Lập kế hoạch cung ứng thuốc tại trạm y tế

BỘ Y TẾ

CỤC QUẢN LÝ DƯỢC

-----------------------

Số: 7594/QLD-KD

V/v: cung ứng thuốc tại trạm y tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2011

Kính gửi: Sở Y tế Hà Nội

Phúc đáp công văn số 1192/SYT-NVD ngày 13/5/2011 của Sở Y tế Hà Nội về việc cung ứng thuốc tại trạm y tế xã, Cục Quản lý d­ược có ý kiến nh­ư sau:

1. Việc cung ứng thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại các xã là cần thiết để đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lư­ợng, ngư­ời dân có thể dễ dàng tiếp cận các cơ sở dịch vụ d­ược và đ­ược hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Việc cung ứng thuốc tại xã có thể đ­ược đảm bảo bởi dịch vụ cung ứng thuốc của trạm y tế xã và các cơ sở bán lẻ thuốc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hư­ớng dẫn Luật.

2. Đối với các trạm y tế xã, có 2 loại dịch vụ cung ứng thuốc:

- Cấp phát thuốc tại trạm y tế xã: Thuốc do nguồn ngân sách nhà nư­ớc chi trả [bảo hiểm y tế, thuốc của ch­ương trình y tế quốc gia, thuốc viện trợ…]. Dịch vụ cung ứng thuốc này không yêu cầu phải đăng ký kinh doanh hoặc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

- Cung ứng thuốc cho nhu cầu khám và điều trị của những ngư­ời không có bảo hiểm y tế bằng các hình thức bán lẻ trong đó có Tủ thuốc trạm y tế đ­ược tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật D­ược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Các hoạt động kinh doanh thuốc nói chung và bán lẻ thuốc nói riêng là kinh doanh có điều kiện và phải đư­ợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

3. Đối với các xã ngoại thành ch­ưa có điểm bán lẻ thuốc nh­ư Sở Y tế đề cập tại công văn số 1192/SYT-NVD ngày 13/5/2011, Sở Y tế Hà Nội cần chỉ đạo để tổ chức điểm bán lẻ thuốc đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, khuyến khích các doanh nghiệp d­ược tổ chức điểm bán lẻ thuốc tại đây. Tr­ường hợp trạm y tế xã tổ chức tủ thuốc bán lẻ mà không đăng ký kinh doanh đ­ược, Sở Y tế báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạo điều kiện cho tủ thuốc trạm y tế xã đăng ký kinh doanh và thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Cục Quản lý d­ược có một số ý kiến trên để trao đổi với Sở Y tế Hà Nội.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thứ trưởng Cao Minh Quang [để b/c];

- Website Cục QLD;

- Lưu VT, QLKD [Đ].

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

[Đã ký]

Nguyễn Văn Thanh

DANH SÁCH CÁN BỘ

STT

Họ và tên

Trình độ

Chức vụ

SĐT

Email

1

Phạm Huy Quang

Dược sỹ ĐH

Trưởng khoa

2

Phạm Thu Thủy

Dược sỹ ĐH

Nhân viên

3

Phạm Thị Kim Vượng

Dược sỹ TC

Nhân viên

4

Trần Thị Hạnh Mai

Dược sỹ TC

Nhân viên

5

Trần Thị Thu Hiền

Dược sỹ TC

Nhân viên

6

Trần Thị Hoài Phương

Dược sỹ TC

Nhân viên

7

Phạm Thị Minh Hằng

Dược sỹ TC

Nhân viên

8

Vũ Văn Sỹ

Dược sỹ TC

Nhân viên

- CHỨC NĂNG

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về toàn bộ công tác dược trong Trung tâm nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Trung tâm và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác vật tư thiết bị y tế trong Trung tâm.

- NHIỆM VỤ:

1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác [phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa]. Căn cứ kế hoạch chung của Trung tâm lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.

2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong Trung tâm.

6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong Trung tâm.

8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong Trung tâm.

10. Tham gia chỉ đạo tuyến.

11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao [bông, băng, cồn, gạc] khí y tế.

15. Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước. Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời. Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy trình vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của giám đốc bệnh viện. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy. Tổ chức học tập cho các thành viên trong trung tâm về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề