Giá trị điện áp trên tụ điện là gì

Ngày 31/07/2010 11:07:05 / Lượt xem: 18726 / Người đăng: biendt / Nguồn: Sưu tầm và Biên soạn


1. Sự phóng nạp của tụ điện . Một tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ , nhờ tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều. Tụ điện sẽ phóng điện từ dương cực sang âm cực (Nhiều bạn hiểu nhầm là nó phóng điện xuống đất không phải là nó phóng điện qua tải sau đó về cực âm của tụ điện). Điện dung của tụ càng lớn thì thời gian tích điện càng lâu 2. Cách đọc trị số nghi trên tụ * Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ \=> Tụ hoá là tụ có phân cực (-) , (+) và luôn luôn có hình trụ . Trên thân có ghi dấu (-) dọc theo thân tụ đó là cực âm của tụ hóa

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì

Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V . Các tụ khác thì tương tự! * Với tụ giấy , tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu[separator]

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì

Tụ gốm ghi trị số bằng ký hiệu. Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 ) Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara) \= 470 n Fara = 0,47 µF Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện . * Thực hành đọc trị số của tụ điện.

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì

Cách đọc trị số tụ giất và tụ gốm . C = 101nF. k=10% Chú ý : chữ K là sai số của tụ . 50V là điện áp cực đại mà tụ chịu được. * Tụ giấy và tụ gốm còn có một cách ghi trị số khác là ghi theo số thập phân và lấy đơn vị là MicroFara

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì

C=0.01uF ; K= 10% ; U=100V Ngoài ra các bạn còn gặp những loại tụ điện khác nhau nữa cơ. Các loại tụ điện này chỉ ghi số trên thân tụ điện như là tụ đất . Nếu mà tụ nào mà nghi mỗi số không thì : + nếu mà có 3 số : hai chữ số đầu là số có nghĩa nhân với ố thứ 3 là số mũ 10 của số đó và đơn vị là pF + Nếu mà có 2 số : thì hai số này có nghĩa luôn và đơn vị của nó là pF

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì
3. Ý nghĩa của giá trị điện áp ghi trên thân tụ : Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ. Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần. Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 40V. vv... Điện áp của mạch Điện áp của tụ 5V 10V 12V 16V 18V 25V 24V 35V 40V-70V 100V 110V 160V 180V 250V 300V 400V

........

Tụ điện là linh kiện thường gặp trong các loại máy móc, thiết bị điện. Vậy tụ điện là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như cách đọc thông số trên tụ điện thế nào? Tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp đầy đủ.

Tụ điện là gì?

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động được tạo bởi hai bản cực đặt song song và ngăn cách bởi lớp điện môi (dielectric) - là những chất không dẫn điện như: Giấy, gốm, mica, thủy tinh… Tụ điện có tính chất cách điện một chiều nhưng lại cho dòng điện xoay chiều chạy qua khi xuất hiện sự chênh lệch điện thế nhờ nguyên lý phóng nạp.

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì
Tụ điện là linh kiện không thể thiếu trong bảng mạch

Ký hiệu và đơn vị của tụ điện

Nếu bạn đang tìm hiểu tụ điện có ký hiệu là gì? Đơn vị đo tụ điện là gì? Hãy tham khảo thông tin sắp được chia sẻ bên dưới đây.

Tụ điện có ký hiệu là “C”, đây là viết tắt của Capacitior. Điện dung chính là đơn vị đo của tụ điện. Đơn vị của điện dung là Fara (F). Cụ thể hơn, 1 Fara = 1F = 10-6MicroFara = 10-9 NanoFara = 10-12 PicoFara.

Mức điện dung của tụ điện phụ thuộc vào kích thước, kiểu dáng và khoảng cách giữa hai bản tụ cùng với chất điện môi. Sau đây sẽ là công thức tính điện dung của tụ điện.

C = ξ . S / d

Trong đó:

  • C: Ký hiệu điện dung của tụ điện.
  • ξ: Hằng số điện môi của lớp cách điện.
  • D: Độ dày lớp cách điện.
  • S: Diện tích bản cực tụ điện.

Cấu tạo của tụ điện

Như đã đề cập phía trên, tụ điện được cấu tạo bởi hai loại dây dẫn điện dưới dạng tấm kim loại, được đặt song song và ngăn cách bởi một lớp điện môi. Lớp điện môi là các chất không dẫn điện giúp tăng khả tích trữ năng lượng của tụ điện.

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì
Cấu tạo của tụ điện

Chất cách điện sử dụng trong lớp điện môi sẽ được quy định cho tên gọi của tụ điện. Ví dụ, nếu lớp điện môi được làm từ gốm thì tụ sẽ được gọi là tụ điện gốm.

Xem thêm:

  • Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện, điện áp, tụ điện
  • Top 3 đồng hồ đo tụ điện (điện dung) cho kết quả chính xác cao

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Tụ điện hoạt động dựa theo hai quy trình chính là phóng nạp và nạp xả.

  • Nguyên lý phóng nạp: Tụ điện sẽ tích trữ các electron đồng thời phóng điện tích để tạo ra dòng điện. Tuy nhiên, tụ chỉ có thể tích chứ không sản sinh các điện tích electron.

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì
Sơ đồ nguyên lý làm việc của tụ điện

  • Nguyên lý nạp xả: Đây là nguyên lý đặc trưng của tụ để dẫn dòng điện xoay chiều. Khi mức điện áp của hai bản mạch không biến thiên theo thời gian mà cắm nạp hoặc xả tụ thì rất dễ xuất hiện sự cố nổ có tia lửa điện.

Các loại tụ điện phổ biến

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại tụ điện với kiểu dáng, kích thước, chất liệu khác nhau. Dưới đây sẽ là 4 loại tụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Tụ hóa: Đây là loại tụ có tính phân cực gồm cực dương (+) và cực âm (-). Trên các loại tụ hóa sẽ có thông số điện dung trong khoảng từ 0,47 µF đến 4700 µF.

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì
Đa dạng loại tụ điện

  • Các loại tụ giấy, tụ thủy tinh, tụ mica, tụ gốm: Là những loại tụ điện không phân cực âm dương, có hình dẹt. Trị số điện dung của các tụ này thường ở mức rất thấp khoảng 0,47 µF.
  • Tụ xoay: Loại tụ này có khả năng xoay để làm thay đổi giá trị điện dung. Tụ xoay thường được dùng trong các đài radio để chuyển đổi tần số cộng hưởng khi dò các kênh.
  • Tụ Lithium-ion: Dòng tụ này thường được sử dụng trong các dòng pin Li-ion dùng cho các thiết bị điện cầm tay.

Công dụng của tụ điện là gì?

Tụ điện hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh. Vậy công dụng của tụ điện là gì? Tương tự như ắc quy, tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng hiệu quả mà không gây tiêu hao lượng điện.

Đồng thời, với dòng điện xoay chiều tụ cho phép điện áp đi qua và dẫn điện như một điện trở. Điện dung của tụ điện càng lớn, dung kháng càng nhỏ giúp điện áp di chuyển qua tụ nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, tụ điện còn giúp điện áp xoay chiều dễ dàng truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại với mức chênh lệch điện thế. Tụ điện còn giúp lọc điện áp xoay chiều thành 1 chiều nhờ phương pháp bỏ pha âm.

Cách đọc thông số tụ điện chính xác

Với tụ hoá, cách đọc thông số khá đơn giản, giá trị điện dung của tụ hoá thường được ghi trực tiếp trên phần thân tụ.

Đối với tụ gốm, tụ giấy cách đọc có phần phức tạp hơn. Lấy hai chữ số đầu tiên nhân với 10(Mũ số thứ 3 ). Ví dụ, trên tụ gốm có ghi 473K nghĩa là giá trị tụ sẽ là 47 x 103 = 47000p (đơn vị là picoFara) = 47 n Fara = 0.047 µF.

Giá trị điện áp trên tụ điện là gì
Hướng dẫn cách đọc thông số tụ điện

Nếu xuất hiện chữ cái sau mã, ví dụ chữ K hoặc J thì đó là mã dung sai, không phải là đơn vị của điện dung. Các chữ cái này biểu thị sai số của tụ điện.