Những ngôn ngữ cơ thể cần tránh khi giao tiếp

Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp được khá nhiều người áp dụng và đã thành công. Đó những chuyển động của cơ thể, những cử chỉ, những tư thế... để tăng thêm tính thuyết phục cho câu chuyện bạn muốn truyền tải.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp giúp cuộc nói chuyện thêm thú vị và hiệu quả thông tin được truyền tải dễ dàng hơn. Với bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt trong kinh doanh hay thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể chính là cách đơn giản nhất để bạn có thể “nói ít” nhưng người khác sẽ “hiểu nhiều”.

Giao tiếp bằng mắt là một trong những hình thức hỗ trợ hữu ích cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Người ta vẫn thường nói, ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, cho nên việc giao tiếp bằng mắt rất cần thiết và quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.

Giao tiếp bằng mắt là tiếp xúc đầu tiên của con người khi bắt đầu cuộc trò chuyện

Nhiều người thường cho rằng, giao tiếp bằng mắt là nên nhìn thẳng vào mắt của đối phương, nhưng trên thực tế, việc đó sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu. Tốt nhất, khi sử dụng hình thức này trong giao tiếp, bạn nên tìm một điểm khác trên cơ thể của đối phương và nên tránh những điểm nhạy cảm.

Điểm thích hợp nhất mà bạn nên thử áp dụng là sống mũi của đối phương, hãy nhìn vào đó để giảm bớt sự ngượng ngùng của bạn thân và tránh gây ra sự khó chịu cho người đối diện.

Những lưu ý khi giao tiếp bằng mắt

  • Khi nói chuyện nên nhìn thẳng vào người đối diện không nên nhìn chằm chằm hoặc sử dụng những ánh mắt soi mói, khó chịu, điều này sẽ khiến người đối diện có cảm giác không thoải mái.
  • Thi thoảng, bạn có thể nhìn vào những phạm vi xung quanh để giảm tải áp lực đối với đối phương. Không nên chú ý vào những khuyết điểm trên cơ thể của họ, điều đó sẽ gợi lên cho họ những suy nghĩ tiêu cực từ bạn.

2. Giao tiếp bằng tay

Con người thường bị thu hút bởi những cử chỉ hành động của người đối diện khi giao tiếp. Tục ngữ có câu: “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, việc vận dụng bàn tay trong quá trình giao tiếp nó cũng phần nào chỉ ra được bạn là con người như thế nào, có kỹ năng sống hoàn hảo ra sao.

Tư thế đứng cũng góp phần quyết định bạn có thành công trong việc truyền tải thông điệp
  • Cho tay vào túi quần: sẽ mang lại cho đối phương cảm giác bạn là người kênh kiệu và khó hòa đồng.
  • Khoanh tay trước ngực: tư thế này cho thấy bạn là người khó gần, bạn đang trong một tư thế phòng thủ khiến đối phương khó cởi mở.
  • Chỉ tay: Hẳn rằng bạn cũng không thích bị chỉ tay vào mặt mình cho nên tuyệt đối khi giao tiếp không nên chỉ tay vào mặt của đối phương.

Nụ cười là một cách truyền cảm hứng tốt nhất trong việc giao tiếp. Bạn đừng nên tiết kiệm nụ cười khi nó là vốn có sẵn trong con người của bạn. Nó có thể mang lại không chỉ cho bạn mà cho cả đối phương cảm giác thoải mái, thân mật, dễ gần.

Tuy nhiên, không phải cười đều áp dụng cho tất cả mọi việc, bạn nên áp dụng nụ cười tùy vào những hoàn cảnh, trường hợp khác nhau mà sử dụng “vũ khí” nụ cười sao cho phù hợp. Một nụ cười đẹp là nụ cười không nên để hở những khuyết điểm của bản thân như cười quá lớn, cười hở lợi… Hãy luôn chọn cho mình một nụ cười thích hợp nhất với khuôn mặt và phù hợp với hoàn cảnh trong lúc giao tiếp vì nụ cười là chìa khóa mở cửa cho con đường giao tiếp nhờ ngôn ngữ cơ thể của bạn đấy!

> Bạn có biết ý nghĩa tuyệt vời của nụ cười đối với cuộc sống?

4. Giao tiếp qua tư thế

Khi giao tiếp, hãy luôn giữ cho mình một tư thế thật thoải mái, đừng nên để người khác thấy bạn quá gồng mình hay thõng vai. Điều đó chỉ làm cho người đối diện cảm thấy bạn đang nói chuyện với một thái độ miễn cưỡng, không thoải mái và chắc sẽ khó có thể mang lại hiệu quả cao.

Ngôn ngữ cơ thể qua tư thế ngồi của bạn

Do đó, trong quá trình giao tiếp, bạn không nên vung tay vung chân, cử động không ngừng. Những hành động này sẽ khiến cho người đối diện cảm giác bạn đang không tập trung hoặc đang muốn nhanh chóng chấm dứt cuộc nói chuyện này.

5. Giao tiếp bằng khoảng cách

Yếu tố khoảng cách cũng có ý nghĩa khá lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. Việc giữ khoảng cách xa hay gần với đối tượng giao tiếp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cuộc nói chuyện.

Duy trì một khoảng cách hợp lý tùy thuộc vào mức độ thân thiết của bạn với người nghe. Đây cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với họ. Nếu mối quan hệ không quá thân thiết, khoảng cách quá gần sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Vì vậy, hãy luôn giữ khoảng cách tốt nhất trong khi giao tiếp bạn nhé!

Thu Hằng

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Liếc nhìn đồng hồ, điện thoại

Hành động này sẽ khiến người ngồi cạnh cho rằng bạn đang thấy nhàm chán, không chú trọng những điều họ nói và muốn kết thúc cuộc nói chuyện sớm. Điều này gây mất điểm rất lớn, bạn có thể bị cho là coi thường người đối diện.

Nếu có việc quan trọng, bạn nên đặt chuông hẹn giờ trên điện thoại ở chế độ im lặng, đến lúc cần đi thì lịch sự nói xin lỗi. Mọi người thường đồng cảm khi họ hiểu về một tình huống hoặc vấn đề nhất định.

Nhìn chằm chằm

Dù rất tập trung vào câu chuyện bạn cũng chớ nhìn chằm chằm vào đối phương. Điều này sẽ khiến họ mất tự tin, giống như bạn đang áp bức họ. Hãy cố duy trì giao tiếp bằng mắt nhẹ nhàng, ấm áp nhưng không quá mãnh liệt.

Không nhìn trực diện

Việc nhìn trực diện người mình đang nói chuyện với thái độ hứng khởi, chăm chú cho thấy bạn tôn trọng và quan tâm đến vấn đề của họ. Ngược lại không nhìn trực diện sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương và có thể họ sẽ không muốn chia sẻ những vấn đề bạn quan tâm. Đừng đánh mất lợi thế trong giao tiếp chỉ vì cử chỉ nhỏ này.

Bắt tay lỏng lẻo

Dù người lạ hay quen thì đều nhạy cảm với cử chỉ của bạn và thường lập tức phán đoán thái độ qua cái bắt tay.

"Nếu cái bắt tay thiếu chắc chắn, nó thể hiện bạn không quan tâm, không thích người mình tiếp xúc", Lillian Glass, Tiến sĩ, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể nổi tiếng ở Beverly Hills, California, phân tích.

Nên có một cái bắt tay chắc chắn nhưng không quá mạnh để đối phương cảm thấy gắn bó.

  • Gặp bác sĩ da liễu xong vợ đi ra ngoài nói 1 câu khiến chồng lập tức xông vào, bác sĩ và y tá cùng hoảng loạn

Vì thế nên có một cái bắt tay chắc chắn để đối phương cảm thấy gắn bó và được coi trọng nhưng không quá mạnh vì một cái bắt tay quá mạnh lại thể hiện sự cạnh tranh, ganh đua.

Tiếp xúc quá gần

Trừ khi đối phương là người thân thiết nếu không việc tiếp xúc gần thường khiến họ khó chịu và có cảm giác không an toàn. Việc giữ khoảng cách hợp lý giúp hai bên trở nên thoải mái hơn, chứng tỏ bạn đang tôn trọng sự tự do và không gian riêng tư.

Đặt đồ vật giữa hai người

Việc đặt túi xách hoặc laptop lên bàn giữa hai người sẽ tạo ra khoảng cách không cần thiết. Người nói chuyện với bạn sẽ cảm thấy bạn đang che giấu điều gì đó và ngại chia sẻ. Hãy đặt túi xách ra sau ghế và gấp laptop lại, xóa bỏ rào cản khi giao tiếp. Khi không có vật ngăn cách, hai người sẽ cảm thấy gắn kết hơn.

Khoanh tay

Động tác khoanh tay có thể tạo cảm giác xa cách, khiến đối phương dễ hiểu lầm là bạn không muốn tiếp tục cuộc nói chuyện và muốn tránh né họ.

Quay chân khỏi người trước mặt

  • Đang vui vẻ ở bể bơi thì chồng của bồ về nhà, anh chàng rơi vào thảm cảnh, chắc bỏ trò lén lút tới già

Bàn chân của bạn hướng về phía nào sẽ thể hiện nơi bạn muốn đến. Nếu chân không hướng về phía người đối diện, sẽ gửi thông điệp bạn không ưu tiên cho cuộc trò chuyện này.

Ngồi ở mép ghế

Diễn giả Anita Campbell cho rằng cách ngồi trong một cuộc họp hoặc một bữa tối có thể gửi đi nhiều thông điệp. Ngồi ở mép ghế cho thấy bạn không thoải mái, không tự tin. Muốn khẳng định bản thân, hãy ngồi thoải mái trên ghế, giữ tư thế thẳng, thư thái.

Xoa cằm khi nhìn ai đó

Với nhiều người việc xoa cằm có thể là phản xạ tự nhiên theo thói quen nhưng người đối diện sẽ không thích, thậm chí cảm thấy khó chịu. Hành động của bạn giống như đang đánh giá, soi xét họ. Đừng xoa cằm khi nhìn ai đó nếu không muốn cuộc nói chuyện trở nên trầm lắng, gượng gạo.

Anh chàng trèo vào chuồng sư tử làm 1 việc kỳ lạ, diễn biến sau đó khiến ai cũng há hốc mồm kinh ngạc

Video liên quan

Chủ Đề