Giải bài tập sách giáo khoa hóa 9

Bài 1 trang 21 sgk hóa học 9

Có những oxit sau: SO2, CuO, Na2O, CO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với

a] Nước

b] Axit clohiđric

c] Natri hiđroxit

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

a] Những oxit tác dụng với nước là: SO2, Na2O, CO2

SO2 + H2O → H2SO3

Na2O + H2O → 2NaOH

CO2 + H2O → H2CO3

b] Những oxit tác dụng với HCl là CuO, Na2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

c] Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO2 và CO2

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Bài 2 trang 21 sgk hóa học 9

Những oxit nào dưới đây có thể điều chế bằng

a] phản ứng hóa hợp ? Viết phương trình hóa học

b] phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy ? viết phương trình hóa học.

[1] H2O;          [2] CuO;       [3] Na2O;          [4] CO2;          [5] P2O5

Bài giải:

a] Cả 5 oxit đã cho đều có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp, vì các nguyên tố H, Cu, Na, P đều tác dụng được với oxi

2H2 + O2   \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] 2H2O

2Cu + O2  \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] 2CuO

4Na + O2  \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] 2Na2O

4P + 5O2  \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] 2P2O5

C + O2  \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] CO2

b] Các oxit CuO, CO2, H2O có thể được điều chế bằng phản ứng phân hủy

Thí dụ:               Cu[OH]2 \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] CuO + H2O

                        CaCO3 \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] CaO + H2O

Bài 3 trang 21 sgk hóa học 9

Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí SO2 và CO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất ?

Viết các phương trình hóa học

Bài giải:

Để loại bỏ SO2 và CO2 ta dùng dung dịch bazơ. Dung dịch bazơ rẻ tiền nhất là dung dịch nước vôi trong Ca[OH]2. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca[OH]2 dư, toàn bộ SO2 và CO2 bị hấp thụ hết do có phản ứng:

CO2 + Ca[OH]2  → CaCO3 + H2O   

SO2 + Ca[OH]2  → CaSO3 + H2O

Khí CO không phản ưng, thoát ra và được thu lấy.

Bài 4 trang 21 sgk hóa học 9

 Cần phải điều chế một lượng muối đồng [II] sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ? 

a] Axit sunfuric tác dụng với đồng [II] oxit

b] Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.

Giải thích các câu trả lời.

Bài giải:

Bài này em viết pt ra nhé:

H2SO4 + CuO=>CuSO4 + H2O............................[1]

2H2SO4 đ/n + Cu=>CuSO4 + SO2 + 2H2O..........[2]

Ta thấy: để sx ra 1 mol CuSO4 p.ư 1 cần 1 mol H2SO4, p.ư 2 cần 2 mol

=>p.ư 1 tiết kiệm H2SO4 hơn

Bài 5 trang 21 sgk hóa học 9

Hãy thực hiện những chuyển đổi hóa học sau bằng cách viết những phương trình hóa học 

Bài giải:

1]       S +  O2  ­­­­­­­­­­­­­­­--------> SO­­2 [đk: to]

2]      2 SO2  + O2 -------> 2 SO3 [đk: to, V2O5]

3]      SO2 + Na2 O -------- > Na2SO3

4]      SO3 +H2O --------- > H2SO4

5]      2H2SO4 [đ] + Cu --------- > CuSO4  + SO2↑ +2 H2­O [đk: to]

6]      SO2  + H2O ---------- > H2SO3

7]      H2SO3 + 2 NaOH --------- > Na2SO3 + 2H2O

8]      Na2SO3  + 2HCl --------- >  2 NaCl + SO2 ↑ + H2O

9]      H2SO4 + 2 NaOH --------- > Na2SO4 + 2H2O

10]    NaSO4  + BaCl2 --------- > BaSO4  ↓  + 2 NaCl

 Giaibaitap.me

Page 2

Bài 1 trang 25 sgk hóa học 9

a] Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

b] Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

Hướng dẫn.

a] Vì kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là baz ơ.

Thí dụ: NaOH, KOH, Ba[OH]2.

b] Vì không phảo mọi bazơ đều tan trong nước nên không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm.

Thí dụ: Các bazơ  Cu[OH]2,Mg[OH]2, Fe[OH]3 ..không phải là chất kiềm. 

Bài 2 trang 25 sgk hóa học 9

 Có những bazơ sau: Cu[OH]2, NaOH, Ba[OH]2. Hãy cho biết những bazơ nào

a] Tác dụng được với với dung dịch HCl.                  b] Bị nhiệt phân hủy.

c] Tác dụng được CO2.                                          d] Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Hướng dẫn.

a] Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

                        Cu[OH]2 + HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl +  H2O

Ba[OH]2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b] Chỉ có Cu[OH]2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

Cu[OH]2 \[\overset{t^{o}}{\rightarrow}\] CuO + H2O

c] Những bazơ tác dụng với CO2 là NaOH và Ba[OH]2.

            NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

            Ba[OH]2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d] Những baz ơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là NaOH và Ba[OH]2.

Bài 3 trang 25 sgk hóa học 9

 Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Hướng dẫn.

Phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ:                 

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca[OH]2

Bài 4 trang 25 sgk hóa học 9

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba[OH]2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

Lấy từ mỗi lọ một mẫu hóa chất [gọi là mẫu thử] để làm thí nghiệm nhận biết.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba[OH]2, [nhóm 1].

- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 [nhóm 2].

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm [1], lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm [2], nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm [1] là Ba[OH]2 và chất ở nhóm [2] là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng: Ba[OH]2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH

Bài 5 trang 25 sgk hóa học 9

Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a] Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b] Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Lời giải.

a] Phương trình hóa học:

\[N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\]

Ta có:

\[\eqalign{ & {n_{N{a_2}O}} = {m \over M} = {{15,5} \over {\left[ {46 + 16} \right]}} = 0,25\left[ {mol} \right] \cr & {n_{NaOH}} = 2 \times 0,25 = 0,5\left[ {mol} \right] \cr

& {C_{{M_{NaOH}}}} = {n \over V} = {{0,5} \over {0,5}} = 1\left[ M \right] \cr} \]

b] Phương trình hóa học:

\[\eqalign{ & 2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O \cr

& 0,5mol \to \,\,0,25mol \cr} \]

\[\eqalign{ & {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,25mol \to {m_{{H_2}S{O_4}}} = n.M = 0,25.98 = 24,5\left[ g \right] \cr & {m_{dd{H_2}S{O_4}}} = {{{m_{{H_2}S{O_4}}}} \over {C\% }}.100\% = {{24,5} \over {20\% }}.100\% = 122,5\left[ g \right] \cr

& {m_{dd{H_2}S{O_4}}} = d.V \Rightarrow V = {{{m_{dd}}} \over d} = {{122,5} \over {1,14}} = 107,5\left[ {ml} \right] \cr} \]

Giaibaitap.me

Page 3

Bài 1 trang 27 SGK hóa học 9

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng chất rắn sau: NaOH, Ba[OH]2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học [nếu có].

Lời giải.

Hòa tan mẫu thử từng chất vào nước để tạo thành các dung dịch tương ứng. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch: Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh là NaOH và Ba[OH]2, nếu quỳ tím không đổi màu là NaCl.

Dẫn khí CO2 vào hai dung dịch baz ơ còn lại: Nếu có kết tủa xuất hiện là Ba[OH]2 nếu không kết tủa là NaOH.

                      Ba[OH]2 + CO2 →  BaCO3↓ + H2O

                      2NaOH + CO2 →  Na2CO3 + H2O

Bài 2 trang 27 SGK hóa học 9

Có những chất sau: \[Zn,{\rm{ }}Zn{\left[ {OH} \right]_2},NaOH,Fe{\left[ {OH} \right]_3},CuS{O_4},NaCl,HCl\].

Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình học:

a] \[...\overset{t^{0}}{\rightarrow}F{e_2}{O_3} + {\rm{ }}{H_2}O\];

b] \[{H_2}S{O_4} + {\rm{ }} \ldots {\rm{ }} \to {\rm{ }}N{a_2}S{O_4} + {\rm{ }}{H_2}O\];

c] \[{H_2}S{O_4} + {\rm{ }} \ldots {\rm{ }} \to {\rm{ }}ZnSO4{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\];

d] \[NaOH{\rm{ }} + {\rm{ }} \ldots {\rm{ }} \to {\rm{ }}NaCl{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\];

e] \[ \ldots  + {\rm{ }}C{O_2} \to {\rm{ }}N{a_2}C{O_3} + {\rm{ }}{H_2}O\].

Lời giải.

a] \[2Fe{[OH]_3}{\rm{ }}\mathop  \to \limits^{{t^0}} F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O\];

b] \[{H_2}S{O_4} + {\rm{ 2}}NaOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}N{a_2}S{O_4} + {\rm{ 2}}{H_2}O\];

c] \[{H_2}S{O_4} + {\rm{ }}Zn{\left[ {OH} \right]_2} \to {\rm{ }}ZnS{O_4}{\rm{ }} + {\rm{ 2}}{H_2}O\];

d] \[NaOH{\rm{ }} + {\rm{ }}HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}NaCl{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\];

e] \[2NaOH{\rm{ }} + {\rm{ }}C{O_2} \to {\rm{ }}N{a_2}C{O_3} + {\rm{ }}{H_2}O\]

Bài 3 trang 27 SGK hóa học 9

Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 [đktc] vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3.

a] Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu [lít hoặc gam]?

b] Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Lời gải.

Số mol: nCO2 = \[\frac{1,568}{22,4}\] = 0,07 mol; nNaOH = \[\frac{6,4}{40}\] = 0,16 mol

Phương trình hóa học:

                        2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Lúc ban đầu:      0,07       0,16           0                     [mol]     

Phản ứng:          0,07  →  0,14         0,07

Sau phản ứng:     0          0,02        0,07

a]Chất còn dư là NaOH và dư: 0,02x40 = 0,8 g

b]Khối lượng muối Na2CO3 tạo thành là: 0,07x106 = 7,42 g.

Giaibaitap.me

Page 4

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 165 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 160 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 158 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 155 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 152 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 148, 149 Sách...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 147 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 144 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 143 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 143 Sách giáo khoa Hóa...

Page 5

Bài 1 trang 33 sgk hóa học 9

Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a] Chất khí;                          b] Chất kết tủa.

Viết phương trình hóa học.

Lời giải.

a] Ta chọn các muối cacbonat hoặc muối sunfit tác dụng với axit mạnh.

Thí dụ: CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

b] Ta dựa vào bảng tính tan của muối để chọn các muối không tan [BaSO4, AgCl, BaCO3…] hoặc baz ơ không tan, từ đó tìm ra muối và chất tham gia phản ứng còn lại, thí dụ:

BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

Na2CO3 + Ba[NO3]2 → 2NaNO3 + BaCO3↓

CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2 + Na2SO4↓

Bài 2 trang 33 sgk hóa học 9

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

Cho dung dịch NaOH vào ba ống nghiệm chứa các muối trên, chất trong ống nghiệm nào cho kết tủa màu xanh lam là CuSO4, chất trong ống nghiệm cho kết tủa trắng sau chuyển thành màu đen là AgNO3. Chât trong ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là NaCl.

Phương trình phản ứng:

CuSO4 + 2NaOH ⟶ Cu[OH]2↓ + Na2SO4

AgNO3 + NaOH ⟶ AgOH↓ + NaNO3

2AgOH ⟶ Ag2O + H2O.

Bài 3 trang 33 sgk hóa học 9

Có những dung dịch muối sau: Mg[NO3]2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a] Dung dịch NaOH;              b] Dung dịch HCl;                        c] Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

a] Cả hai muối tác dụng với dung dịch NaOH vì sản phẩm tạo thành có Mg[OH]2, Cu[OH]2 không tan,

        Mg[NO3]2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Mg[OH]2↓

           CuCl2 + 2NaOH → NaCl + Cu[OH]2↓

b] Không có muối nào tác dụng với dung dịch HCl vì không có chất kết tủa hay chất khí tạo thành.

c] Chỉ có muối CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 vì sản phẩm tạo thành có AgCl không tan.

            CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Cu[NO3]2

Bài 4 trang 33 sgk hóa học 9

Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu [x] nếu có phản ứng, dấu [o] nếu không.

 

Viết phương trình hóa học ở ô có dấu [x].

Lời giải.

Phương trình hóa học của các phản ứng:

Pb[NO3]2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + PbCO3↓

Pb[NO3]2 + 2KCl → 2KNO3 + PbCl2↓

Pb[NO3]2 + Na2SO4 →  2NaNO3 + PbSO4↓

BaCl2 + NaCO3 →  2NaCl + BaCO3↓

BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓

Bài 5 trang 33 sgk hóa học 9

Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch [II] sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a] Không có hiện tượng nào xảy ra.

b] Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c] Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.

d] Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn và viết phương trình hóa học nếu có.

Lời giải.

Câu c đúng 

 Fe  + CuSO4 -------- >  FeSO4 + Cu

Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4  , đinh sắt bị hòa tan , kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng [ tạo nên Fe SO4] nên màu xanh của dung dịch ban đầu bị nhạt dần.

Bài 6 trang 33 sgk hóa học 9

Trộn \[30ml\] dung dịch có chứa \[2,22\] g \[CaCl_2\] với \[70 ml\] dung dịch có chứa \[1,7\] g \[AgNO_3\].

a] Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b] Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c] Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Lời giải.

Phương trình phản ứng

\[CaCl_2[dd] + 2AgNO_3\rightarrow 2AgCl [r ] + Ca[NO_3]_2[dd]\]

a] Hiện tượng quan sát được: Tạo ra chất không tan, màu trắng, lắng dần xuống đáy cốc đó là \[AgCl\]

b] \[{n_{CaC{l_2}}} = {{2,22} \over {111}} = 0,02[mol]\]

\[{n_{AgN{O_3}}} = {{1,7} \over {170}} = 0,01[mol]\]

\[\eqalign{ & CaC{l_2} + \,2AgN{O_3} \to 2AgCl + Ca{[N{O_3}]_2} \cr

& 0,005 \leftarrow \,\,\,0,01\,\,\,\,\,\, \to 0,01\,\,\,\,\, \to 0,005 \cr} \]

\[{m_{AgCl}} = 0,01.143,5 = 1,435[g]\]

c] \[V=30 + 70 = 100 [ml]=0,1[l]\] 

Dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể nên thể tích dung dịch sau phản ứng coi như bằng thể tích dung dich trước phản ứng.

Dung dịch sau phản ứng có chứa \[0,02 – 0,005 =0,015 [mol]\] \[CaCl_2\] dư và \[0,005 mol\] \[Ca[NO_3]_2\]

Do vậy ta có 

\[\eqalign{ & C{M_{CaC{l_2}}} = {{0,015} \over {0,1}} = 0,15M \cr

& C{M_{Ca{{[N{O_3}]}_2}}} = {{0,005} \over {0,1}} = 0,05M \cr} \]

Giaibaitap.me

Giaibaitap.me

Page 6

Bài 1 trang 36 SGK hóa học 9

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb[NO3]2, NaCl. Muối nào nói trên:

a] Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b] Không độc nhưng cũng không nên có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c] Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d] Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

Lời giải.

a] Pb[NO3]2                     b] NaCl                      c] CaCO3                 d] CaSO4

Bài 2 trang 36 SGK hóa học 9

Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai dung dịch chất ban đầu có thể là những chất nào. Minh họa bằng các phương trình hóa học.

Lời giải.

Từ dung dịch ban đầu, phản ứng có sinh ra muối NaCl, suy ra một dung dịch phải là dung dịch của hợp chất có chứa Na, dung dịch còn lại là dung dịch của hợp chất có chứa Cl; Mặt khác, vì NaCl tan nên sản phẩm còn lại phảo là hợp chất không tan, chất khí hay H2O, thí dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

BaCl2 + NaSO4 → 2NaCl + BaSO4↓

CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu[OH]2↓

Bài 3 trang 36 SGK hóa học 9

a] Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn [có màng ngăn].

b] Những sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl ở trên có nhiều ứng dụng quan trọng:

-Khí clo dùng để: 1]…, 2]…, 3]…

-Khí hidro dùng để:1]…, 2]…, 3]…

-Natri hiđroxit dùng để: 1]…, 2]…, 3]…

Điền những ứng dụng sau đây vào những chỗ để trống ở trên cho phù hợp:

Tẩy trắng vải, giấy; nấu xà phòng; sản xuất axit clohi đric; chế tạo hóa chất trừ sâu, diệt cỏ dại; hàn cắt kim loại; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; nhiên liệu cho động cơ tên lửa; bơm khí cầu, bong thám không; sản xuất nhôm, sản xuất chất dẻo PVC; chế biến dầu mỏ.

Lời giải.

a] Phương trình điện phân dung dịch NaCl [có màng ngăn]:

     2NaCl + 2H2O   

   2NaOH + H2↑ + Cl2↑

b]- Khí clo dùng để: 1] Tẩy trắng vải, giấy; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; 2] sản xuất axit HCl; 3] sản xuất chất dẻo PVC, chất trừ sâu, diệt cỏ dại.

- Khí hidro dùng để: 1] hàn cắt kim loại; 2] làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa; 3] bơm khí cầu, bóng thám không.

- Natri hiđroxit dùng để: 1] nấu xà phòng; 2] sản xuất nhôm; 3] chế biến dầu mỏ.

Bài 4 trang 36 SGK hóa học 9

 Dung dịch \[NaOH\] có thể dùng để phân biệt 2 muối có trong mỗi cặp chất sau được không? [nếu được thì ghi dấu [x], Nếu không thì ghi dấu [o] vào các ô vuông].

a] Dung dịch \[K_2SO_4\] và dung dịch \[F{e_2}{[S{O_4}]_3}\].

b] Dung dịch \[N{a_2}S{O_4}\] và dung dịch \[CuS{O_4}\].

c] Dung dịch \[NaCl\] và dung dịch \[BaC{l_2}\].

Viết các phương trình hóa học, nếu có.

Lời giải.

Có thể nhận biết được trường hợp a và b

Các phương trình hóa học:

\[F{e_2}{[S{O_4}]_3} + {\rm{ }}6NaOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}3N{a_2}S{O_4} + {\rm{ }}2Fe{\left[ {OH} \right]_3} \downarrow \]

\[CuC{l_2} + {\rm{ }}2NaOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}2NaCl{\rm{ }} + {\rm{ }}Cu{\left[ {OH} \right]_2} \downarrow \]

[Những dung dịch \[{K_2}S{O_4},{\rm{ }}N{a_2}S{O_4},{\rm{ }}NaCl,{\rm{ }}BaC{l_2}\] đều không phản ứng với dung dịch \[NaOH\]].

Bài 5 trang 36 SGK hóa học 9

Trong phòng thí nghiệm có thể dùng những muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.

a] Viết các phương trình hóa học đối xới mỗi chất.

b] Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích khí oxi thu được có khác nhau hay không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.

c] Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng.

Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Lời giải.

a] Các phương trình phản ứng

2KNO3 \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] 2KNO2 + O2↑         [1]

2KClO3 \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] 2KCl + 3O2↑           [2]

b] Theo [1] và [2], thấy số mol hai muối tham gia phản ứng như nhau nhưng số mol oxi tạo thành khác nhau và do đó thể tích khí oxi thu được là khác nhau.

Theo [1]: nO2 = \[\frac{1}{2}\]nKNO3 = \[\frac{0,1}{2}\] = 0,05 mol; VO2 = 0,05x22,4 = 1,12 lít

Theo [2]: nO2 = \[\frac{3}{2}\]nKClO3 = \[\frac{0,1x3}{2}\] = 0,15 mol; VO2 = 0,15x22,4 = 3,36 lít

c] Để thu được 1,12 lít khí [0,05 mol] O2, thì:

Theo [1]: nKNO3 = 2nO2 =  = 0,1 mol; mKNO3 = 0,1x101 = 10,1 g

Theo [2]: nKClO3 = \[\frac{2}{3}\]nO2 = \[\frac{2}{3}\]x0,05  mol; VKClO3 = \[\frac{2}{3}\]x0,05x122,5 = 4,086 g.

Giaibaitap.me

Page 7

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 165 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 160 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 158 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 155 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 152 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 148, 149 Sách...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 147 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 144 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 143 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 143 Sách giáo khoa Hóa...

Page 8

Bài 1 trang 41 SGK hóa học 9

Chất nào trong những thuốc thử sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat?

a] Dung dịch bải clorua.

b] Dung dịch axit clohiđric.

c] Dung dịch chì nitrat.

d] Dung dịch bạc nitrat.

e] Dung dịch natri hiđroxit.

Lời giải.

Thuốc thử phải chọn sao cho khi cho vào Na2SO4 và Na2CO3 phải gây ra hiện tượng khác biệt, dễ nhận thấy.

- Không dùng BaCl2 và Pb[NO3]2 vì đều xảy ra phản ứng và tạo kết tủa có màu giống nhau.

- Không dùng AgNO3, vì đều xảy ra phản ứng, hiện tượng không khác nhau rõ rệt; Ag2CO3 không tan, Ag2SO4 ít tan và có màu giống nhau.

- Không dùng NaOH, vì đều không phản ứng, không có hiện tượng gì. Thuốc thử dùng được là dung dịch HCl ví HCl tác dụng với Na2CO3 có xuất hiện bọt khí và không tác dụng với Na2SO4.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ H2O.

Bài 2 trang 41 SGK hóa học 9

a] Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu [x] nếu có phản ứng xảy ra, số 0 nếu không có phản ứng.

 

b] Viết các phương trình hóa học [nếu có].

Hướng dẫn.

a] Phản ứng giữa các dung dịch trên đều thuộc loại phản ứng trao đổi, muốn xảy ra được sản phẩm phải có chất không tan, chất khí hoặc H2O.

b] Các phương trình hóa học:

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu[OH]2↓

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Ba[OH]2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

Ba[OH]2 + H2SO4 → Ba2SO4↓ + 2H2O

Bài 3 trang 41 SGK hóa học 9

Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:

a] 

                               b] 

Lời giải.

a] [1] Fe2[SO4]3 + 3BaCl2 →  2FeCl3 + 3BaSO4↓

[2] FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe[OH]3↓

[3] Fe2[SO4]3 + 6NaOH → Na2SO4 + 2Fe[OH]3↓

[4] 2Fe[OH]3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 6H2O

[5] 2Fe[OH]3 \[\overset{t^{o}}{\rightarrow}\] Fe2O3 + 3H2O

[6] Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3H2O

b] [1] 2Cu + O2 \[\overset{t^{o}}{\rightarrow}\] 2CuO

[2] CuO + H2 → Cu+ H2O

[3] CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

[4] CuCl2 + 2NaOH → Cu[OH]2 ↓ + 2NaCl

[5] Cu[OH]2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

[6] Cu[OH]2 \[\overset{t^{o}}{\rightarrow}\] CuO + H2O

Bài 4 trang 41 SGK hóa học 9

 Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.

a] Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hóa học.

b] Viết các phương trình hóa học cho dãy chuyển đổi hóa học ở câu a.

Lời giải.

a] Dãy chuyển hóa trên có thể là:

Na \[\overset{+O_{2}}{\rightarrow}\] Na2O \[\overset{+H_{2}O}{\rightarrow}\] NaOH \[\overset{+CO_{2}}{\rightarrow}\] Na2CO3 \[\overset{+H_{2}SO_{4}}{\rightarrow}\] Na2SO4 \[\overset{+BaCl_{2}}{\rightarrow}\] NaCl

b] Các phương trình hóa học:

4Na + O2 → 2Na2O

Na2O + H2O → 2NaOH

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓

Giaibaitap.me

Page 9

Bài 1 trang 43 sgk hóa học 9

Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, các em hãy chọn những chất thích hợp để viết các phương trình hóa học cho mỗi loại hợp chất. 

Giải:

1. Oxit

a] Oxit bazơ + nước → Bazơ;

b] Oxit bazơ + axit  → muối + nước

c] Oxit axit  +  nước → axit;

d] Oxit axit  + bazơ → muối + nước;

e] Oxit axit  + oxit bazơ → muối;

2.Bazơ 

a]Bazơ  +  axit  →  muối + nước ;

b]Bazơ  +  oxit axit  → muối + nước ;

c]Bazơ  + muối  → muối + bazơ ;

d]Bazơ   →  oxit bazơ + nước; [đk to]

3. Axit

a]Axit  + kim loại → Muối + hiđro;

b]Axit + bazơ → muối + nước;

c]Axit + oxit bazơ → muối + nước;

d]Axit  +  muối → muối + axit;

4. Muối

a]Muối + axit  → axit + Muối ;

b]Muối + bazơ → Muối + bazơ ;

c]Muối + muối → Muối + Muối ;

d]Muối + kim loại → Muối + kim loại;

e]Muối   →  nhiều chất mới ;

Bài 2 trang 43 sgk hóa học 9

Để một mẩu natri hiđro xit trên tấm kính trong  không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài . Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn  thấy có khí thoát ra,khí này làm đục n­ớc vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với :

a] Oxi của không khí

b] Hơi n­ớc trong không khí

c] Các bon đioxit và oxi trong không khí

d] Các bon đioxit và hơi n­ớc trong không khí

e] Các bon đioxit trong không khí

Trả lời :

[e] NaOH tác dụng với dd HCl nhưng không giải phóng khí. Để có khí bay ra làm đục nước vôi, thì NaOH đã tác dụng với chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất này tác dụng với dd HCl sinh ra khí CO2. Hợp chất X phải là muối Cácbonnát Na2CO3, muối này được tạo thành do NaOH đã tác dung với cacbon đioxít CO2 trong không khí.

PTHH: 

2 NaOH   +   CO2  →   Na2CO3    +    H2O

Na2CO3    +   2 HCl → NaCl   +   H2O   +    CO2

Ca[OH]2   +   CO2  → CaCO3    +   H2O 

Bài 3 trang 43 sgk hóa học 9

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20 gam NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đén khi khối lượng không đổi 

a. Viết các pương trình hóa học 

b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung

c. Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc

Giải 

a] Các phương trình hóa học

CuCl2 [dd] + 2NaOH [dd] → Cu[OH]2 [r] + 2NaCl [dd]  [1]

Cu[OH]2 [r] →t0  CuO [r] + H2O [h]                             [2]

b] Khối lượng CuO thu được sau khi nung:

Số mol NaOH đã dùng : nNaOH = 20/40=0,5 [mol].

Số mol NaOH đã tham gia phản ứng : 

nNaOH = 2nCuCl2 =0,2.2 = 0,4 [mol]. 

Vậy NaOH đã dùng là dư. Số mol CuO sinh ra sau khi nung :

+ Theo [ 1 ] và [2]  

 nCuO = nCu[OH]2 = nCuCl2 = 0,2 mol

+ Khối lượng CuO thu được : mCuO = 80.0,2 = 16 [g]

c] Khối lượng các chất tan trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư :

+ Số mol NaOH trong dd : nNaOH = 0,5 -0,4 =0,1 [mol]

+ Có khối lượng là : mNaOH = 40.0,1 = 4 [g].

Khối lượng NaCl trong nước lọc :

+ Theo [1], số mol NaCl sinh ra là : nNaCl = 2nCuCl2 = 20.0,2 = 0,4 [mol].

+ Có khối lượng là : mNaCl = 58,5.0,4 = 23,4 [g].

Giaibaitap.me

Page 10

Bài 1 trang 48 sgk hoá học 9

Hãy nêu tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại.

Giải

1. Tính dẻo 

-các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau 

-Ứng dụng: vì có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau

2. Tính dẫn điện

-các kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau. kim loiaj dẫn điện tốt nhất là Ag sau đó đến Cu, Al, Fe...

-do có tính dẫn điện nên được sử dụng để làm dây dẫn điện

3. Tính dẫn nhiệt 

- Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau . Kim loai dẫn diện tốt nhất thường dẫn nhiệt tôt.

4. Ánh kim

-Một số kim loại dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

Bài 2 trang 48 sgk hoá học 9

Hãy chọn những từ [cụm từ] thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây :

a] Kim loại vontam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có ............ cao.

b] Bạc, vàng được dùng làm ........... vì có ánh kim rất đẹp.

c] Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do ............. và ..........      

d] Đồng và nhôm được dùng làm ............. là do dẫn điện tốt.

e  ............. được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.

1. nhôm ; 2. bền ; 3. nhẹ ; 4. nhiệt độ nóng chảy ; 5. dây điện ; 6. đồ trang sức.

Lời giải:

a] nhiệt độ nóng chây

b] đồ trang sức

c] nhẹ, bền

d] dây diện

e] nhôm

Bài 3 trang 48 sgk hoá học 9

Có các kim loại sau : đồng, kẽm, magie, natri, bạc. Hãy chỉ ra hai kim loại dẫn điện tốt nhất.

Trả lời : Kim loại dẫn điện tốt nhất là đồng và bạc

Bài 4 trang 48 sgk hoá học 9

Hãy tính thể tích 1 mol của mỗi kim loại [nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm], biết khối lượng riêng [g/cm3] tương ứng là : Da/ = 2,7 ; DK = 0,86 ; DCu = 8,94.

Lời giải:

Thể tích mol là thể tích chiếm bởi M gam kim loại đó. Áp dụng công thức:

V = \[ \frac{m}{D}\], với m = M gam.

VAl = \[ \frac{m}{D}\] = \[ \frac{27}{2,7}\] = 10cm3. ; Vk = \[ \frac{m}{D}\] = \[ \frac{39}{0,86}\] = 45,35 cm3.

VCu = \[ \frac{m}{D}\] = \[ \frac{64}{8,94}\] = 7,16 cm3.

Bài 5 trang 48 sgk hoá học 9

Hãy kể tên 3 kim loại được sử dụng để:

a] làm vật dụng gia đình.

b] sản xuất dụng cụ, máy móc.

Lời giải:

a] Ba kim loại được sử dụng làm vật dụng gia đình là: sắt, nhôm, đồng.

b] Ba kim loại dược sử dụng sản xuất dụng cụ, máy móc là: sắt, nhôm, niken.

Giaibaitap.me

Page 11

Bài 1 trang 51 sgk hoá học 9

Kim loại có những tính chất hoá học nào ? Lấy thí dụ và viết các phương trinh hoá học minh hoạ với kim loại magie.

1.Phản ứng với phi kim

2Mg +O2  ------- > 2MgO [đk :to]

Mg + Cl­2  -------- > MgCl2

2.Phản ứng với dung dịch axit

Mg +2 HCl -------- > MgCl2  + H2↑

Mg + H2SO4 loãng   -------- > MgSO­4 + H2↑

3.Phản ứng với dung dịch muối

Mg + CuSO4  -------- > MgSO4  + Cu

Bài 2 trang 51 sgk hoá học 9

Hãy viết các phương trình hoá học theo các sơ đồ phản ứng sau đây :

a] .......... +  HCl —> MgCl2  + H2;

b] ......... + AgNO3  —>  Cu[NO3]2 + Ag;

c] ......... + ............ —> ZnO;

d] ........ + Cl2  —> CuCl2

e] ....... +  S —> K2 S.

Giải

a] Mg + 2HCl —> MgCl2  + H2

b] Cu + 2AgNO3  —>  Cu[NO3]2 + 2Ag

c] 2Zn + O2—> 2ZnO;

d] Cu + Cl2  —> CuCl2

e] 2K +  S —> K2 S.

Bài 3 trang 51 sgk hoá học 9

Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau đây:

a] Kẽm + Axit sunturic loãng ;   b]         Kẽm + Dung dịch bạc nitrat;

c] Natri + Lưu huỳnh ;               d]         Canxi + Clo.

Giải

các phương trình hóa học

a] Zn + H2SO4 -> ZnSO4 + H2

b] Zn + 2AgNO3 -> Zn[NO3]2 + 2Ag

c] 2Na + S -> Na2S

d] Ca + Cl2 -> CaCl2

Bài 4 trang 51 sgk hoá học 9

 Dựa vào tính chất hoá học của kim loại, hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau đây :

Trả lời

1]    Mg +Cl2------- > MgCl2

2]    2Mg + O2 -------- > 2MgO

3]    Mg  +  H2SO­4 loãng ---------- > Mg SO4  +H2↑

4]    Mg  + 2 AgNO3 ---------- > Mg[NO3]2 + 2Ag↓

5]    Mg  + S------- > MgS

Bài 5 trang 51 sgk hoá học 9

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hoá học khi:

a] Đốt dây sắt trong khí clo.

b] Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

c] Cho một viên kẽm vào dung dịch CuS04.

Lời giải: 

a] Khói màu nâu đỏ tạo thành: 2Fe + 3Cl2 —> 2FeCl3 [Ghi t0 trên mũi tên]

b] Dung dịch CuCl2 —> FeCl2 + Cu  ↓

c] Dung dịch CuSO4 nhạt màu, kim loại màu đỏ bám ngoài viên kẽm: Zn + CuSO4 —> ZnSO4 + Cu↓

Bài 6 trang 51 sgk hoá học 9

Ngâm một lá kẽm trong 20 g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.

Giải

Ta có:

mCuSO4 = 20.0,1 = 2[g] => nCuSO4 = 0,0125 [mol]

PTHH:   Zn    +        CuSO4  —>      ZnSO4 + Cu ↓

           1 mol            1 mol              1 mol     

          0,0125 mol     0,0125 mol     0,0125 mol

=>  mZn = n.M = 0,0125. 65 = 0,81 [g]

mZnSO4 = n.M = 0,0125. 161= 2,01 [g]

m dd sau phản ứng = mddCuSO4 + mZn – m Cu giải phóng

Nồng độ % dung dịch ZnSO4 là:

C% = [2,01/20].100% = 10,05 [%] 

Bài 7 trang 51 sgk hoá học 9

Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng [giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng].

Giải

PTHH:   Cu    +   2AgNO3  —>  Cu[NO3]2 + 2Ag ↓

Theo PTHH: 1 mol Cu tác dụng với 2 mol AgNO3 thì khối lượng tăng 152g

 x mol…………………………….1,52g  → x = 0,02 mol AgNO3

Nồng độ dung dịch AgNO3:

 CMAgNO3 = n/V = 0,02/0,02 = 1 [M]

Giaibaitap.me

Page 12

Bài 1 trang 54 sgk hóa học 9

Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần ?
a] K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe ;          d] Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe ;

b] Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn ;          e] Mg, K, Cu, Al, Fe.

c] Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K ;

Giải

Chỉ có dãy c] gồm các kim loại: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần. 

Bài 2 trang 54 sgk hoá học 9

Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4 ? Hãy giải thích và viết phương trình hoá học.

a] Fe ;         b] Zn ;            c] Cu ;             d] Mg.

Giải

Chọn b

Dùng kẽm vì có phản ứng

Zn + C uSO4------- > ZnSO4  + Cu↓

Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Bài 3 trang 54 sgk hoá học 9

Viết các phương trình hoá học :

a] Điều chế CuSO4 từ Cu.

b] Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau : Mg, MgSO4, MgO, MgCO3.

[Các hoá chất cần thiết coi như có đủ].

Lời giải:

a] Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

2Cu + O2  →  2CuO

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

b] Mg + 2НСl → MgCl2 + H2

Mg + CuCl2 →  MgCl2 + Cu

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

Bài 4 trang 54 sgk hoá học 9

Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho

a] kẽm vào dung dịch đồng clorua.

b] đồng vào dung dịch bạc nitrat.

c] kẽm vào dung dịch magie clorua.

d] nhôm vào dung dịch đồng clorua.

Viết các phương trình hoá học, nếu có.

giải

a] Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần: 

CuCl2 [dd] + Zn[r] -> ZnCl2[dd] + Cu[r]

b] Chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng. Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối, màu xanh lam xuất hiện trong dung dịch 

Cu +2 Ag NO3 ------ > Cu[ NO3]2  + 2Ag ↓

c] Không có hiện tượng xảy ra và không có phản ứng.

d] Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

2Al[r] + 3CuCl2[dd] ->  2AlCl3 + Cu[r]

Xanh                             đỏ

Bài 5 trang 54 sgk hoá học 9

Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí [đktc].

a] Viết phương trình hoá học.

b] Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

Lời giải:

Số mol H2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol.

a] Khi cho hỗn hợp [Zn, Cu] vào dung dịch H2SO4 loãng, chỉ có Zn phản ứng:

                 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + Н2

 Phản ứng: 0,1             ←              0,1       [mol]

b] Chất rắn còn lại là Cu. mCu = 10,5 - 0,1 x 65 = 4 gam.

Giaibaitap.me

Page 13

Bài 1 trang 57 sgk hoá học 9

Hãy điền vào bảng sau những tính chất tương ứng với những ứng dụng của nhôm:

Tính chất của nhôm

ứng dụng của nhôm

1

làm dây dẫn điện

2

Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa ,….

3

làm dụng cụ gia đình: nồi xoong, khung cửa…..

 Giải

T ính ch ất c ủa nh ôm

ứng d ụng c ủa nh ôm

1

Dẫn điện t ốt

l àm d ây d ẫn đi ện

2

Nhẹ, bền

Ch ế t ạo m áy b ay, ô t ô, xe lửa ,….

3

nhôm dẻo nên có thể cán thành đồ dùng bằng nh ôm

làm dụng cụ gia đ ình: n ồi xoong, khung c ửa…..

Bài 2 trang 58 sgk hoá học 9

 Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau :

a] MgSO4;                   b] CuCl2;                 c] AgNO3;            d] HCl.

Cho biết hiện tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Lời giải:

a] Không có phản ứng, vì Al hoạt động hóa học kém hơn Mg, không đẩy được magie ra khỏi muối.

b] Có chất rắn màu đỏ bám vào lá nhôm, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần. Vì Al hoạt dộng mạnh hơn Cu, nên đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối, tạo thành Cu [màu đỏ] bám vào là nhôm.

2A1 + 3CuCl2 -> 2AlCl3 + 3Cu↓

c] Có chất rắn màu trắng bám vào lá nhôm. Vì Al hoạt động hóa học mạnh hơn Ag, nên đẩy bạc ra khỏi muối, tạo thành Ag [màu trắng] bám vào lá nhôm.

Al + 3AgN03 -> Al[N03]3 + 3Ag↓

d] Có khí thoát ra, nhôm bị hòa tan dần. Vì nhôm đứng trước hiđro nên phản ứng với axit HCl, tạo thành muối nhôm clorua, tan và giải phóng khí hiđro.

2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2↑

Bài 3 trang 58 sgk hoá học 9

Có nên dùng xô, chậu, nổi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không ? Hãy giải thích.

Lời giải:

Không nên. Vì vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng đều có chứa Ca[OH]2 là chất kiềm, chất này sẽ phá hủy dần các đồ vật bằng nhôm do có xảy ra các phản ứng.

Al203 + Ca[OH]2 Ca[AlO2]2 + H2O

2Al + Ca[OH]2 + H2O  Ca[AlO2]2 + 3H2

Bài 4 trang 58 sgk hoá học 9

Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm ? Giải thích và viết phương trình hoá học.

a] AgNO3;        b] HCl;         c] Mg;           d]Al;            e] Zn.

Lời giải:

Để làm sạch muối nhôm, ta phải loại bỏ đồng ra khỏi dung dịch và không đưa tạp chất khác vào.

Chất đó là nhôm, vì Al hoạt dộng hóa học mạnh hơn Cu, đẩy đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành đồng kim loại Cu.

2Al + 3CuCl2 -> 2AlCl3 + 3Cu

Bài 5 trang 58 sgk hoá học 9

Thành phần hoá học chính của đất sét là :\[A{l_2}{0_3}.{\rm{ }}2Si{0_2}.2{H_2}0\]. Hãy tính phần trăm khối lượng của nhôm trong hợp chất trên.

Giải

\[M_{A{l_2}{0_3}.{\rm{ }}2Si{0_2}.2{H_2}0}=258\]

Giả sử có \[1\] mol đất sét

Phần trăm khối lượng của nhôm trong hợp chất là:

\[\% {m_{Al}} = {{27.2} \over {258}} \cdot 100\%  = 20,93\% \]

loigiaihay.com

Bài 6 trang 58 sgk hoá học 9

Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568 ml khí ỏ điều kiện tiêu chuẩn.

Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thấy còn lại 0,6 gam chất rắn.

Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

Lời giải:

Ở thí nghiệm 2: Chỉ có Al tác dụng với dung dịch NaOH và bị hòa tan hết vì NaOH dư.

Chất rắn còn lại là Mg = 0,6 gam hay = 0,6 : 24 = 0,025 mol

Ở thí nghiệm 1: Số moi H2 = 1,568 : 22,4 = 0,07 mol. Gọi x là số mol Al.

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2S04 →  Al2[S04]3 + 3H2

x                   →               1,5x [mol]

Mg + H2S04 →  MgS04 + H2

0,025 →                  0,025 [mol]

Theo hiđro, ta có: 1,5x + 0,025 = 0,07 => x = 0,03 mol = mol Al Khối lượng của hỗn hợp: m = mMg + mAl = 0,6 + 0,03.27 = 1,41 gam

%Mg = \[ \frac{0,6}{1,41}\] x 100% = 42,55%; %Al = 100% - 42,55% = 57,45%.

Giaibaitap.me

Page 14

Bài 1 trang 60 sgk hoá học 9

Sắt có những tính chất hoá học nào ? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Trả lời:

1. Tác dụng với phi kim

a] Tác dụng với oxi.

3Fe + 2O2 → Fe3O4 [oxit sắt từ, sắt có hóa trị II và III]

b] Tác dụng với phi kim khác.

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

2. Tác dụng với dung dịch axit:

Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt [II] và giải phóng Hg.

Fe + 2HCl → FeCl2, + H2

Chú ỷ: Sắt không tác dụng với HNO3, H2S04đặc, nguội.

3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn sắt.

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Bài 2 trang 60 sgk hoá học 9

Từ sắt và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học để thu được các oxit riêng biệt: Fe304, Fe203 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có.

Lời giải:

a] 3Fe + 2O2 → Fe304

b] 2Fe + 3Cl2  → 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe[OH]3

2Fe[OH]3 → Fe203 + 3H20

Bài 3 trang 60 sgk hoá học 9

Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.

Lời giải:

Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, nhôm bị hòa tan hết, còn sắt không phản ứng:

2Al + 2NaOH + 2H2O -> 2NaAlO2    + 3H2

Lọc bỏ dung dịch, chất rắn thu được là Fe.

Bài 4 trang 60 sgk hoá học 9

Sắt tác dụng được với chất nào sau đây ?

a] Dung dịch muối Cu[NO3]2 ;

b] H2SO4 đặc, nguội;

c] Khí Cl2 ;

d] Dung dịch ZnSO4.

Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện, nếu có.

Lời giải

Sắt tác dụng được với dung dịch Cu[N03]2 và khí Cl2.

\[Fe + Cu{[N{O_3}]_2} \longrightarrow Fe{[N{O_3}]_2} + Cu\]

\[2Fe + 3C{l_2} \longrightarrow 2FeC{l_3}\]

loigiaihay.com

Bài 5 trang 60 sgk hoá học 9

Ngâm bột sắt dư trong 10 m! dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

a] Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối iượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

b] Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.

Lời giải:

a] Số mol CuS04 = 1.0,01 = 0,01 mol

                Fe + CuS04 → FeS04 + Cu

Phản ứng: 0,01  0,01 ->  0,01     0,01     [mol]

Chất rắn A gồm Cu và Fe dư, khi cho A vào dung dịch HCl dư chỉ có Fe phản ứng và bị hòa tan hết Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2

 Chất rắn còn lại là Cu = 0,01.64 = 0,64 gam

b] Dung dịch В có FeS04 + NaOH?

               FeSO4 + 2NaOH →  Na2SO4 + Fe[OH]2

Phản ứng: 0,01  →  0,02         0,01        0,01     [mol]

VddNaOH = \[ \frac{n}{C_{M}}\] = \[ \frac{0,02}{1}\] = 0,021it=20ml

Giaibaitap.me

Page 15

Bài 1 trang 63 sgk hoá học 9

Thế nào là hợp kim ? Thế nào là gang và thép ? Nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của gang và thép.

Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim.

1. Gang Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố khác như Si, Mn, s,...

Gang cứng và dòn hơn sắt.Có hai loại gang: gang trắng và gang xám. Gang trắng dùng để luyện thép, gang xám dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước,…

2. Thép Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

Thép có nhiều tính chất lí, hóa quý hơn sắt. Thép được dùng làm vật liệu xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ lao độngr..

Bài 2 trang 63 sgk hoá học 9

Hãy cho biết nguyên tắc sản xuất gang và viết các phương trình hoá học.

1. Sản xuất gang

 Nguyên tắc sản xuất gang: Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.

Quá trình sản xuất gang trong lò luyện kim [lò cao].

–  Phản ứng tạo thành khí CO: C + O2 → CO2

                                        C + CO2 → 2CO
– Phản ứng khử oxit sắt thành sắt.

        3CO + Fe203 → 2Fe + 3C02

Sắt nóng chảy hòa tan một ít cacbon tạo thành gang.

– Đá vôi bị phân hủy thành CaO, kết hợp vơi SiO2 có trong quặng tạo thành xỉ.         CaO + SiO3 → CaSiO3

Xỉ nhẹ nổi lên trển và được đưa ra ở cửa tháo xỉ.

Bài 3 trang 63 sgk hoá học 9

Hãy cho biết nguyên tắc luyện gang thành thép và viết các phương trình hoá học.

2. Sản xuất thép

– Nguyên liệu sản xuất thép là gang, sắt phế liệu, khí oxi.

– Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố cacbon, silic, mangan,…

– Quá trình luyện thép được thực hiện trong lò Bet-xơ-me.

Khí oxi oxi hóa các nguyên tố trong gang như C, Mn, Si,.. Sản phẩm thu được là thép.

2Fe+ O2 ------- > 2 FeO

FeO+ C-------- > Fe +CO

2FeCO + Si ----------- > 2 Fe + SiO2

Bài 4 trang 63 sgk hoá học 9

Những khí thải [C02, S02...] trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh ? Dấn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.

Lời giải.

- Khi S02 gây ô nhiễm không khí, dộc hại đối với người và động vật; S02 là khí gây ra hiện tượng mưa axit: S02 + H20 -> H2S03, axit sunfurơ tiếp tục bị oxi hóa thành axit sunfuric.

- Khí C02 gây ra hiệu ứng “nhà kính”, làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm tan băng ở hai cực.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường: Xây hệ thống liên hoàn xử lí khí thải độc hại trước khi dưa khí thải ra ngoài không khí; Trồng vành đai cây xanh để hấp thụ C02...

Bài 5 trang 63 sgk hoá học 9

Hãy lập các phương trình hoá học theo sơ đồ sau đây :

a] O2 + 2Mn \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  2MnO

b] Fe203 + CO \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] Fe + CO2

c] O2  + Si  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  SiO2

d] O2  +  S  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  SO2

Cho biết phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện gang, phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện thép, chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử ?

Lời giải:

a] O2 + 2Mn \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  2MnO

b] Fe203 + 3CO \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2Fe + 3CO2

c] O2  + Si  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  SiO2

d] O2  +  S  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  SO2

Phản ứng xảy ra trong quá trình luyện gang là [b], phản ứng xảy ra trong luyện thép là [a], [c], [d].

Chất oxi hóa là O2, Fe203; chất khử là Mn, CO, Si, S.

Bài 6 trang 63 sgk hoá học 9

Tính khối lượng quặng hematit chứa \[60\% {\rm{ }}\;F{e_2}{0_3}\] cần thiết để sản xuất được \[1\] tấn gang chứa \[95\%\] Fe. Biết hiệu suất của quá trình là \[80\%\].

Lời giải:

Khối lượng Fe có trong \[1\] tấn gang là: \[1 . \frac{95}{100} = 0,95\] tấn.

                       \[F{e_2}{O_3} + {\rm{ }}3CO{\rm{ }} \to 2Fe{\rm{ }} + {\rm{ }}3C{O_2}\]

Tỉ lệ:                \[160\]                         \[2.56=112\] [tấn]

P.ư:                  \[m\]                            \[0,95\] [tấn]

Khối lương \[F{e_2}{O_3}\], phản ứng: \[m =  \frac{0,95.160}{2.56} = 1,357\] [tấn]        

Vì hiệu suất phản ứng chỉ đạt \[80\%\] nên khối lượng thực tế \[F{e_2}{O_3}\] cần là:

                             \[ \frac{1,357.100}{80} = 1,696\] [tấn].    

\[F{e_2}{O_3}\] chỉ chiếm \[60\%\] khối lượng quặng hematit nên khối lượng quặng hematit cần là:

                            mquặng = \[ \frac{1,696.100}{60} = 2,827\] [tấn]

Giaibaitap.me

Page 16

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 165 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 160 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 158 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 155 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 152 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 148, 149 Sách...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 147 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 144 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 143 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 143 Sách giáo khoa Hóa...

Page 17

Bài 1 trang 69 sgk hoá học 9

Hãy viết hai phương trình hoá học trong mỗi trường hợp sau đây :

a] Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

b] Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

c] Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

d] Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.

Lời giải:

a] 4Na + O2 → 2Na2O

   2Cu + O2  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  2CuO

b] 2Fe + 3Cl2 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]2FeCl3

   2Al + 3S  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] Al2S3

c] Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

   Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

d] Fe + CuSO4 → Cu  + FeSO4

   Cu + 2AgN03  2Ag + Cu[NO3]2

Bài 2 trang 69 sgk hoá học 9

Hãy xét xem các cặp chất sau đây, cặp chất nào có phản ứng ? Không có phản ứng ?

a] Al và khí Cl2 ;                         b] Al và HNO3 đặc, nguội;

c] Fe và H2SO4 đặc, nguội;          d] Fe và dung dịch Cu[NO3]2.

Viết các phương trình hoá học [nếu có].

Lời giải:

Những cặp chất có phản ứng: Al và khí Cl2 ; Fe và dung dịch Cu[NO3]2.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

Fe + Cu[NO3]2  → Cu + Fe[NO3]2

Bài 3 trang 69 sgk hoá học 9

 Có \[4\] kim loại: \[A, B, C, D\] đứng sau \[Mg\] trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng :

a] \[A\] và \[B\] tác dụng với dung dịch \[HCl\] giải phóng khí hiđro.

b] \[C\] và \[D\] không có phản ứng với dung dịch \[HCl\].

c] \[B\] tác dụng với dung dịch muối của \[A\] và giải phóng \[A\].

d] \[D\] tác dụng được với dung dịch muối của \[C\] và giải phóng \[C\].

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng [theo chiều hoạt động hoá học giảm dần]:

A] \[B, D, C, A\];                      b] \[D, A, B, C\] ;          

c] \[B, A, D, C\] ;                     d] \[A, B, C, D\] ;          

e] \[C, B, D, A\].

Lời giải:

\[В\] tác dụng với muối của \[A\], suy ra \[B\] hoạt động hóa học mạnh hơn \[A\].

\[D\] tác dụng với muối của \[C\], suy ra \[D\] hoạt động hóa học mạnh hơn \[C\].

Vì \[A\] và \[B\] tác dụng với dung dịch \[HCl\] giải phóng khí hiđro nên \[В, A\] đứng trước \[H\], \[C\] và \[D\] không có phản ứng với dung dịch \[HCl\] nên \[D, С\] đứng sau \[H\].

Dãy các kim loại trên xếp từ trái, sang phải theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: \[В    ,      A    ,     D ,        С\]

loigiaihay.com

Bài 4 trang 69 sgk hoá học 9

Viết phương trình hoá học biểu diễn sự chuyển đổi sau đây :

Lời giải:

а] [1] 2A1 + O2 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] Al2O3

[2] Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

[3] AlCl3 + 3NaOH [vừa đủ] →  3NaCl + Al [OH]3

[4]  2Al[OH]3  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  Al2O3+ ЗН2О

[5]  2Al2O3 \[ \xrightarrow[]{dpnc}\] 4Al + 3O2

[6] 2Al + 3Cl2 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2AlCl3

b] [1] Fe + H2SO4  → FeSO4 + H2

[2] FeSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Fe[OH]2

[3] Fe[OH]2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

c] [1] 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

[2] FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe[OH]3

[3] 2Fe[OH]3 → Fe203 + 3H2O

[4] Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

[5] 3Fe + 2O2  → Fe304

Bài 5 trang 69 sgk hoá học 9

Cho 9,2 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hoá trị I.

Lời giải:

\[ m_{Cl_{2}}\] = mmuối – mkim loại = 23,4 - 9,2 - 14,2 gam hay 14,2 : 71 = 0,2 mol

 Số mol А = 2.số mol = 0,4 mol, suy ra 0,4.A = 9,2; А = 23 [Na].

Bài 6 trang 69 sgk hoá học 9

Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5 gam trong 25 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 2,58 gam.

a] Hãy viết phương trình hoá học.

b] Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Lời giải:

* Nhận xét: “sau một thời gian phản ứng”, suy ra CuSO4 có thể vẫn còn dư. Gọi số mol Fe phản ứng là x mol.

a] Phương trình hóa học:

        Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 

P/ư:  x      x            x           x mol

Khối lượng lá sắt tăng = 2,58 - 2,5 = 0,08 gam. Ta có phương trình:

64x - 56x = 0,08

x = 0,01 mol

b] Sô mol CuS04 ban đầu \[ \frac{25.1,12.15}{100.160}\] = 0,02625 mol

Trong dung dịch sau phản ứng có hai chất tan là FeSO4 0,01 mol và CuSO4 dư 0,01625 mol.

Khối lượng dung dịch: 

mdd = \[ m_{dd CuSO_{4}}\] + mFe[p.ư] – mCu = 25.1,12 + 0,01.56 - 0,01.64 = 27,91 g

C%, CuS04 = \[ \frac{0,01625.160}{27,91}\].100% ≈ 9,32%

C%, FeSO4 = \[ \frac{0,01.152}{27,91}\].100% ≈ 5,45%

Bài 7 trang 69 sgk hoá học 9

 Cho 0,83 gam hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2S04 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc.

a] Viết các phương trình hoá học.

b] Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hổn hợp ban đầu.

Lời giải:

Số mol khí H2 = 0,56: 22,4 = 0,025 mol.

Gọi X, у là số mol của Al, Fe.

Phương trình hóa học:

         2Al + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2

 p.ư : x                                       l,5x      [mol]

         Fe +  H2SO4 -> FeSO4 + H2

          y —>                           y [mol]

Theo khối lượng hỗn hợp và mol H2 ta có hệ phương trình:

\[ \left\{\begin{matrix} 27x+56y=0,83\\ 1,5x+y=0,025 \end{matrix}\right.\]

Giải ra ta có: x = y = 0,01 = nAl = nFe 

%Al = \[ \frac{0,01.27}{0,83}\].100% = 32,53% ; %Fe = 100 - 32,53 = 67,47%

Giaibaitap.me

Page 18

Bài 1 trang 76 sgk hoá học 9

Hãy chọn câu đúng :

A.   Phi kim dẫn điện tốt.

B.   Phi kim dẫn nhiệt tốt.

C.   Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn, khí.

D.   Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

Đáp án đúng là D

Bài 2 trang 76 sgk hoá học 9

Viết các phương trình hoá học của S, C, Cu, Zn với khỉ O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Viết công thức các axit hoặc bazơ tuong ứng với mỗi oxit đó.

Lời giải:

S +  O2  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] SO2;  C+ O2  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] CO2

2Cu + O2  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2CuO; 2Zn + O2 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2ZnO

SO2 là oxit axit, có axit tương ứng là H2SO3;

C02 là oxit axit, có axit tương ứng là H2CO3.

CuO là oxit bazơ, có bazơ tương ứng là Cu[OH]2;

ZnO là oxit lưững tính, có bazơ tương ứng là Zn[OH]2 và axit tương ứng là H2ZnO2.

Bài 3 trang 76 sgk hoá học 9

Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho hiđro phản ứng với: a] clo ; b] lưu huỳnh ; c] brom.

Cho biết trạng thái của các chất tạo thành.

Lời giải:

a] H2 [k] + Cl2 [k] \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2HCl [k]

b] H2 [k] + S [r]  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] H2S [k] [khí H2S có mùi trứng thối]

c] H2 [k] + Br2 [l] \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2HBr [k]

Bài 4 trang 76 sgk hoá học 9

 Viết các phương trình hoá học giữa các cặp chất sau đây [ghi rõ điều kiện, nếu có]:

a]  khí Ao và hiđro ;

b] lưu huỳnh và oxi;

c] bột sắt và bột lưu huỳnh ;

d] cacbon và oxi;

e] khí hiđro và lưu huỳnh.

Lời giải:

a] F2 + H2 -> 2HF       [phản ứng xảy ra trong bóng tối và nổ mạnh]

b] S + O2 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] SO2

c] S + Fe  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  FeS

d] C + O2 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] CO2

e] H2 + S \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] H2S

Bài 5 trang 76 sgk hoá học 9

Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau :

Phi kim → oxit axit → oxit axit →  axit → muối suntat tan → muối sunfat không tan

a] Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.

b] Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi trên.

Lời giải:

a] 

b] HS tự viết phương trình.

Bài 6 trang 76 sgk hoá học 9

Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu đuợc hỗn hợp khí B.

a] Hãy viết các phương trình hoá học.

b] Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

Lời giải:

nFe = \[ \frac{5,6}{56}\] = 0,1 mol; ns = \[ \frac{1,6}{32}\] = 0,05 mol.

a] Phương trình hoá học: Fe + S \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] FeS.

Lúc ban đầu:                 0,1   0,05   0   [mol]

Lúc phản ứng:               0,05  0,05   0,05

Sau phản ứng:              0,05    0      0,05

Chất rắn A gồm FeS và Fe dư + HCl?

                        FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Phản ứng:         0,05    0,1       0,05    0,05   [mol]

                       Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Phản ứng:        0,05   0,1      0,05     0,05   [mol].

Số mol HCl tham giá phản ứng = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol.

Thể tích dung dịch HCl 1M dùng là: Vdd = \[ \frac{n}{C_{M}}\] = \[ \frac{0,2}{1}\] = 0,2 lít.

Giaibaitap.me

Page 19

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 165 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 160 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 158 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 155 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 152 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 148, 149 Sách...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 147 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 144 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 143 Sách giáo khoa Hóa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 143 Sách giáo khoa Hóa...

Page 20

Bài 6 trang 81 sgk hoá học 9

Có 3 khí được đựng riêng biệt từng 3 lọ là : clo, hiđro clorua, oxi. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ.

Lời giải:

 Cho giấy quỳ tím ẩm vào ba lọ khí trên:

-  Khí nào trong lọ làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là khí HCl.

-  Khí nào trong lọ tẩy trắng giấy quỳ là khí Cl2.

-  Khí nào trong lo không làm đổi màu quỳ tím là khí oxi [dùng que đóm còn than hồng để thử lại].

Bài 7 trang 81 sgk hoá học 9

Nêu phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Phương pháp điều chế Clo trong phòng thí nghiệm

4HCl[dd đặc] +MnO2 ­----------->  MnCl2+ Cl2↑ +2H2O

Bài 8 trang 81 sgk hoá học 9

Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp nào ? Viết phương trình hoá học.

Giải

Trong công nghiệp, khí clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp

2NaCl[dd bão hòa] +2H2O--------> 2NaOH + Cl2 ↑+ H2↑[ điện phân dung dịch có mang ngăn]

Khí clo thu được ở cực dương, khí hidro thu được ở điện cực âm, dung dịch thu được là NaOH.

Bài 9 trang 81 sgk hoá học 9

a] Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không ? Hãy giải thích.

b] Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không ? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ. Cho biết vai trò của H2SO4 đặc.

Lời giải:

a] Không thể thu khí bằng cách đẩy nước, vì clo tan trong nước.

 Khí clo không tác dụng với oxi nên được thu bằng cách đẩy không khí: Dẫn khí clo vào đáy bình thu đặt đứng, clo nặng hơn không khí sẽ chiếm dần từ phía dưới và đẩy không khí ra ngoài.

b] Vai trò của H2S04 đặc là hút nước có lẫn trong khí clo, làm khô khí clo.

Bài 10 trang 81 sgk hoá học 9

Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo [đktc]. Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu ? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Lời giải:

Số mol Cl2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol

Phương trình hóa học:

                 Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H2O.

Phản ứng: 0,05   0,1          0,05     0,05

Dung dịch sau phản ứng có 2 chất tan là NaCl và NaClO đều có 0,05 mol; Vdd = 0,1 lít.

CM[NaCl] = CM[NaClO] = \[ \frac{0,05}{0,1}\] = 0,5 M

Bài 11 trang 81 sgk hoá học 9

Cho 10,8 gam kim loại M hoá tri III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.

Lời giải:

Gọi M là kí hiệu hoá học của kim loại M.

Khối lượng clo phản ứng = mmuối - mkim loại = 53,4 - 10,8 = 42,6 gam hay 41,6 : 71 = 0,6 mol.

Phương trình hoá học: 2M + 3Cl2 → MCl3

Phản ứng:                  0,4    0,6      0,4  [mol]

Ta có: 0,4 x M = 10,8 => M = 27. Vậy kom loại M là Al.

Giaibaitap.me

Page 21

Bài 1 trang 84 sgk hoá học 9

Dạng thù hình của nguyên tố là gì ? Cho hai thí dụ.

- Dạng thù hình của nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hóa học tạo nên.

-Một nguyên tố hóa học có thể tạo ra hai hay nhiều đơn chất. ví dụ : 

cacbon có 3 dạng thù hình: kim cương, than chì , cacsbon  vô định hình 

phopho có 3 dạng thù hình là: Photpho trắng, đỏ, đen

Bài 2 trang 84 sgk hoá học 9

Viết phương trình hoá học của cacbon với các oxit sau:

a] CuO ; b] PbO ; c] CO2; d] FeO.

Hãy cho biết loại phản ứng ; vai trò của C trong các phản ứng ; ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.

Lời giải:

Các phương trình hóa học:

a]  С + 2CuO \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2Cu + CO2

b] С + 2PbO \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  2Pb + CO2

c] С + CO2 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2CO

d] С + 2FeO  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2Fe + CO2

Các phản ứng trên dều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử. Vai trò của с là chất khử. Các phản ứng:

a], b] dùng điều chế kim loại.

c], d] xảy ra trong quá trình luyện gang, dùng luyện gang.

Bài 3 trang 84 sgk hoá học 9

Hãy xác định công thức hoá học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ 3.10. Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hoá học.

Giải

A là CuO, B là C [cacbon], C là khí CO2, D là dung dịch Ca[OH]2

Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ tạo thành, nước vôi trong vẩn đục.

C[r] + 2CuO[r] -tº→ CO2[k] + 2Cu[r]

Bài 4 trang 84 sgk hoá học 9

Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.

Lời giải:

Khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi đều sinh ra CO2, CO, SO2[vì trong than có cả lưu huỳnh lẫn vào]. Những khí này đều ảnh hưởng không tốt cho con người, gây độc, gây mưa axit, gây hiệu ứng “nhà kính” làm biến đổi khí hậu...

Để giảm thiểu những tác hại đó nên xây lò nung vôi, gạch ngói ở nơi xa dân cư, đông thời trông cây xanh đế hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí oxi.

Bài 5 trang 84 sgk hoá học 9

Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% cacbon, biết 1 mol cacbon cháy toả ra 394 kJ.

Lời giải:

Khối lượng C có trong 5 kg than là:

mC = \[ \frac{5.90}{100}\] = 4,5 kg = 4500 gam

1 mol C = 12 gam

12g C cháy toả ra 394 kJ

Vậy 4500g C khi cháy toả ra x kJ

x = \[ \frac{4500.394}{12}\] = 147750 kJ

Giaibaitap.me

Page 22

Bài 1 trang 87 sgk hoá học 9

Hãy viết phương trình hoá học của CO với:

a] khí O2 ;

b] CuO.

Cho biết: loại phản ứng ; điều kiện phản ứng ; vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.

Lời giải:

a] 2CO + O2  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2CO2

Phản ứng này là phản ứng oxi hóa - khử [và cũng là phản ứng hóa hợp]. Khí CO khi đốt là cháy được. Vai trò của co là chất khử. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt nên dược dùng trong luyện gang, thép.

b] CO + CuO \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] CO2 + Cu

Phản ứng này là phản ứng oxi hóa - khử. Phản ứng này xảy ra ở nhiệt độ cao.

Vai trò của CO là chất khử. Phản ứng này dùng để điều chế Cu.

Bài 2 trang 87 sgk hoá học 9

Hãy viết phương trình hoá học của CO2 với dung dịch NaOH, dung dịch Ca[OH]2 trừơng trường hợp:

a] Tỉ lệ số mol \[ n_{CO_{2}}\] : nNa0H = 1:1;

b] Tỉ lệ số mol \[ n_{CO_{2}}\]: nCa[0H]2 = 2:1

Lời giải:

a] CO2  + NaOH -> NaHCO3

[phản ứng này cũng xảy ra khi dẫn CO2 [lấy dư] vào dung dịch NaOH, hoặc khi

nNaOH Ca [HCO]2

Bài 3 trang 87 sgk hoá học 9

Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hoá học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

  Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, nếu nước vôi trong vẩn đục, chứng tỏ trong hỗn hợp có khí CO2.

CO2 + Ca[OH]2 -> CaCO3 + H2O

   Khí đi ra từ bình nước vôi trong được dẫn qua ống thủy tinh đựng CuO [màu đen], nung nóng, liều thấy có chất rắn màu đỏ [là Cu] xuất hiện và khí sinh ra làm đục nước vôi trong, chứng tỏ trong hỗn hợp có khí CO.

CO + CuO [màu đen] \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  CO2 + Cu [màu đỏ]

Bài 4 trang 87 sgk hoá học 9

 Trên bề mặt các hố nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hoá học.

Lời giải:

Trong nước tôi vôi có Ca[OH]2; trong không khí có khí CO2 nên xảy ra phản ứng:

CO2 + Ca[OH]2 -> CaCO3 + H2O. Do lượng CO2 trong không khí không nhiều, CaCO3 được tạo thành một cách từ từ, lâu ngày tạo thành lớp màng CaCO3 rắn trên bề mặt hố nước tôi vôi.

Bài 5 trang 87 sgk hoá học 9

Hãy xác định thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau :

a] Dần 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.

b]  Để đốt cháy hoàn toàn khí A cần 2 lít khí oxi.

Các thể tích khí được đo ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất.

Lời giải:

Đối với chất khí, khi đo cùng diều kiện về nhiệt độ, áp suất thì trong phương trình hóa học, tỉ lệ vế số mol cũng là tỉ lệ về thể tích khí.

Khi dẫn hỗn hợp {CO, C02} qua nước vôi trong dư, toàn bộ CO2 bị hấp thụ hết do phản ứng với Ca[OH]2. Khí A là khí CO.

Phương trình hóa hóa học khi đốt khí CO:

            O2 + 2CO  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2CO2

p.ư:      2  →  4          lit

Trong 16 lít hỗn hợp {CO, C02} có 4 lít khí co và 16 - 4 = 12 lít khí CO2.

%VCO  =  100% = 25%; %\[ V_{CO_{2}}\] = 100% - 25% = 75%

Giaibaitap.me

Page 23

Bài 1 trang 91 sgk hoá học 9

Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hoá học.

Lời giải:

Phản ứng chứng tỏ H2CO3 yếu hơn HCl là phản ứng giữa HCl và muối cacbonat: axit cacbonic bị axit HCl mạnh hơn đẩy ra khỏi muối. Axit H2СO3 tạo thành bị phân hủy ngay thành khí CO2 và H2O chứng tỏ rằng H2CO3 là axit không bền.

Thí dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Bài 2 trang 91 sgk hoá học 9

Dựa vào tính chất hoá học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Lời giải:

MgCO3 là muối cacbonat trung hòa, không tan trong nước, nên có

các tính chất hóa học sau:

- Tác dụng với dung dịch axit manh hơn axit cacbonic, thí dụ:

MgCO3 + 2HNO3  → Mg[NO3]2 + CO2+ H2O

- Bị nhiệt phân hủy

MgCO3  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  MgO + CO2

Bài 3 trang 91 sgk hoá học 9

 Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau:

C —> CO2 —> CaCO3 —> CO2

Lời giải:

[1]  С + O2 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] CO2

[2] CO2 + CaO \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] CaCO3

[3] CaCO3 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] CaO + CO2

Bài 4 trang 91 sgk hoá học 9

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.

a]  H2SO4 và KHCO3 ;    d] CaCl2 và Na2CO3 ;

b  K2CO3 và NaCl;         e] Ba[OH]2 và K2CO3.

c]  MgCO3 và HCl;

Giải thích và viết các phương trinh hoá học.

Lời giải:

Những cặp có xảy ra phản ứng là a], b], d], e] và g], vì đây là những phản ứng trao đổi, trong số sản phẩm tạo thành có chất không tan hay chất khí.

a] H2SO4 + 2KHCO3 -> K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

b] CaCl2 + Na2CO3 -> 2NaCl + CaCO3↓

c]  MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + CO2 ↑ + Н2О

d]  Ba[OH]2 + K2CO3 -> BaCO3 ↓+ 2KOH

e] Ca [HCO3]2 + Ca[OH]2 -> 2CaCO3 ↓+ 2H2O

- Cặp không xảy ra phản ứng là c] K2CO3 và NaCl, vì không chất không tan hay chất khí nào tạo thành.

Bài 5 trang 91 sgk hoá học 9

Hãy tính thể tích khí CO2 [đktc] tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

Lời giải:

Số mol H2SO4 = 980 : 98 = 10 mol

 Phương trình hóa học của phản ứng:

H2SO4 + 2NaHCO3 -> Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Thấy ngay số mol C02 sinh ra = 2.số mol H2SO4 phản ứng = 20 mol.

Vậy, thể tích khí CO2 = 20 x 22,4 = 448 lít.

Giaibaitap.me

Page 24

Bài 1 trang 95 sgk hoá học 9

Hãy nêu một số đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái thiên nhiên, tính chất và ứng dụng.

1. Trạng thái thiên nhiên

Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất. Silic không tồn tại ô dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất. Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét [cao lanh].

2.  Tính chất

Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại. Tinh thể silic là chất bán dẫn. Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.

Tính chất hóa học đặc trưng củá Si là tính khử [ở nhiệt độ cao].

Thí dụ: Si + O2 —> SiO2

3. Ứng dụng

làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật diện tử và dùng để chế tạo pin mặt trời.

Bài 2 trang 95 sgk hoá học 9

Hãy mô tả sơ lược các công đoạn chính để sản xuất đồ gốm.

-Nguyên liệu: Đất sét, thạch anh, fenpat

– Công đoạn sản xuất: +Nhào nguyên liệu với nước, tạo khối dẻo rồi cho vào khuôn tạo hình đồ vật và phơi khô

+ Cho vào lò nung với nhiệt độ thích hợp. 

Bài 3 trang 95 sgk hoá học 9

Thành phần chính của xi măng là gì ? Cho biết nguyên liệu chính và mô tả sơ lược các công đoạn sản xuất xi măng.

Thành phần chính của xi măng là CaSiO3, Ca[AlO2]2

Sản xuất xi măng cần những nguyên liệu: đất sét, đá vôi, cát…

– Công đoạn: Nghiền nhỏ đá vôi và đất sét rồi trộn đều với cát, nước thành dạng bùn

– Nung hỗn hợp trong lò quay ở nhiệt độ 1400 – 1500 độ C tạo clanhke rắn

– Nghiền clanhke và phụ gia thành bột mịn là xi măng

bài 4 trang 95 sgk hoá học 9

Sản xuất thuỷ tinh như thế nào ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong quá trình nấu thuỷ tinh.

Lời giải:

Thủy tinh [có thành phần chính là Na2SiO3, CaSiO3] được sản xuất theo ba công đoạn chính:

-  Trộn hỗn hợp cát, đá vôi, sôđa theo một tỉ lệ thích hợp.

-  Nung hỗn hợp trong lò nung ở khoảng 900°c thành thủy tinh ở dạng nhão.

-  Làm nguội từ từ thủy tinh dẻo, ép thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật. Các phản ứng xảy ra:

CaCO3 \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] CaO + CO2

SiO2 + CaO \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] CaSiO3

SiO2 + Na2CO3  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  Na2SiO3 + CO2

Giaibaitap.me

Page 25

Bài 1 trang 101 sgk hoá học 9

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

Lời giải:

Bài 2 trang 101 sgk hoá học 9

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó

Giải

– Số thứ tự của nguyên tố là 11 [ ô số 11] thuộc chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn

– Tên nguyên tố là: Natri; Kí hiệu hóa học: Na ; Nguyên tử khối: 23.

Bài 3 trang 101 sgk hoá học 9

Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri : tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương trình hoá học minh hoạ với kali.

Lời giải:

Các nguyên tố nhóm IA, chỉ có hóa trị là I trong các hợp chất và có tánh chất hóa học tương tự natri.

2K + 2H20 -> 2KOH + H2

4K + O2  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2K2O

2K + Cl2  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  2KCl

Bài 4 trang 101 sgk hoá học 9

 Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo [trừ At]: tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết phương trình hoá học minh hoạ với brom.

Lời giải:

Các nguyên tố nhóm VIIA có tính chất hóa học tương tự clo.

Br2 + 2K  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\]  2KBr

3Br2 + 2Fe  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2FeBr3

Br2 + H2  \[ \xrightarrow[]{t^{0}}\] 2HBr [k]

Bài 5 trang 101 sgk hoá học 9

 Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần :

a]  Na, Mg, Al, K ;

b] K, Na, Mg, Al;

c] Al, K, Na, Mg ;

d] Mg, K, Al, Na.

Giải thích sự lựa chọn.

Lời giải:

Cách sắp xếp đúng là b]: K, Na, Mg, Al.

Vì: - Các nguyên tố Na, Mg, AI ở cùng chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm. '

- Nguyên tố Na, K ở cùng một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng.

Bài 6 trang 101 sgk hoá học 9

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần : F, O, N, P, As.

Giải thích.

Lời giải:

Vị trí các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn:

Theo chu kì 2, tính phi kim tăng dần từ N, O, F.Theo nhóm VA, tính phi kim tăng dần từ As, P, N.

Vậy: Tính phi kim tăng dần từ trái sang phải là As, P, N, O, F.

Bài 7 trang 101 sgk hoá học 9

a] Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng :

-  A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.

- 1 gam khí A chiếm thề tích là 0,35 lít ở đktc.

b] Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng. Tính nồng độ mol của muối [giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể].

Lời giải:

nA = \[ \frac{0,35}{22,4}\] = 0,015625 mol.

MA = \[ \frac{1}{0,015625}\] = 64g

- Tìm số nguyên tử S, O trong phân tử A?

mO = 64 x \[ \frac{50}{100}\] = 32g => nO = \[ \frac{32}{16}\] = 2 mol

mS = 64 - 32 = 32g => ns = \[ \frac{32}{32}\] = 1 mol

Suy ra trong 1 phân tử A có 1S và 2O, công thức của A là SO2

b] * Hướng dẫn: Khi dẫn SO2 vào dung dịch NaOH và SO2, có thể tạo thành muối trung hoà, muối axit hoặc cả hai muối:

Giaibaitap.me

Page 26

Bài 1 trang 103 sgk hoá học 9

Căn cứ vào sơ đồ 1, hãy viết các phương trình hoá học với phi kim cụ thể là lưu huỳnh.

Bài 2 trang 103 sgk hoá học 9

Hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của clo theo sơ đồ 2.

4] Cl2[k] + H2O[l]------- > HCl[dd]+HClO[dd]

Bài 3 trang 103 sgk hoá học 9

 Hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của cacbon và một số hợp chất của nó theo sơ đồ 3. Cho biết vai trò của cacbon trong các phản ứng đó.

Bài 4 trang 103 sgk hoá học 9

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hãy cho biết:

- Cấu tạo nguyên tử của A.

- Tính chất hoá học đặc trưng của A.

- So sánh tính chất hoá học của A với các nguyên tố lân cận.

giải

Số hiệu là 11

Cấu tạo nguyên tử: Na

Tính chất hóa học đặc trưng là kim loại hoạt động mạnh

Tính chất hóa học của A mạnh hơn Mg, Al

Bài 5 trang 103 sgk hoá học 9

a] Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32 gam oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4 gam chất rắn. Biết khối lượng mol phân tử của oxit sắt là 160 gam/mol.

b] Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Giải

a] Gọi CTHH của oxit sắt là: FexOy

 PTHH: : FexOy + yCO ------> xFe + yCO2

Số mol Fe là

 

Bài 6 trang 103 sgk hoá học 9

Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dần khí X vào 500 ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Trả lời:

\[\eqalign{ & Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O \cr & {n_{Mn{O_2}}} = {n_{C{l_2}}} = 0,8mol \cr & C{l_2} + 2NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O \cr & {n_{NaO{H_{pu}}}} = 0,5 \times 2 = 1,6mol \cr & {n_{NaO{H_{h{\rm{d}}}}}} = 0,5 \times 4 = 2mol \cr & {n_{NaO{H_{du}}}} = 2 - 1,6 = 0,4mol \cr & {n_{NaCl}} = {n_{C{l_2}}} = {n_{NaClO}} = 0,8mol \cr & {C_{NaCl}} = {{0,8} \over {0,5}} = 1,6M \cr & {V_{NaClO}} = {{0,8} \over {0,5}} = 1,6M \cr

& {C_{NaOH}} = {{0,4} \over {0,5}} = 0,8M \cr} \]

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề