để chạy FTP Server trên Windows 10

Đầu tiên, doanh nghiệp cần cài đặt FTP Server trên máy tính trước theo các bước sau:

  • Nhấn Windows + X >> Chọn Programs and Features
  • Chọn vào tường lửa (Turn Windows features on or off)
  • Mở mục Internet Information Services >> tick chọn FTP Server
  • Mở mục FTP Server >> chọn FTP Extensibility
  • Tick chọn Web Management Tools >> Nhấn OK >> Nhấn Close
    Ftp server cho phép kết nối thông qua account nào năm 2024

Cách tạo FTP Server trên Win 10

Cách cấu hình FTP site trên Win 10

Tiến hành cấu hình FTP site qua các bước:

  • Nhấn Windows + X >> Chọn Control Panel
  • Mở mục Administrative Tools
  • Click đúp chuột ở mục Internet Information Services (IIS) Manager
  • Mở mục Connection >> Click chuột phải vào Site
  • Click vào Add FTP Site
  • Đặt tên cho FTP site >> Nhập đường dẫn đến thư mục FTP cần dùng để gửi và nhận tập tin (Chúng ta có thể nhấn vào Make New Folder để tạo một thư mục mới nếu cần)
  • Click Next, một giao diện mới có tên “Binding and SSL Settings” xuất hiện. Tại đây, bạn tắt hết các cài đặt mặc định và chỉnh sửa SSL thành No SSL
  • Chọn Next
  • Ở Authentication, bạn click vào mục Basic và Specified users (tại menu thả xuống)
  • Nhập địa chỉ Email vào tài khoản Windows 10 (chúng ta có thể sử dụng tên tài khoản Local có thể truy cập vào FTP Server)
  • Chọn 2 mục Write và Read
  • Chọn Finish

Cho phép FTP Server truy cập qua tường lửa

Với các máy tính có tường lửa hoạt động, kết nối vào FTP Server sẽ bị chặn. Lúc này, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau để cho phép FTP Server truy cập qua tường lửa:

  • Mở giao diện Start Menu >> Nhập Firewall tại thanh tìm kiếm và nhấn Enter
  • Chọn vào mục Allow an app or feature through Windows Firewall ở thanh bên trái của giao diện
  • Chọn Change Settings >> Click FTP Server >> Chọn tick vào cả 2 mục Public và Private
  • Nhấn OK

Cấu hình Router

Để FTP Server kết nối được với Internet, chúng ta cần cấu hình Router. Hướng dẫn chi tiết:

  • Nhấn Windows + X >> Chọn mục Command Prompt
  • Nhập lệnh ipconfig tại cửa sổ lệnh và nhấn Enter
  • Ghi chú lại địa chỉ IP Default Gateway trên màn hình, đây chính là địa chỉ Router:
    Ftp server cho phép kết nối thông qua account nào năm 2024

Ghi chú lại địa chỉ IP Default Gateway

  • Mở trình duyệt trên máy tính và nhập địa chỉ IP Router trên >> Nhấn Enter
  • Đăng nhập
  • Tìm kiếm Port Forwarding (thường sẽ nằm dưới mục WAN hay NAT). Sau đó, tạo 1 Port Forwarding mới với các thông tin như sau:
  • Service Name: Đặt tên bất kỳ mà bạn muốn
  • Port rage: Chọn cổng 21
  • Địa chỉ TCP/IP của máy tính: Mở cửa sổ command Prompt >> Nhập lệnh ipconfig như bước trên. Địa chỉ TCP/IP sẽ là địa chỉ IPv4 trên máy
  • Local TCP/IP port: Chọn cổng 21
  • Protocol: Chọn TCP
  • Lưu thay đổi

So sánh FTP và dịch vụ Cloud

Ngoài FTP, dịch vụ Cloud hiện nay đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để phục vụ việc truyền tải, chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Cả 2 giải pháp này đều hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lưu trữ và chia sẻ tập tin từ xa.

Vậy, doanh nghiệp nên chọn FTP hay dịch vụ Cloud? Cùng xem qua một số điểm khác biệt bên dưới:

Phương thức truy cập

Để sử dụng FTP, doanh nghiệp cần có các máy khách FTP (FTP Client) để truy cập vào các tập tin, thư mục của bạn. Ngược lại, với dịch vụ Cloud, doanh nghiệp chỉ cần có một trình duyệt web và khả năng kết nối Internet là đã có thể truy cập vào các tập tin được lưu trên đám mây.

Ftp server cho phép kết nối thông qua account nào năm 2024

So sánh FTP và dịch vụ Cloud

Chi phí

Để thiết lập máy chủ FTP, doanh nghiệp cần phải tốn nhiều chi phí vào việc xây dựng máy chủ. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên đầu tư vào việc bảo trì máy chủ, để chúng có thể hoạt động ổn định.

Còn với Cloud, khi sử dụng dịch vụ tại các nhà cung cấp uy tín như CMC Cloud, doanh nghiệp có thể lựa chọn thanh toán theo hình thức Pay as you go (dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu). Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hiệu quả, không cần bỏ ra quá nhiều chi phí để đầu tư xây dựng một máy chủ riêng.

Mức độ bảo mật

FTP Server là giải pháp không an toàn, do hệ thống này không có tính năng truy xuất nguồn gốc. Doanh nghiệp không thể biết được ai đã truy cập vào xem thông tin gì. Lỗ hổng này giúp các hacker hoặc kẻ xấu có thể dễ dàng xâm nhập vào máy chủ FTP, lấy cắp thông tin và bỏ đi mà không để lại một chút dấu vết.

Các dịch vụ Cloud đã giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau, như hỗ trợ theo dõi và báo cáo về các truy cập vào tập tin của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tạo bản sao lưu trong trường hợp mất dữ liệu.

Qua bài viết trên, CMC Cloud đã giải thích chi tiết về khái niệm FTP Server là gì, các tính năng cũng như cách tạo FTP Server trên Windows 10. Hy vọng bài viết này đã mang đến những kiến thức hữu ích cho doanh nghiệp. Nhìn chung, mặc dù FTP Server có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chia sẻ dữ liệu tốt hơn so với các ổ đĩa cứng truyền thống, nhưng dịch vụ Cloud vẫn là giải pháp tốt hơn mà doanh nghiệp nên trải nghiệm. Hãy liên lạc CMC Cloud ngay để được tư vấn kỹ hơn về các giải pháp Cloud nhanh nhất.

CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ