Prednisone 5mg cho trẻ em dạng gọi

Prednison: 5 mg

Tá dược: lactose, tinh bột săn, PVP, sodium starch glycolat, magnesi stearat vừa đủ 1 viên.

Dược lực học

Prednison là một corticosteroid tuyến thượng thận tổng hợp. Corticosteroid là những chất tự nhiên do tuyến thượng thận sản sinh ra có tác dụng rõ rệt chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

Chứng viêm đặc trưng bởi bạch cầu thoát mạch và xâm nhiễm vào mô bị viêm. Các glucocorticoid ức chế hiện tượng này. Do làm tăng số lượng các bạch cầu trung tính và giảm số lượng các tế bào lymphô, bạch câu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên. Ngoài ra Glucocorticoid còn ức chế chức năng của các tế bào lymphô và của các đại thực bào của mô. Glucocorticoid còn tác động đến phản ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin [do hoạt hoá phospholipase A2], ức chế tổng hợp prostaglandin [do làm tăng nồng độ một số phospholipid màng], giảm lượng enzym để sản sinh prostaglandin [do giảm sự xuất hiện cyclooxygenase ở những tế bào viêm].

Trong một số trường hợp, glucocorticoid làm chết các tế bào lympho –T.

Dược động học

Prednisone hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng đường uống cao xấp xỉ 80%. Prednison liên kết mạnh với protein huyết tương trên 90%.

Prednison chuyển hoá ở gan và những chất chuyển hoá ở gan được bài tiết qua nước tiểu.

Chỉ định

Viêm khớp dạng thấp, lupút ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch; viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ.

Ung thư, như bệnh bạch cầu cấp, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.

Liều dùng

Với bệnh cấp tính:

Người lớn: Bắt đầu uống 4 - 8 viên/ ngày, sau đó giảm dần đến liều duy trì uống 1 - 3 viên/ ngày, uống sau bữa ăn.

Trẻ em: uống 1 - 2 mg/kg/ngày, uống sau bừa ăn.

Bênh lý mãn: khởi đầu 1- 2 viên, tăng dần liều đến liều thấp nhất đạt hiệu quả.

+ Suy thượng thận: 1/2 - 2 viên/ngày.

+ Dị ứng, thấp khớp cấp: 4-6 viên/ ngày.

+ Bệnh chất tạo keo 6 viên/ ngày.

Không sử dụng trong trường hợp sau [Chống chỉ định]

Mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc.

Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.

Nhiễm trùng da do virus, nấm hoặc lao.

Đang dùng vaccin virus sống.

Lưu ý khi sử dụng [Cảnh báo và thận trọng]

Người bệnh loãng xương, người mới nối thông [ruột, mạch máu], rối loạn tâm thần, loét dạ dày, loét tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim và trẻ đang lớn.

Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị khi có stress.

Khi dùng liều cao, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng vaccin.

Tác dụng không mong muốn [Tác dụng phụ]

Những tác dụng không mong muốn thường xảy ra nhiều nhất khi dùng prednison liều cao và dài ngày.

Prednison ức chế tổng hợp prostaglandin và như vậy làm mất tác dụng của prostaglandin trên đường tiêu hóa tức là làm mất tác dụng ức chế tiết acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhiều tác dụng không mong muốn có liên quan đến tác dụng này của glucocorticoid.

Thường gặp, ADR > 1/100

Thần kinh trung ương: Mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động.

Tiêu hóa: Tăng ngon miệng, khó tiêu.

Da: Rậm lông.

Nội tiết và chuyển hóa: Đái tháo đường.

Thần kinh - cơ và xương: Đau khớp.

Mắt: Đục thủy tinh thể, glôcôm.

Hô hấp: Chảy máu cam.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh trung ương: Chóng mặt, cơn co giật, loạn tâm thần, giả u não, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, mê sảng, ảo giác, sảng khoái.

Tim mạch: Phù, tăng huyết áp.

Da: Trứng cá, teo da, thâm tím, tăng sắc tố da.

Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, ức chế trục tuyến yên - thượng thận, chậm lớn, không dung nạp glucose, giảm kali - huyết, nhiễm kiềm, vô kinh, giữ natri và nước, tăng glucose huyết.

Tiêu hóa: Loét dạ dày - tá tràng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, viêm loét thực quản, viêm tụy.

Thần kinh - cơ và xương: Yếu cơ, loãng xương, gẫy xương.

Khác: Phản ứng quá mẫn.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Tương tác với các thuốc khác

Prednison là chất gây cảm ứng enzym cytochrom P450, và là cơ chất của enzym P450 CYP 3A, do đó thuốc này tác động đến chuyển hóa của ciclosporin, erythromycin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, ketoconazol, rifampicin.

Phenytoin, phenobarbital, rifampicin và các thuốc lợi tiểu giảm kali huyết có thể làm giảm hiệu lực của prednison.

Prednison có thể gây tăng glucose huyết, do đó cần dùng liều insulin cao hơn.

Tránh dùng đồng thời prednison với thuốc chống viêm không steroid vì có thể gây loét dạ dày.

Lái xe

Không dùng thuốc.

Thai kỳ

Không nên dùng.

Quá liều

Những triệu chứng quá liều gồm biểu hiện hội chứng dạng Cushing, yếu cơ, và loãng xương, chỉ xảy ra khi dùng glucocorticoid dài ngày.

Trong những trường hợp này cần cân nhắc để có quyết định đúng đắn tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc dùng glucocorticoid.

Bảo quản

Nơi khô, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30°C.

Trẻ em vẫn có thể uống prednisone, nhưng bác sĩ sẽ cho liều lượng tùy theo bệnh và dựa vào cân nặng của bé. Dùng thuốc này trên hai tuần lễ được coi là dài ngày, khi dùng lâu ngày có thời gian ngắt quãng ngắn cũng xem như dùng dài ngày. Mà dùng dài ngày thì rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Dưới 2 tuần, ít tác dụng phụ

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết, tiết ra nhiều loại hormone khác nhau, trong đó có cortisol. Chức năng của cortisol rất phong phú: điều hòa đường huyết, cân bằng nước điện giải, tác động lên chuyển hóa protein và mỡ, duy trì chức năng bình thường của hệ tim mạch, thần kinh trung ương và thận, duy trì khối xương và khả năng hoạt động của cơ, chống stress, kháng viêm và đặc biệt là có khả năng ức chế hệ miễn dịch thông qua ức chế hoạt động của đại thực bào và các bạch cầu khác... Sự bài tiết cortisol được kiểm soát chặt chẽ nhờ vào hệ thần kinh luôn đáp ứng nhanh nhạy với nồng độ trong máu của cortisol hoặc thuốc giống cortisol.

Prednisone là một thuốc tổng hợp có chức năng giống như cortisol, nhưng có tính kháng viêm cao gấp bốn lần mà ít gây phù. Prednisone có tác dụng kéo dài 24 giờ, là thuốc kháng viêm và ức chế miễn dịch được dùng rất thường xuyên trên lâm sàng.

Prednisone có thể được dùng ngắn hạn [dưới hai tuần] để giảm bớt hiện tượng viêm trong một số bệnh viêm nhiễm thông thường, hoặc dùng dài hạn trong những bệnh rối loạn miễn dịch hoặc viêm mãn tính.

Trong trường hợp của con bạn, nếu được yêu cầu dùng trên hai tuần thì có thể là dùng dài hạn, có lẽ do mắc một trong bốn nhóm bệnh mà khi dùng phải được bác sĩ chỉ định [xem phần liệt kê bên dưới]. Nếu dùng dưới hai tuần, thuốc thường không gây tác dụng phụ gì nhiều. Ngược lại, danh sách tác dụng phụ của việc dùng lâu ngày lại khá dài và thường khó tránh khỏi. Liều kê cho con bạn như vậy vẫn trong giới hạn cho phép [0,05-2mg/kg], tuy nhiên loại cháu đang dùng là liều cao [tính ra là 1,25mg/kg] vì vậy không nên dùng quá hai tuần. Và liều cao như thế khi dùng kéo dài đòi hỏi phải có chẩn đoán bệnh rõ ràng.

Từ gây chậm lớn đến tử vong

Tác dụng phụ của prednisone có thể được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là ảnh hưởng toàn thân, bao gồm chậm lớn và cơ thể có hình dáng đặc trưng là mặt to tròn như mặt trăng, da mặt đỏ, mỡ phân bố dồn về vùng vai và thân, còn tay chân thì khẳng khiu, da bụng có nhiều vết rạn màu tím, da toàn thân mỏng và dễ bị bầm.

Nhóm thứ hai là ảnh hưởng lên các cơ quan như cơ xương khớp [teo cơ, loãng xương, hoại tử đầu xương đùi], miễn dịch [dễ nhiễm trùng], tiêu hóa [viêm loét dạ dày], tim mạch [cao huyết áp, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch], mắt [đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp], nội tiết chuyển hóa [đái tháo đường, teo cơ], da [mụn, mỏng da, rậm lông, khó lành vết thương]. Nhóm cuối cùng liên quan đến hiện tượng tuyến thượng thận sẽ ngưng tiết cortisol khi cơ thể đã có prednisone.

Khi tuyến thượng thận ngưng hoạt động kéo dài, nếu dừng việc dùng prednisone đột ngột thì cơ thể sẽ thiếu hụt cortisol, dẫn đến rối loạn chức năng gần như toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân sẽ mỏi mệt, lừ đừ, bứt rứt, tụt huyết áp, có thể tử vong nếu không được bổ sung thuốc kịp thời.

Tóm lại, tác dụng phụ của prednisone dùng dài hạn là rất nhiều, nên việc sử dụng thường đòi hỏi thầy thuốc phải suy xét sự cân bằng giữa lợi ích thuốc mang lại và tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Bên cạnh đó, bệnh nhân phải biết điều chỉnh lối sống và dùng kèm một số thuốc khác để hạn chế tác dụng phụ, chẳng hạn dùng thêm canxi và vitamin D để phòng ngừa loãng xương, giảm ăn mặn để tránh tăng huyết áp, giảm ăn ngọt để tránh đái tháo đường, tập thể thao tránh tăng cân, đi khám mắt ngay khi thị lực có triệu chứng bất thường để được phẫu thuật đục thủy tinh thể sớm. Cuối cùng, trong trường hợp ngưng thuốc, phải dùng thuốc với liều giảm từ từ trong vòng vài tháng trước khi ngưng hẳn để tạo điều kiện cho tuyến thượng thận... tỉnh lại.

Danh sách các bệnh cần dùng thuốc dài hạn thường được chia thành bốn nhóm chính. Cụ thể, nhóm I đòi hỏi dùng thuốc liều cao, gồm bệnh lupus đỏ hệ thống, viêm da cơ thiếu niên, viêm đa cơ, bệnh mô liên kết hỗn hợp và viêm mạch máu toàn thân. Nhóm II là bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên, cần dùng liều trung bình. Nhóm III gồm bệnh thấp, ban Henoch - Schönlein và bệnh Kawasaki, chỉ cần liều thấp. Nhóm IV cần thuốc liều trung bình, bao gồm bệnh viêm đại tràng, xuất huyết do giảm tiểu cầu do miễn dịch và một số trường hợp hen phế quản.

BS NGUYỄN THANH TÂM

Video liên quan

Chủ Đề