Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 70

Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?

Luyện từ và câu lớp 4: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 69, 70 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo luyện tập các dạng bài tìm câu kể Ai là gì? xác định chủ, vị trong các câu vừa tìm được.

>> Bài trước:Chính tả lớp 4: [Nghe - viết]: Khuất phục tên cướp biển

Hướng dẫn giải phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 69

Đọc các câu đã cho [SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 69]

Câu 1. Trong các câu trên, câu nào có dạng Ai là gì?

Trong các câu trên, các câu sau đây có dạng Ai là gì?

- Ruộng rẫy là chiến trường.

- Cuốc cày là vũ khí.

- Nhà nông là chiến sĩ.

- Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

Câu 2. Xác định chủ ngữ của các câu đó.

Chủ ngữ của các câu trên là: Ruộng rẫy; Cuốc cày; Nhà nông; Kim Đồng và các bạn anh.

Câu 3. Chủ ngữ đó do các từ ngữ thế nào tạo thành?

Chủ ngữ đó do các danh từ, cụm danh từ [có cả danh từ riêng chỉ tên người] tạo thành.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 69

Câu 1 [trang 69 sgk Tiếng Việt 4]

Đọc các câu đã cho [SGK TV4 tập 2 trang 69]

a. Tìm câu kể "Ai là gì?"

b. Xác định chủ ngữ của các câu tìm được.

Trả lời:

Em tìm và xác định như sau:

- Văn hóa nghệ thuật // cũng là một mật trận

- Anh chị em// là chiến sĩ mặt trận ấy

- Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực là nỗi niềm bông phượng.

- Hoa phượng // là hoa học trò.

Câu 2 [trang 69 sgk Tiếng Việt 4]: Chọn từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể "Ai là gì?" [SGK TV4 tập 2 trang 69].

Trả lời:

- Bạn Lan → là người Hà Nội.

- Người → là vốn quý nhất.

- Cô giáo → là người mẹ thứ hai của em.

- Trẻ em → là tương lai của đất nước .

Câu 3 [trang 70 sgk Tiếng Việt 4]: Đặt câu kể "Ai là gì?" với các từ ngữ sau làm chủ ngữ "Bạn Bích Vân; Hà Nội; Dân tộc ta".

Trả lời:

Em tìm thêm bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi "là gì?" đằng sau các chủ ngữ thích hợp là được.

- Bạn Bích Vân là lớp trưởng của lớp em.

- Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam.

- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

Tham khảo thêm: Đặt câu kể "Ai là gì?" với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

>> Bài tiếp theo: Kể chuyện lớp 4: Những chú bé không chết

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch và Thám hiểm - Tuần 29 trang 70, 71 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Mở rộng vốn từ: Du lịch và Thám hiểm

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 70, 71: Luyện từ và câu

Câu 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch ? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :

Đi chơi ở công viên, hồ nước gần nhà.

Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

Đi làm việc xa nhà một thời gian.

Trả lời:

Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

Câu 2: Theo em, thám hiểm là gì ? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :

Tìm hiểu đời sống của người dân xung quanh nơi mình ở.

Đi chơi xa để xem phong cảnh hoặc nghỉ ngơi, chữa bệnh.

Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

Trả lời:

Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

Câu 3: Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì ?

Trả lời:

   Em hiểu câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nghĩa là khi đi ra ngoài xã hội việc gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ giúp ta học hỏi được nhiều điều hay, có ích.

Câu 4: Chọn các tên sông cho trong ngoặc đơn, rồi viết vào chỗ trống để giải các câu đố dưới đây :

[sông Cửu Long, sông Lam, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, sông Đáy, sông Bạch Đằng, sông Cầu].

  Câu đố Tên sông
a Sông gì đỏ nặng phù sa ?  
b Sông gì lại hoá được ra chín rồng ?  
c

Làng quan họ có con sông

Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì ?

 
d Sông tên xanh biếc sông chi ?  
e Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời ?  
g

Sông gì chẳng thể nổi lên ?

Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?

 
h

Hai dòng sông trước sông sau

Hỏi hai sông ấy ở đâu ? Sông nào ?

 
i

Sông nào nơi ấy sóng trào

Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn ?

 

Trả lời:

  Câu đố Tên sông
a Sông gì đỏ nặng phù sa ? Sông Hồng
b Sông gì lại hoá được ra chín rồng ? Sông Cửu Long
c

Làng quan họ có con sông

Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì ?

Sông Cầu
d Sông tên xanh biếc sông chi ? Sông Lam
e Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời ? Sông Mã
g

Sông gì chẳng thể nổi lên ?

Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?

Sông Đáy
h

Hai dòng sông trước sông sau

Hỏi hai sông ấy ở đâu ? Sông nào ?

Sông Tiền - Sông Hậu
i

Sông nào nơi ấy sóng trào

Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn ?

Sông Bạch Đằng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch và Thám hiểm - Tuần 29 trang 70, 71 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

TIẾT 7

Dựa vào nội dung bài quê hương [Sách tiếng việt 4, tập 1, trang 100], ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì ?

a. Ba Thê

b. Hòn Đất

c. Không có tên

Câu 2. Quê hương chị Sứ là :

a. Thành phố

b. Vùng núi

c. Vùng biển

Câu 3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ?

a. Các mái nhà chen chúc

b. Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam

c. Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới

Câu 4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao ?

a. Xanh lam

b. Vòi vọi

c. Hiện trắng những cánh cò

Câu 5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?

a. Chỉ có vần

b. Chỉ có vần và thanh

c. Chỉ có âm đầu và vần

Câu 6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó ?

a. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

b. Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng lóa, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam.

c. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn. 

Câu 7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây ?

a. Tiên tiến

b. Trước tiên

c. Thần tiên

Câu 8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?

a. Một từ. Đó là từ nào ?

b. Hai từ. Đó là những từ nào ?

c. Ba từ. Đó là những từ nào ?

Trả lời:

CâuCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8

Đáp án

BCCBBACC

TIẾT 8

Viết một bức thư ngắn [khoảng 10 dòng] cho bạn và người thân nói về ước mơ của em.

Trả lời:

Bài mẫu 1

Hà Nội, ngày ... tháng .... năm .....

Ngọc Hà thân mến!

Lâu lắm rồi chúng mình không gặp nhau. Cậu vẫn khỏe và học tốt chứ? Còn tớ vẫn khỏe và duy trì lực học giỏi. Tớ vẫn nhớ như in ngày nào chúng mình ngồi bên nhau nói về ước mơ của mình và đều có chung một ước mơ về sau làm bác sĩ để chữa bệnh cho người thân và những người không may bị mắc bệnh. Thế cậu vẫn theo đuổi ước mơ đó chứ, còn tớ thì vẫn học tập tốt để về sau có thể biến ước mơ trở thành hiện thực. Nhưng theo tớ làm bác sĩ rất khó nên chúng ta phải thi đua nhau học thật tốt thì mới làm bác sĩ được. Tớ chúc cậu khỏe và luôn theo đuổi ước mơ làm nghề cao quý đó. Tớ mong hè sau chúng mình sẽ gặp nhau.

Bạn thân của cậu

Ngọc Khánh

Bài mẫu 2

Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm ......

Hà My thân mến!

Lâu rồi, tớ không nhận được thư của cậu. Cậu và mọi người trong gia đình đều khỏe cả chứ? Việc học của cậu tốt chứ? Công việc của bố mẹ cậu ổn phải không?

Hà My à, hôm qua, tớ xem ti vi và biết: có một bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi toán, được đi thi trên quận. Tớ cũng thích môn toán lắm, tớ ước được trở thành học sinh giỏi toán đi thi trên quận. Tớ biết, muốn đạt được điều này thì thật là khó, nhưng tớ đã cố gắng: tớ làm thêm bài ở nhà và học hỏi nhiều ở các bạn trong lớp. Tớ mong với sự cố gắng hiện nay điều của tớ sẽ trở thành hiện thực trong tương lai!

Bạn thân của cậu

Quang Minh

Video liên quan

Chủ Đề