Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996

Theo Quyết định số 180, 181, 182, 183 và 184 của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, ký ngày 8/2, Giải thưởng Nhà nước chuyên ngành văn học được trao cho 47 tác giả sau [xếp thứ tự theo vần A, B, C]:

- Tác giả Vũ Bằng [đã mất] với các tác phẩm "Thương nhớ mười hai" [truyện]  và  "Tuyển tập Vũ Bằng" [4 tập].

- Tác giả  Hoàng Văn Bổn với các tiểu thuyết "Trên mảnh đất này" [1962], "Mùa mưa" [1960] và tập ký "Hàm Rồng" [1968].

- Tác giả Nhị Ca [đã mất] với các tác phẩm "Từ cuộc đời vào tác phẩm" [lý luận phê bình, 1972], "Dọc đường văn học" [lý luận phê bình, 1977] và  "Gương mặt còn lại của Nguyễn Thi" [khảo cứu - 1983].

- Tác giả Phạm Ngọc Cảnh với các tập thơ "Đêm Quảng Trị" [1972], "Trăng sau rằm" [1985], "Lối về phía Bắc" [1982], "Nhặt lá" [1995].

- Tác giả Hoàng Cầm [Bùi Hoàng Cầm] với các tập thơ "Bên kia sông Đuống", "Lá diêu bông" [1999], "99 tình khúc" [1995].

- Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ  với các tập thơ: "Đề tặng một giấc mơ" [1998], "Trái tim sinh nở" [1974], "Bài thơ không năm tháng" [1983].

- Tác giả Trần Dần [đã mất] với các tác phẩm "Bài thơ Việt Bắc" [1940], "Cổng tỉnh" [tiểu thuyết, 1994], "Người người lớp lớp" [tiểu thuyết, 1954].

- Tác giả Nguyễn Duy [Nguyễn Duy Nhuệ] với các tập thơ "Cát trắng" [1973], "Ánh trăng" [1984], "Mẹ và em" [1987].

- Tác giả Hồ Dzếnh [đã mất] với các tác phẩm "Chân trời cũ" [truyện ngắn, 1942], "Quê ngoại" [thơ, 1943], "Hoa xuân đất Việt" [thơ, 1969]  và "Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc" [1988].

- Tác giả Lê Đạt [Đào Công Đạt] với các tác phẩm "Bóng chữ" [thơ, 1994], "Ngó lời" [thơ, 1998], "Hèn đại nhân" [truyện ngắn, 1994].

- Tác giả Trần Đăng [Đặng Trần Thi, đã mất] với các truyện ngắn "Một lần tới Thủ đô" [1946], "Trận Phố Ràng" [1949], "Một cuộc chuẩn bị" [1950].

- Tác giả Phan Cự Đệ với "Nhà văn Việt Nam" [nghiên cứu văn học, 1975]; "Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại" [Lý luận phê bình, 1974 - 1975], "Ngô Tất Tố" [nghiên cứu văn học, 1962], "Hàn Mặc Tử" [nghiên cứu văn học, 1993].

- Tác giả Y Điêng [Kpăhôfi] với các tác phẩm "Hơ Giang" [truyện dài, 1978], "Truyện bên bờ sông Hinh" [tiểu thuyết, 2001].

- Tác giả Trung Trung Đỉnh với các tiểu thuyết "Lạc rừng", "Tiễn biệt những ngày buồn" [1990], "Ngược chiều cái chết" [1989].

- Tác giả Xuân Đức [Nguyễn Xuân Đức] với các tiểu thuyết "Người không mang họ" [1984], "Cửa gió" [1982] và "Tượng đồng đen một chân" [1988].

- Tác giả Nam Hà với hai tiểu thuyết "Trong vùng tam giác sắt" [1996] và "Đất miền Đông" [1984].

- Tác giả Định Hải với các tác phẩm "Những câu tục ngữ gặp nhau" [hoạt cảnh thơ, 1978], "Bài ca trái đất" [thơ, 1983], "Bao nhiêu điều lạ" [thơ, 1998].

- Tác giả Vũ Hạnh với các tác phẩm "Bút máu" [tập truyện, 1958], "Người Việt cao quý" [tiểu luận, 1965], "Đọc lại truyện Kiều" [1966], "Lửa rừng" [tiểu thuyết, 1994].

- Tác giả Thi Hoàng [Hoàng Văn Bộ] với các tác phẩm "Ba phần tư trái đất" [thơ, 1980], "Nhịp sóng" [thơ, 1982], "Gọi nhau qua vách núi" [trường ca - 1995], "Bóng ai gió tạt" [thơ, 2001].

- Tác giả  Xuân Hoàng [đã mất] với hai tập thơ "Miền Trung" [1967], "Hương đất biển" [1971] và "Từ tiếng võng làng Sen [trường ca, 1983].

- Tác giả Nguyễn Trí Huân với các tiểu thuyết "Năm 1975, họ sống như thế" [1979], "Chim én bay" [1988].

- Tác giả Minh Huệ với các tập thơ "Đêm nay Bác không ngủ" [1985], "Tiếng hát quê hương" [1959] và "Đất chiến hào" [1970].

- Tác giả Chu Lai với hai tiểu thuyết: "Ăn mày dĩ vãng" [1992] và  "Phố" [1993].

- Tác giả Yến Lan [đã mất] với các tập thơ "Những ngọn đèn" [1957], "Tôi đến tôi yêu" [1965], "Lẵng hoa hồng" [1968].

- Tác giả Trần Nhuận Minh với các tập thơ "Nhà thơ và hoa cỏ" [1993], "Bản Xônát hoang dã" [2003].

- Tác giả Nguyễn Mỹ [đã mất] với các tác phẩm "Trận Quán Cau" [ký, 1954], "Sắc cầu vồng" [thơ, 1980], "Thơ Nguyễn Mỹ" [1993].

- Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn với các tập thơ "Hương thầm" [1973], "Chân dung người chiến thắng" [1977], "Nghiêng về anh" [1992].

- Tác giả Trần Mai Ninh [Nguyễn Thường Khanh, liệt sĩ]  với "Tuyển tập thơ văn Trần Mai Ninh" [1980].

- Tác giả Huỳnh Văn Nghệ [đã mất] với các tập thơ: "Chiến khu xanh", "Bên bờ sông xanh", "Rừng thẳm sông dài".

Các tác giả: Huỳnh Văn Nghệ, Anh Thơ, Vũ Bằng, Trần Đăng, Thanh Tịnh, Dương Thị Xuân Quý [từ trái qua, trên xuống].

- Tác giả Chu Cẩm Phong [Trần Tiến, đã mất] với các truyện ký "Mặt biển, mặt trận" [1968], "Rét tháng giêng" [1975] và  "Nhật ký Chu Cẩm Phong" [1994].

- Tác giả Như Phong [Nguyễn Đình Thạc] [đã mất] với "Bình luận văn học" [tiểu luận, phê bình, 1964], "Tuyển tập Như Phong" [2 tập, 1994].

-Tác giả Vũ Quần Phương với các tập thơ "Hoa trong cây" [1997], "Những điều cùng đến" [1983], "Vết thời gian" [1996].

- Tác giả Y Phương với các tác phẩm "Tiếng hát tháng Giêng" [thơ, 1987], "Chín tháng" [trường ca, 2000], "Lời chúc" [thơ, 1991].

- Tác giả Phùng Quán [đã mất] với các tác phẩm "Vượt Côn Đảo" [tiểu thuyết, 1955], "Tuổi thơ dữ dội" [tiểu thuyết, 1988], "Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo" [trường ca, 1955].

- Tác giả Võ Quảng với các tác phẩm "Quê nội" [truyện, 1973], "Anh đom đóm" [thơ, 1970] và "Ngày Tết của trâu xe" [tập truyện, 2000].

- Tác giả Dương Thị Xuân Quý [đã mất] với hai tác phẩm "Chỗ đứng" [truyện, 1968] và  "Hoa rừng" [truyện và ký, 1970].

- Tác giả Lý Văn Sâm với "Sau dãy Trường Sơn [Tiểu thuyết - 1949], "Sương gió biên thùy" [truyện ngắn, 1948], "Toàn tập Lý Văn Sâm" [2002].

- Tác giả Thâm Tâm [Nguyễn Tấn Trình] [đã mất]  với tập "Thơ Thâm Tâm" [1998].

- Tác giả Lê Văn Thảo với hai tiểu thuyết "Một ngày và một đời" [1997], "Cơn giông" [2002].

- Tác giả Thanh Tịnh [Trần Thanh Tịnh] [đã mất] với các tác phẩm "Thơ ca" [tập thơ, 1973], "Ngậm ngải tìm trầm" [truyện ngắn, 1943], "Quê mẹ" [truyện ngắn, 1941], "Đi giữa mùa Sen" [truyện thơ, 1980].

- Tác giả Vũ Thị Thường với các tập truyện ngắn "Hai chị em" [1965], "Bông hoa súng" [1967], "Câu chuyện bắt đầu từ những đứa trẻ" [1977].

- Tác giả Khuất Quang Thụy với các tiểu thuyết "Trong cơn gió lốc" [1985], "Không phải trò đùa [1988], "Góc tăm tối cuối cùng" [1989].

- Tác giả Lê Ngọc Trà với "Thách thức của sáng tạo văn hóa" [2002], "Lý luận văn học" [Chủ biên - 1997].

- Tác giả Trần Huyền Trân [đã mất] với hai tiểu thuyết "Sau ánh sáng [1940], "Bóng người trên gác binh" [1940] và tập thơ "Rau tần" [1986].

- Tác giả Vương Trọng với các tác phẩm "Về thôi nàng Vọng Phu" [thơ, 1991], "Đảo chìm" [trường ca, 1994], "Mèo đi câu" [thơ thiếu nhi, 1996] và "Ngoảnh lại" [Tuyển tập thơ, 2001].

- Tác giả Nguyễn Khắc Trường với hai tập truyện "Thác rừng" [1976], "Miền đất mặt trời [1982] và "Mảnh đất lắm người nhiều ma" [tiểu thuyết, 1990].

- Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường với các tác phẩm "Tuyển tập văn học Hoàng Phủ Ngọc Tường" [2002], "Rất nhiều ánh lửa" [tập ký, 1979].

Theo Quyết định số 179/2007/QĐ-CTN của Chủ tịch nước, ký ngày 8/2, Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ được tặng cho 5 tác giả các tác phẩm và công trình văn học đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, có tác dụng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền văn học, nghệ thuật trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đó là các tác giả:

- GS-TS-NSND Đình Quang với cụm công trình "Tuyển tập Đình Quang" gồm 4 tập: "Về sân khấu Việt Nam", "Về sân khấu nước ngoài" [1962], "Về văn học nghệ thuật" [1995], "Về văn hóa" [1999].

- Nhà thơ Vương Kiều Ân [Anh Thơ] với các tác phẩm: "Bức tranh quê" [1941], "Từ bến sông Thương" [tập hồi ký, 2002].

- Đạo diễn điện ảnh, NSND Đặng Nhật Minh với các bộ phim truyện: "Thị xã trong tầm tay", "Bao giờ cho đến tháng Mười", "Hà Nội mùa đông 46", "Mùa ổi".

- Đạo diễn điện ảnh, NSND Hải Ninh với các bộ phim truyện: "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Em bé Hà Nội", Người chiến sĩ trẻ", "Mối tình đầu" và phim tài liệu "Thành phố lúc rạng đông".

- Đạo diễn điện ảnh, NSND Bùi Đình Hạc với các bộ phim tài liệu: "Nước về Bắc Hưng Hải", "Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi", "Hồ Chí Minh - chân dung một con người", "Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin", "Đường về Tổ quốc" và hai phim truyện "Nguyễn Văn Trỗi", "Đường về quê mẹ".

Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì?

Quê gốc của nhà văn Ngô Tất Tố?

Nhà văn Ngô Tất Tố từng làm những công việc gì?

Nhà văn Ngô Tất Tố sáng tác ở thời kì nào?

Khuynh hướng sáng tác văn học chủ yếu của Ngô Tất Tố là gì?

Đâu là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố?

Ngô Tất Tố được mệnh danh là nhà văn của […] và […] Việt Nam.

Ngô Tất Tố hi sinh ở đâu?

Đâu không phải là sáng tác của Ngô Tất Tố?

Có 2 tác giả của nghệ thuật múa gồm GS-TS-NSND Lê Ngọc Canh với các cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật múa chèo và dân tộc Mạ; NSND Chu Thúy Quỳnh với các tiết mục múa như Hoa xuân đất nước, Hầu văn Xá Thượng Ngàn.

Kịch ghi tên 2 tác giả là TS Trần Đình Ngôn với nhóm kịch bản sân khấu Duyên nợ ba sinh, Nàng chúa ong, Những vần thơ thép và nhà nghiên cứu sân khấu Mịch Quang với những cuốn sách về tuồng và mỹ học dân tộc. GS-NGND Trọng Bằng được vinh danh với nhóm ca khúc Bão nổi lên rồi, Chúng ta là chiến sĩ công an, Vang mãi bản tình ca, Giao hưởng thơ Người về đem tới niềm vui, Hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng: Trường ca Tây Bắc - Điện Biên Phủ. Nhạc sĩ, TS Doãn Nho được vinh danh với thanh xướng kịch: Trẩy hội Đền Hùng, Hoa Lư Thăng Long - Bài ca dời đô… PGS Chu Minh được vinh danh nhờ các ca khúc Tên người đẹp mãi Bến Tre, Non nước tên Người.

3 tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm: nhà văn Nguyễn Xuân Thiều với cụm tác phẩm Khúc hát mở đầu, tiểu thuyết Huế mùa mai đỏ]; Nhà văn Trần Hữu Mai với tiểu thuyết Đêm yên tĩnh, Người lữ hành lặng lẽ; nhạc sĩ Hoàng Hà với giao hưởng hợp xướng Côn Đảo, ca khúc: Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Cùng hành quân giữa mùa xuân, Đất nước trọn niềm vui, Tiếng rừng dương.

Bên cạnh đó Chủ tịch nước cũng quyết định trao Giải thưởng Nhà nước cho 56 tác giả, đồng tác giả và 11 cố tác giả có đóng góp xuất sắc cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà.

Dự kiến, lễ trao giải thưởng diễn ra ngày 11.3 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề