Giải thích tại sao ở bán cầu Bắc vào ngày 22 tháng 6 có ngày dài nhất đêm ngắn nhất

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

giải thích vì sao ngày 22-6 tại vòng cực bắc và 22-12 tại vòng cực nam lại có ngày hoặc đêm dài suốt 24h

Các câu hỏi tương tự

Câu 21: Giải thích tại sao vào ngày hạ chí [22/6] chưa phải là ngày nóng nhất trong năm ở nửa cầu Bắc?

Lời giải

– Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thụ được một lượng nhiệt nhỏ. Sau khi mặt đất hấp thụ phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời không khí nóng lên nhờ nhiệt từ mặt đất [gọi là bức xạ mặt đất].

– Không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng mặt trời mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất.

– Nếu mặt đất tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và có khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không gian.

– Trong một ngày Mặt Trời lên cao nhất lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó, mặt đất sẽ hấp thụ được một lượng nhiệt nhiệt lớn nhất, nhưng nhiệt độ không khí chưa phải là cao nhất. Vì mặt đất phải tích đủ một lượng nhiệt lớn mới bức xạ nhiệt lớn nhất. Do đó, thời gian vào khoảng từ lúc 13 giờ nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất.

– Trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo lượng nhiệt của mặt đất tích lũy được. Chính vì vậy sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích lũy nhiều nhiệt, nhiệt độ tăng cao, nên thời kì nóng nhất trong năm phải vào vài tuần sau ngày hạ chí.

Câu 22: Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất?

Lời giải

Có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất là do:

Vì Trái Đất có dạng hình cầu và luôn tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời thì trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 độ 33 ‘ và không đổi phương, do vậy nên:

– Từ ngày 21-3 đến ngày 23-9, Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm ở phía sau Địa Cực Bắc và phía trước Địa Cực Nam, do vậy nửa cầu Bắc có góc nhập xạ lớn hơn, nhận được nhiều nhiệt hơn nửa cầu Nam, nên Bắc bán cầu là mùa nóng, có ngày dài hơn đêm. Còn ở Nam bán cầu là mùa lạnh, có đêm dài hơn ngày. Vào ngày 22-6, hiện tượng trên đạt tới cực đại.

– Từ ngày 23-9 đến ngày 21-3 năm sau, Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời, hiện tượng diễn ra ngược lại. Nam bán cầu là mùa nóng, có ngày dài, đêm ngắn; còn Bắc bán cầu là mùa lạnh, có ngày ngắn, đêm dài. Vào ngày 22-12, hiện tượng trên đạt tới cực đại.

– Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau và bằng 12 giờ.

– Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ [ngày địa cực, đêm địa cực]. Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng, ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt sáu tháng.

Câu 1:

- Ngày 22/6 tại vòng cực Bắc có ngày dài 24h vì:

+ Ngày 22/6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, còn nửa cầu Nam ngả về phía đối diện. Do đó nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm và ở nửa cầu Nam thì ngược lại.

+ Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng - tối, nên có ngày dài 24h và vòng cực Nam nằm sau đường phân giới sáng - tối nên có đêm dài 24h.

Câu 2:

- Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027'N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.
Ngày 22/12 [Đông chí]: bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ  66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ

- Do đó có hiện tượng vào ngày 22/12 ở Bán cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài

Bạn tham khảo

Cho mình 5 sao và cảm ơn nhé

Video liên quan

Chủ Đề