Gãy xương mắt cá chân bó bột bao lâu

  • 04:00 03/07/2021
  • Xếp hạng 4.94/5 với 20258 phiếu bầu

Trong các dạng tổn thương ở xương cẳng chân, gãy xương mác khá thường gặp. Tuy nhiên, gãy xương mác không quá nguy hiểm và xương có thể lành lại sau 8 – 10 tuần bó bột.

Xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Xương chày là loại xương to hơn, chịu phần lớn trọng lực cơ thể. Xương mác là xương nhỏ hơn, có dạng dài, ở ngoài cẳng chân, có vai trò chia sẻ bớt gánh nặng của xương chày, đồng thời tạo nên cử động linh hoạt của khớp cổ chân. Xương mác chạy song song với xương chày, gắn vào khớp gối và khớp mắt cá chân.

Xương mác chỉ chiếm 17% trọng lượng cơ thể. Vì là một xương phụ nên người ta có thể lấy bỏ 2/3 trên xương mác cũng không gây ảnh hưởng tới chức năng của chi dưới. Và vì có kích thước nhỏ, mảnh nên khi chấn thương xảy ra, xương mác thường là xương bị gãy. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn so với sức tải của nó.

Vị trí xương mác

Những nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương mác là:

  • Va chạm mạnh: thường do tai nạn giao thông, có thể dẫn đến gãy xương nghiêm trọng.
  • Té ngã, đặc biệt là từ trên cao xuống bề mặt cứng: vận động viên, người cao tuổi và trẻ em hay bị chấn thương bởi nguyên nhân này.
  • Thực hiện các vận động xoắn như xoay vòng [tập các môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết].
  • Một số bệnh có thể dẫn tới gãy xương mác, bao gồm các bệnh về xương như viêm xương khớp.

1.3 Triệu chứng gãy xương mác

  • Triệu chứng toàn thân: bệnh nhân có thể bị sốc.
  • Triệu chứng tại chỗ: Sau khi bị gãy xương, người bệnh thấy đau chói tại chỗ gãy, chân gãy không vận động được, cẳng chân sưng nề, đau, bầm tím chân, ngứa ran hoặc tê chân, đau các khớp và xương có liên quan,...

Người bệnh bị đau ở vị trí gãy xương mác

  • Giảm đau toàn thân bằng cách sử dụng Promedol 0,02 hoặc Morphin 0,01 x 1 ống tiêm bắp thịt nếu bệnh nhân không có các phản chỉ định. Người bị gãy xương mác cũng có thể dùng thuốc giảm đau dạng uống như Efferalgan Codein 0,50, Mofen,...
  • Giảm đau tại chỗ: phong bế gốc chi bằng dung dịch Novocain 0,25% x 60ml.
  • Bất động tạm thời: nẹp xương mác từ 1/3 trên đùi tới gót chân bằng nẹp ê-ke gỗ hoặc 2 nẹp tre đặt ở mặt trong và mặt ngoài.

Phương pháp điều trị gãy xương mác phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương. Cụ thể:

  • Gãy xương hở [gãy xương phức tạp]: xương xuyên qua da, có thể nhìn thấy xương hoặc một vết thương sâu lộ xương qua da. Gãy xương hở thường do chấn thương rất mạnh như té ngã hay tai nạn giao thông. Bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bị gãy xương cũng có thể được tiêm một mũi uốn ván nếu cần. Vết thương sau đó sẽ được vệ sinh, kiểm tra, cố định xương gãy bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Gãy xương kín [gãy đơn giản]: xương bị gãy nhưng da vẫn còn nguyên vẹn. Mục tiêu điều trị gãy xương kín là đưa xương trở lại vị trí ban đầu, kiểm soát cơn đau và chờ xương tự lành, ngăn ngừa biến chứng, phục hồi chức năng của chi dưới. Gãy xương mác có cần bó bột không? Người bệnh thường được chỉ định bó bột, sử dụng nạng để di chuyển, mang nẹp đeo. Khi xương đã lành, bệnh nhân có thể tập nâng chân, kéo căng xương và cải thiện chức năng các khớp bị yếu với sự trợ giúp của bác sĩ vật lý trị liệu.

Chỉ định bó bột cho bệnh nhân gãy xương mác

Khi bị gãy xương mác, bệnh nhân sẽ được chỉ định bó bột ngay. Sau 7 – 10 ngày bó bột, tình trạng sưng nề trên xương đã giảm, khiến bột bị lỏng. Lúc này, bác sĩ có thể quấn thêm bột kín vòng tròn hoặc thay bột khác nếu bột quá lỏng. Trong quá trình bó xương, bệnh nhân có thể tập đưa cao cẳng chân, khép, dạng chân. Sau khoảng 3 tuần bó bột, người bệnh nên tập đi nạng và chống chân dần để tránh rối loạn dinh dưỡng.


Xương mác rất dễ liền nên bệnh nhân gãy xương mác sẽ lành xương sau khoảng 8 – 10 tuần bó bột và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân nên đi khám định kỳ theo lịch hẹn để theo dõi quá trình liền xương.

Thời gian xương mác bị gãy lành lại nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ chấn thương, tuổi tác, cách chăm sóc, tập luyện,... Để nhanh phục hồi sau khi gãy xương, người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

Tập luyện phục hồi chức năng đi lại sau gãy xương mác

  • Cử động khớp: khớp bị bất động lâu sẽ cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, sụn bị mỏng, bao hoạt dịch tăng sản mỡ. Vì vậy, cử động khớp là biện pháp tốt nhất để bơm dịch khớp ra – vào, giúp nuôi dưỡng khớp và hoạt động khớp mềm mại hơn. Người bệnh nên tập co duỗi khớp từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột, mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần, một lần co duỗi duy trì tốc độ 45 giây.
  • Duy trì sức cơ: bệnh nhân gãy xương mác nên tập tăng sức căng của cơ, tập co cơ,... để sớm phục hồi vận động sau khi xương liền lại.
  • Tập đi: khi xương chưa liền, người bệnh nên dùng nạng gỗ tập đi. Thanh ngang đầu trên nạng không nên tì vào nách mà cần để tựa bên lồng ngực. Người bệnh cần giữ dáng đi thẳng, mắt nhìn về phía trước, không cúi nhìn xuống chân, hai vai giữ ngang bằng, không tỳ lên chân đau. Hai tay bệnh nhân chống nặng cần giữ ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo thành hình tam giác. Giai đoạn tiếp theo dùng gậy chống khi xương gần liền. Khi xương liền vững, tì không đau ở vị trí gãy xương thì bỏ gậy, tập đi như bình thường.
  • Dùng nhiệt: chườm nóng lên vị trí bị đau để luyện tập. Người bệnh chú ý không chườm lên vị trí có đinh, nẹp vít, vòng thép kim loại,... vì có thể khiến chúng bị nóng lên, gây hỏng tổ chức, dễ dẫn đến viêm rò.
  • Tập sinh hoạt thông thường: bệnh nhân gãy xương mác đang bó bột cần tập lên xuống cầu thang, tập ngồi xuống đứng lên. Khi không còn đau, không hạn chế cử động thì quá trình tập luyện này có thể ngừng lại.
  • Xoa nắn ổ gãy xương liền khớp bằng tay, không dùng dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp,... để tránh làm xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.
  • Dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng quá trình tái tạo tế bào xương, nhanh chóng làm liền xương bị gãy.
  • Có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng calo và protein, bổ sung thêm vitamin D, canxi và kẽm cho cơ thể để phục hồi xương và sức khỏe.
  • Dùng thuốc giảm đau và chống viêm nếu cần thiết.

XEM THÊM:

Hỏi: Chào bác sĩ, em bị gãy xương mác gần mắt cá chân phải, sau khi tháo bột thì em tập cử động vào cảm thấy bị đau gót chân, hiện tại thì em khó tập đi vì gót chân đau mỗi khi em di chuyển em, mong bác sĩ giúp em tìm hiểu lí do ạ.Lê Hoàng Tuấn [TP HCM]Trả lờiChào bạn, sau khi bị gãy xương mác có bất động bằng bột, thường khớp cổ chân sẽ bị giới hạn vận động sau thời gian bất động, do vậy sau khi tháo bột tập vận động đi lại, thời gian đầu sẽ đau, có thể có sưng khớp cổ chân. Nếu bạn thấy đau nh...

HỏiChào bác sĩ,Cháu năm nay 18 tuổi và cháu bị gãy 2/3 xương cẳng chân cách đây 6 tháng. Hiện giờ, cháu thấy chân đã bình thường, không còn đau như trước. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi sau gãy 2/3 xương cẳng chân bao lâu có thể tập đi? Mong bác sĩ tư vấn, cháu cảm ơn.Bùi Đức Quảng [2003]Trả lờiĐược giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.Chào bạn,Với câu hỏi “Sau gãy 2/3 xương cẳng chân bao lâu có thể tập đi?”, bác sĩ x...

Gãy xương là tình trạng chấn thương nghiêm trọng cần được để ý và xử lý kịp thời. Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương nhưng tùy vào mức độ, tính chất gãy để lựa chọn hình thức chữa trị phù hợp.

Hỏi: Bác sĩ ơi cho cháu hỏi, cháu bị gãy thân xương đùi do tai nạn xe, cháu kết hợp đóng đinh nội tuỷ được hơn 3 tháng rồi, giờ cháu đi lại bình thường, không đau, nhưng trong thời gian này chỗ bị gãy nó đau lại và đau chỗ đầu gối, bác sĩ cho cháu biết nguyên nhân đau là gì không ạ?Lê Minh Đức [Hà Nội]Trả lờiChào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về website, có khả năng xương đùi chưa liền vững mà bạn tác động lực nhiều gây đau. Bạn nên đi kiểm tra để bác sĩ đánh giá chính xác và cho lời khuyên.Bá...

Hỏi: Chào bác sĩ. Tôi bị tai nạn lao động, đến nay đã 2 tuần. Tôi đi khám bác sĩ kết luận bị xẹp đốt sống lưng L1 và có dấu hiệu rạn. Bác sĩ cho tôi hỏi với tình trạng bệnh như thế thì thời gian bao lâu có thể đi lại được và hướng điều trị thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn giúp tôi.Nguyễn Cảnh Lâm [1985]Trả lờiBạn Lâm thân mến, theo mô tả của bạn thì bạn bị gãy lún đốt sống thắt lưng số 1. Việc điều trị tùy thuộc kiểu gãy và mức độ tổn thương, có biến chứng không?Nếu gãy lún đơn thuần, không có...

Hỏi: Chào bác sĩ. Bác sĩ cho tôi hỏi, con tôi năm nay 10 tuổi cháu vừa phẫu thuật gãy xương đùi trái [gãy kín 1/3 T]. Vậy khi nào con tôi có thể tập đi? Chế độ ăn uống, chăm sóc thế nào ạ? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn bác sĩ.Dương Thị Dẫn [1981]Trả lờiChào bạn. Trường hợp của cháu bị gãy kín 1/3 T xương đùi, hay còn gọi là gãy thân xương đùi, đã phẫu thuật thì việc tập luyện sau phẫu thuật có ý nghĩa rất quan trọng, giúp máu huyết lưu thông để vết thương mau lành và giảm đau nhức, giảm sưng hi...

Tùy vào vị trí và mức độ gãy xương ở người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị khác nhau. Ngoại trừ những trường hợp nhẹ, xương có thể liền sau khi bó bột thì có nhiều bệnh nhân bị gãy xương ở vị trí khó, nguy hiểm như xương đùi, xương sên, xương thuyền... sẽ khó lành do bị thiếu máu nuôi xương, cần phải áp dụng biện pháp phẫu thuật mới có đem lại hiệu quả điều trị cao.

HỏiEm của em 14 tuổi thi điền kinh bị té gãy 1/3 xương đòn, mất bao nhiêu lâu có thể lành lại ạ?Công Thắng [2006]Trả lờiChào bạn, trường hợp của bạn tùy vào phương pháp điều trị gãy xương mà thời gian lành xương có thể khác nhau bạn nhé. Trung bình thì từ 4 – 6 tháng là xương có thể lành tốt bạn nhé. Người bệnh cần phải được theo dõi tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ để xác định quá trình lành xương của mỗi cá nhân.Bác sĩ CKI Nguyễn Đức Hòa - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Q...

HỏiEm chào bác sĩ ạ! Em muốn hỏi bác sĩ là em bị gãy xương ngón và lòng bàn chân trái, xương ngón số 2 em bị gãy cũng khoảng được gần 3 tháng và giờ xương em cũng đang gần can rồi, như vậy em đã tập đi được chưa ạ ,em có đi chiếu chụp bác sĩ bảo em phải tập đi và em tập đi được 2 ngày rồi ạ, em cảm thấy bàn chân của em có biểu hiện buốt và phù nề như vậy em có ảnh hưởng gì đến xương không ạ? Hôm nay em có đi chụp lại thì phần can xương của em không bị làm sao ạ, bác sĩ tư vấn giúp em ạ, em xin c...

Trong các dạng tổn thương ở xương cẳng chân, gãy xương mác khá thường gặp. Tuy nhiên, gãy xương mác không quá nguy hiểm và xương có thể lành lại sau 8 – 10 tuần bó bột.

HỏiChào bác sĩ, Ba em bị gãy xương mu. Sau khi nằm viện về lúc đầu, tối nào ba em cũng đau nhức từ phần bị gãy trở xuống. Sau khi một khoảng thời gian thì đỡ đau hơn, chân bị tê và sưng bàn chân rất khó chịu, đau đến nỗi buồn nôn, chỉ cần ngủ quên là bàn chân tê cứng. Bác sĩ cho em hỏi, bị tê cứng bàn chân sau gãy xương mu phải làm sau? Em cảm ơn bác sĩ.Khách hàng ẩn danhTrả lờiĐược giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Trung Hiếu - Trưởng khoa Phẫu thuật khớp háng và khung chậu - Trung tâm C...

Xương bàn chân là cấu trúc chịu lực tỳ cho cơ thể nên khi xảy ra chấn thương rất dễ dẫn tới gãy xương gây mất vận động cho người bệnh và nhiều biến chứng nguy hiểm. Bó bột xương bàn chân cũng là một trong những phương pháp điều trị phổ biến. Sau khi tháo bột gia đình cần lưu ý một số điều để giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Đức Hòa - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình, Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Video liên quan

Chủ Đề