Giải bài tập gdcd lớp 7 bài 11

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải trau dồi cho mình tính tự tin. Bởi đó là yếu tố giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng taoh để làm nên sự nghiệp lớn. Ngược lại, nếu không tự tin, con người sẽ bị yếu đuối, nhỏ bé. Các bạn có thực sự tin vào những điều này, hãy cùng đến với bài học dưới đây để hiểu rõ hơn....

  • Tác giả: tech12h.com

  • Ngày đăng: 19/06/2021

  • Xếp hạng: 4 ⭐ [ 42563 lượt đánh giá ]

  • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

  • Xếp hạng thấp nhất: 2 ⭐

  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Xem chi tiết

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 11: Tự tin giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

Ví dụ:

Em đã đi được xe đạp sau nhiều lần vấp ngã.

Cố gắng kiên trì giải bằng được bài tập và cuối cùng đạt được điểm 10 cao nhất lớp.

Dám đứng lên đám đông để kể chuyện về Bác và đạt được giải nhất…

Lời giải:

Trong cuộc sống, không tránh khỏi những lúc thất bại và khó khăn làm chúng ta cảm thấy không còn tin vào chính mình. Tự tin là một trong những yếu tố không thể thiếu để vươn đến thành công.

A. Luôn cho rằng mình tự làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của minh và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Suy nghĩ, việc làm Tự tin Không tự tin
A. Chủ động làm các công việc phù hợp với lứa tuổi
B. Tự làm công việc không phù hợp với lứa tuổi mà không cần ai giúp đỡ.
C. Gặp bài tập khó cũng quyết tâm làm
D. Luôn ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác
E. Chủ động nói chuyện tiếng Anh với người nước ngoài
G. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến người khác
H. Giơ tay phát biểu ý kiến trong lớp

Lời giải:

Những suy nghĩ, việc làm tự tin: A, B, C, E, H.

Những suy nghĩ, việc làm không tự tin: D, G.

I II
A. Người tự tin luôn tin vào khả năng của mình 1. Làm việc không chắc chắn, hay do dự và khó thành công trong cuộc sống
B. Học sinh trung học cơ sở cần rèn luyện tính tự tin 2. Không hoang mang dao động.
C. Người không tự tin thường có tính cách yếu đuối, 3. Bằng cách tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể ở trường, lớp.
D. Nếu không có lòng tự tin 4. Con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ.

Lời giải:

Thứ tự nối: 2 – A ; 3 – B ; 1 – C ; 4 – D.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về biểu hiện của Bình ?

2/ Theo em, học sinh trung học cơ sở có cần rèn lụyện tính tự tin không ? Rèn luyện như thế nào ?

Lời giải:

1/ Biểu hiện của Bình là thiếu tự tin, ngại phát biểu. Sẽ làm Bình không có nghị lực phấn đấu, cố gắng.

2/ Theo em dù ở độ tuổi nào cũng cần rèn luyện tính tự tin. Đối với học sinh trung học có thể rèn luyện bằng cách chăm phát biểu xây dựng bài, góp ý thảo luận trong các buổi sinh hoạt, ăn mặc đẹp và phù hợp với hoàn cảnh…

Câu hỏi :

1/ Em tán thành biểu hiện của Minh hay Hùng ?

2/ Theo em, tính tự tin của học sinh được biểu hiện như thế nào trong lớp học ?

Lời giải:

1/ Em tán thành với biểu hiện của Minh.

2/ Trong lớp học, tính tự tin của học sinh được biểu hiện là: tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động văn nghệ, chăm phát biểu ý kiến, không quay cóp làm bài bằng thực lực…

Lời giải:

– Cương quyết, giơ tay phát biểu.

– Dám nghĩ, dám làm.

– Mắt nhìn thẳng vào người nói chuyện.

– Nói trôi chảy.

– Chủ động trong mọi việc.

– Miệng luôn tươi cười với mọi người.

Lời giải:

Ví dụ: Bạn Hạnh trong giờ kiểm tra toán sau khi làm xong bài, khi bạn nhìn bạn bên cạnh nhưng không sửa bài mà tự tin vào bài làm của mình.

Lời giải:

“Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên để dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn lên đỉnh điểm của thành công”. Vì vậy, em sẽ chọn đề kiểm tra 10 điểm.

Bài 11 Tự TIN Truyện đọc Trịnh Hải Hà và chuyến du học Sỉn-ga-po * Tìm hiểu nội dung truyện đọc Câu hỏi: Bạn Hà đã học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào? Hường dẫn trả lời: Góc học tập của Hà chỉ là căn gác xép ở ban công, 1 giá sách rất khiêm tốn, 1 máy cát-sét đã cũ. Gia đình còn khó khăn: Bố đi bộ đội, mẹ là công nhân đã nghỉ hưư. Bạn Hà không đi học thêm, chủ yếu là tự học trong sách giáo khoa, sách nâng cao và tất cả chương trình tiếng Anh trên tivi. Hà cùng anh trai luyện nói với người nước ngoài. Câu hỏi: Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài? Hướng dăn trả lời: Hà là người chủ động, tự tin trong học tập, là học sinh giỏi toàn diện. Hà nói tiếng Anh thành thạo. Bạn Hà vượt qua 2 kì thi cực kì gắt gao do chính người Sin-ga-po tuyển chọn. Câu hỏi: Điều gì bạn Hà quan tâm nhất khi sẽ đến học tập tại Sin-ga-po? Hướng dẫn trả lời: Hai điều mà Hà quan tâm nhất khi đến học tập tại Sin-ga-po là: Giáo dục và môi trường. Câu hỏi: Sự tự tin của bạn Hà được biểu hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Hà tin tưởng vào khả năng của bản thân mình. Hà chủ động và tự tin trong học tập: tự học, tự rèn luyện. Hà là người ham học: chăm đọc sách, học theo chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình. Nội dung bài học Câu hỏi: Thế nào là lòng tự tin? Hướng dẫn trả lời: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. Trước một công việc, một dự định nào đó, người đó tin rằng mình có thể vượt qua khó khàn, trở lực để đạt được mục đích. Câu hỏi: Nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết của lòng tự tin? Hướng dẫn trả lời: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ. cáu hỏi: Tự tin khác với tự cao và tự đại và khác với tự ti như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Tự tin khác với tự cao, tự đại, và tự ti ở chỗ: ' Tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong công việc, dám tự quyết định và hành động công việc một cách chắc chắn. Người tự tin cần sự hợp tác giúp đỡ. Điều đó càng giúp con người có thêm sức mạnh và kinh nghiệm, còn tự cao tự đại thì tự mình cho rằng không cần sự hợp tác, giúp đỡ cửa người khác và lúc nào cũng thấy mình hơn người khác. Tự ti thì khi nào cũng thấy mình bé nhỏ, yếu đuôi, thua thiệt người khác. Câu hỏi: Tự tin khác với rụt rè hoặc a dua, ba phải như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, là người hành động cương quyết, dám nghĩ dám làm, chứ không như những người lúc nào cũng rụt rè, sợ sệt, không dám quyết hoặc a dua, ba phải không có lập trường, mạnh bên nào theo bên đó. Tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, ba phải là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cần phê phán khắc phục. Câu hỏi: Thế nào là tự lực? Hướng dẫn trả lời: Tự lực là tự làm lấy, tự giải quyết lấy những công việc của bản thân. Câu hỏi: Thế nào là tự lập? Hướng dẫn trả lời: Tự lập là tự xây dựng cuộc sông cho mình, không sống dựa, sông bám vào người khác. Câu hỏi: Giữa tự tin, tự lực và tự lập có mối quan hệ với nhau không? Quan hệ như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Giữa tự tin, tự lực và tự lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người có tính tự tin mới có thể tự lực, tự lập trong cuộc sống. Vì vậy, tính tự tin đối với con người là rất quan trọng, nhất là trong điều kiện đổi mới hiện nay. Tự tin là khởi nguồn của mọi sự thành công trong cuộc đời, giúp con người thực hiện được những ước mơ cao đẹp. Câu hỏi: Trong hoàn cảnh nào con người cần có tính tự tin? Hướng dẫn trả lời: Trong hoàn cảnh khó khăn, trở ngại, con người cân vững tin ở bản thân mình, dám nghĩ, dám làm. Câu hỏi: Để có thể suy nghĩ và hánh động một cách tự tin, con người cần có những phẩm chất và điều kiện gì nữa? Hướng dẫn trả lời: Để tự tin, con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập, không ngừng vươn lên, nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành động một cách chắc chắn, qua đó lòng tự tin được củng cố và nâng cao. Câu hỏi: Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Rèn luyện tính tự tin bằng cách: Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta sẽ được củng cố và nâng cao. Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. Câu hỏi: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"? Hướng dẫn trả lời: Câu tục ngữ khuyên người ta phải có lòng tự tin, nghị lực trước khó khăn thử thách "sóng cả" [sóng lớn] không nản lòng, không chùn bước. Câu hỏi: Em hiểu gì về ý nghĩa của câu tục ngữ "Có cứng mới đứng đầu gió" Hướng dẫn trả lời: Câu tục ngữ muốn nói: nhờ có lòng tin, có nghị lực và quyết tâm "cứng" thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn thử thách" đứng đầu gió" Câu hỏi: Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và hợp tác với ai. Em có đồng ý với ý kiến như vậy không? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và hợp tác với ai là không đúng vì: có ý kiến đóng góp, xây dựng của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc. Sự hợp tác đúng sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm. Đài tập Bài tập 1: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao? Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần hỏi ý kiến ai. Người tự ti luôn cảm thấy mình bé nhỏ, yếu đuối. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình. Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác. Người tự tin dám quyết định và hành động. Người tự tin không cần hợp tác với ai. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin. Người tự tin luôn tự đánh giá cao bản thân mình. Hướng dẫn trả lời: Em đồng ý với những ý kiến 1, 3, 4, 5, 6, 8. + Ý kiến [1]. Bởi vì: Người tự tin là người tin tưởng vào khả năng của bản thân cho nên biết tự giải quyết lấy công việc của mình. + Ý kiến [3]. Bởi vì: Người tự ti luôn cảm thấy mình bé nhỏ, yếu đuối, thua thiệt so với người khác. + Ý kiến [4]. Bởi vì: Rụt rè không mạnh dạn, không quyết đoán thì khó phát huy được khả năng của mình. + Ý kiến [5]. Bởi vì: Người tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong mọi công việc, dám quyết định, không hoang mang dao động. + Ý kiến [6]. Bởi vì: Người tự tin là người chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. + Ý kiến [8]. Bởi vì: Người có tính ba phải là người không có lập trường, không tin vào mình, đúng sai không biết thì không thể tự tin để hoàn thành công việc được. Bài tập 2: Giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chú làm bài. Hân làm bài xong, nhìn sang bên trái thấy đáp số của Hoàng khác đáp số của mình, Hân vội vàng chữa lại bài. Sau đó Hân lại quay sang phải, thấy Tuấn làm khác mình, Hân cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó, cô giáo nhắc cả lớp nộp bài. Em hãy nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên? Hướng dẫn trả lời: Hành vi của Hân là người không có lòng tự tin, Hân không tin tưởng vào khả năng của mình, không dám tin chắc vào kết quả làm bài của mình, hoang mang dao động khi thấy kết quả của mình khác với các bạn. Hân làm bài kiểm tra thiếu nghiêm túc, hậu quả bài sẽ bị điểm kém. Bài tập 3: Em đã rèn luyện tính tự tin bằng cách nào? Hướng dẫn trả lời: Em đã rèn luyện tính tự tin bằng cách: + Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể. + Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.

Video liên quan

Chủ Đề