Giáo án tích hợp hóa học 8 bài nước năm 2024

  • Giáo án tích hợp hóa học 8 bài nước năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Giáo án tích hợp hóa học 8 bài nước năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

  • 1. HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỜI SỐNG Họ và tên nhóm giáo viên: 1.Trưởng nhóm:Trần Thị Phương Chi -Điện thoại: 0979117095 -Email: [email protected] 2. Lê Thị Phượng NĂM HỌC : 2014 - 2015 ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ LONG KHÁNH TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
  • 2. VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI -Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai -Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Long Khánh -Trường THCS Ngô Quyền -Địa chỉ: Ấp Bảo Vinh a, xã Bảo Vinh, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai -Điện thoại: 0613. 792116 -Email: [email protected] -Họ và tên nhóm giáo viên: 1.Trưởng nhóm: Trần Thị Phương Chi - Điện thoại: 0979117095 - Email: tranphuongchilk @gmail.com 2.Lê Thị Phượng
  • 3. ĐỀ ÁN DỰ THI CỦA NHÓM GIÁO VIÊN 1. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC: “TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 9”. CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỜI SỐNG. 2. MỤC TIÊU DẠY HỌC. a.Kiến thức: − Giải thích được vì sao người ta sử dụng CaO và Ca(OH)2 trên cơ sở vận dụng các kiến thức cơ bản của môn công nghệ 7 . − Nêu được Ca(OH)2 còn dùng để diệt nấm, khử độc môi trường, sát trùng, trên cơ sở kiến thức của môn Công nghệ lớp 7. − Hiểu được CaO là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm do chất thải rắn qua môn sinh học 9 và công nghệ 6. − Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, mưa axit ảnh hưởng đến sức khỏe con, nông nghiệp và nhiều công trình. − Giải thích được tại sao khi sử dụng xà phòng phải chú ý thành phần NaOH . − Nêu được vai trò của muối NaCl đối với công nghiệp và đời sống con người trên cơ sở kiến thức của môn văn, GDCD 7, công nghệ 6 b.Kĩ năng: − Rèn các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh như: kĩ năng thu thập thông tin, dữ liệu, kĩ năng vận dụng tổng hợp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phát triển và giải quyết vấn đề…. − Vận dụng kiến thức môn hóa học giải thích được nguyên nhân gây hiện tượng mưa axit và hiểu được tác hại của nó . − Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong thực tế ở địa phương trên cơ sở vận dụng các văn bản pháp luật của môn Giáo dục Công dân c. Thái độ: − Xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu khoa học và ý thức bảo vệ thiên nhiên. − Nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, ở địa phương. 3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA ĐỀ ÁN. − Học sinh
  • 4. 110 em − Số lớp: 03 lớp − Khối lớp: 9 − Kết quả khảo sát mức độ yêu thích khi học tiết học có tích hợp liên môn Rất thích Thích Không thích Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 75 em 68.18% 20 em 18,8 % 15 13.64% 4. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN a) Đối với việc dạy và học: − Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh, giúp học sinh có những năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. − Dạy học theo chủ đề tích hợp đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm vững kiến thức bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn cho các em học sinh giải quyết các tình huống trong thực tiễn , các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. − Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học hóa học lớp 8, 9 giúp giáo viên đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông. − Dạy học theo chủ đề tích hợp khuyến khích học sinh tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích người học chủ động tham gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu, và tư duy tích cực và sâu hơn so với cách học truyền thống. Kết quả là học sinh sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học của mình. b) Đối với thực tiễn xã hội : Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó cho ta thấy vấn đề dạy học tích hợp nói chung và việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề nào đó trong bộ môn hóa học 9 là việc làm hết sức cần thiết..
  • 5. DẠY HỌC, HỌC LIỆU. a) Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong trong dạy học . − Đồ dùng dạy học: +Tranh ảnh: *Vai trò của CaO và Ca(OH)2 và ô nhiễm môi trường * Nguyên nhân gây hiện tượng mưa axit và tác hại của nó
  • 6. thác muối và ứng dụng của muối
  • 7. phân bón hóa học (có trong phòng thực hành). + Đoạn phim nói về : HIỆU QUẢ TỪ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC “VƯỜN SINH THÁI” (Nơi cung cấp thông tin: Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã Bình Lộc) + Đoạn phim nói về : NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SUY THOÁI ĐẤT- TÁC DỤNG CỦA PHÂN VÔI TRONG VIỆC CẢI TẠO ĐẤT. ((Nơi cung cấp thông tin: Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã Bình Lộc) − Thiết bị: máy chiếu, màn chiếu (bảng tương tác). − Tài liệu: ((Nơi cung cấp thông tin: Trung tâm văn hóa thể thao -Học tập cộng đồng xã Bình Lộc).  Hướng dẫn sử dụng phân bón năm sao.  Hướng dẫn sử dụng phân bón vi sinh (DASVILA).  Hướng dẫn sử dụng phân phức hợp hữu cơ vi sinh (LÊ VĂN TRI).  Một số tài liệu khác: Lấy từ Nguồn Wikipedia Hotieubenvung.com b) Ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án : Sử dụng phần mềm: VideoEditor; đường dẫn Hyperlink xem phim mimh họa. 6.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC a) Nội dung và hình thức tích hợp kiến thức liên môn Tên bài Địa chỉ tích hợp Mục tiêu Nội dung tích hợp Bài 2: Một số oxit quan trọng I.Tính chất hóa học của CaO II. Ứng của CaO -Dựa vào tính chất hóa học của CaO tác dụng với nước và axit =>Giải thích được vì sao người ta sử dụng CaO trong sản xuất, chăn nuôi, xây dựng…từ đó thấy được tầm -Đất chua có độ pH<6,5, có tính axit làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém cần phải cải tạo đất bằng cách bón vôi (CaO tác dụng với axit trong đất làm giảm hàm lượng axit trong đất, tăng lượng muối - khử chua đất trồng (Môn Công nghệ 7) Bài 3: một số tính chất của đất trồng. Bài 6: Biện pháp sử dụng và cải tạo đất. -Một trong những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi là vi sinh vật gây bệnh: vi rút, vi khuẩn…gây bệnh tả lợn, toi gà… cần vệ sinh môi trường sạch sẽ hoặc khi vật nuôi chết chôn xác động vật người ta
  • 8. thời giúp Hs hiểu được CaO cũng gây ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng không tốt đến đời sống con người. thường rắc vôi để diệt nấm, khử độc môi trường, sát trùng… tiêu diệt được mầm bệnh (Môn Công nghệ 7) Bài 46: Phòng, trị bệnh thông thương cho vật nuôi. -CaO từ hoạt động xây dựng,.. vun vải ra môi trường tạo nên bụi CaO: + Gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm do chất thải rắn) (Môn Sinh học 9) bài 54: Ô nhiễm môi trường. +Ảnh hưởng đến nhà ở (nơi sống của con người) (Môn công nghệ 6) Bài: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nấp. B. Lưu huỳnh đi oxit - Hs giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây mưa axit, tác hại của ô nhiễm không khí, mưa axit. − Các loại khí độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh diôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ diôxit (NO2), khí mêtan (CH4), ôzôn, bụi, khói thuốc lá,…gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người (viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,…) =>Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp của con người. (Môn Sinh học 8) bài Vệ sinh hô hấp − Các loại khí độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh diôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), khí ôxit nitơ (NO), nitơ diôxit (NO2), … hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li.Môi trường điện li này khiến cho kim loại bị ăn mòn( ăn mòn hóa học) (Môn Vật lí 7 – Bài Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện) -Là một trong những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí (Môn sinh học 9) Bài: Ô nhiễm môi trường -Gây mưa axit, tác hại của mưa axit: + khí lưu huỳnh diôxit (SO2), khí ôxit
  • 9. được một trong số các biện pháp hạn chế mưa axit. nitơ (NO), nitơ diôxit (NO2), … hòa tan với nước trong không trung tạo thành các hạt axit sunfuric, axit nitric, các muối kim loại. khi trời mưa nước mưa mang theo những hạt axit là “thần chết trên không trung” vì nó nguy hại rất lớn cho loài người. Năm 1982 ở thành phố Trùng Khánh- Trung Quốc một trận mưa axit có độ pH=4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng: Hàng loạt cây lương thực bị chấm đỏ trên lá cây, các mần cây rũ như bị hơ lửa, thậm chí bị chết khô. + Còn làm giảm tác dụng quang hợp của lá và khả năng kháng bệnh của cây trồng, sản lượng cây trồng giảm sút (Môn Sinh học 6) bài: Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người. (ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, động vật, nơi ở, nơi sinh sản của động vật…) và bài Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp +Tác hại của mưa axit đối với rừng: Các thảm thực vật xanh bị mưa axit tàn phá, làm tăng độ chua, giảm độ màu mỡ của đất những nguyên tố canxi, magie trong đất rất cần cho cây trồng đều bị hao kiệt, đất đai nhanh chóng bạc màu. (Môn Công nghệ 7) Vì Vậy: phải phòng chống mưa axit:Xử lí nhiên liệu trước khi dùng, khử hết lưu huỳnh vô cơ trong than đá trước khi đốt, tách và thu hồi axit trong quá trinh đốt than, triệt để giảm bớt khí lưu huỳnh đi oxit trong khí thải. Bài 8: Một số Bazơ quan I.Tính chất vật lí của Natri hiđroxit. Từ tính chất vật lí của NaOH: Làm bục vải, giấy, ăn mòn da tay -Sử dụng trang phục phải phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc… tránh NaOH làm hư hỏng quần áo,… -Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được độ bền… (Môn Công nghệ
  • 10. biết bảo vệ vải, giấy, quần áo, da tránh tiếp xúc hoặc hạn chế tiếp xúc với NaOH. -Hs hiểu được khi thực hành thí nhiệm phải có, bao tay, khăn lau tay, nước rửa tay, mặc áo Blu trắng khoát ngoài… 6)Bài: Sử dụng và bảo quản trang phục -Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa… có hàm lượng NaOH cao để hạn chế ăn mòn da … (Môn sinh học 8): Bài Vệ sinh da Bài 8: Một số Bazơ quan trọng I.Tính chất hóa học của Ca(OH)2 II. Ứng của Ca(OH)2 Dựa vào tính chất hóa học (sự tạo thành vôi tỏa) Ca(OH)2 cũng có nhiều ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi, xây dựng…từ đó thấy được tầm quan trọng của Ca(OH)2 -Đồng thời giúp Hs hiểu được Ca(OH)2 cũng gây ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng không tốt đến đời sống con người như CaO -Vôi tỏa (Ca(OH)2,CaCO3) khử chua đất trồng)(Môn Công nghệ 7) Bài 6: Biện pháp sử dụng và cải tạo đất. -Làm vật liệu xây dựng: Hòa tan CaO vào nước tạo thành dung dịch Ca(OH)2 dùng quét tường, lâu ngày Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí tạo thành CaCO3 (đá vôi) qua thời gian lớp đá vôi bong ra loang lỗ phải cạo ra sửa chữa bụi CaO, CaCO3 … gây ô nhiễm môi trường trường (ô nhiễm do chất thải rắn) (Môn Sinh học 9) bài 54: Ô nhiễm môi trường. - Bụi CaO, CaCO3 …làm nhà cửa, vật dụng dơ bẩn … phải vệ sinh nhà cửa, vật dụng (Môn công nghệ 6) Bài: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nấp.
  • 11. được cách khai thác muối NaCl từ nước biển, hoặc hồ nước mặn. -HS vận dụng kiến thức vật lí 6 để giải thích cách khai thác trên. (sử dụng ánh nắng mặt trời (nhiệt độ) cho các ruộng muối bay hơi nước. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phục thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. (Môn Vật lí 6) bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Bài 10: Một số muối quan trọng 3. Ứng dụng của NaCl -Hs hiểu được tính chất vật lí của NaCl có vị mặn, NaCl có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người: Bảo quản thực phẩm trước khi chế biến, chế biến thực phẩm, làm gia vị, khử một số chất độc hại, làm thuốc sát trùng vết thương… -Hs hiểu được ông, cha ta đã mượn “hình ảnh” của muối để giáo dục con cháu và mọi người sống với nhau “Tay bưng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” (Môn Ngữ văn 9) bài: Thuật ngữ. -Tục ngữ có câu: “Cá không ăn muối cá ươn Con cải cha mẹ trăm đường con hư” (Môn Ngữ văn) +Theo nghĩa đen: Muối có tính chất vật lí là có vị mặn không chỉ dùng để bảo quản cá (thịt…) không bị ươn, không có muối thì cá bị ươn, hư không dùng được. + Không những thế ông, cha ta đã mượn “hình ảnh” của muối để giáo dục con cháu phải biết nghe lời dạy dỗ những điều hay, lẽ phải của ông bà cha, mẹ, thầy, cô giáo … những người đã giáo dục mình thành người có ích cho xã hội, không hư hỏng, … từ đó Gv giáo dục HS lòng biết ơn đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo… (liên quan gián tiếp qua Môn GDCD 6) Bài: Biết ơn + Trong đó việc giữ cho thực phẩm tươi
  • 12. tình… từ đó Gv giáo dục HS lòng biết ơn đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo… những người đã giáo dục mình thành người có ích cho xã hội. ngon, tránh vi khuẩn, tránh các mầm bệnh, … trước khi chế biến thực phẩm không thể thiếu NaCl (Môn Công nghệ 6) bài: Bảo quản và chế biến thực phẩm. +Khử một số chất độc hại có trong rau, quả … trước khi sử dụng phải rửa sạch rau quả bằng cách ngâm rau, quả trong nước muối (Môn Công nghệ 6) bài: Vệ sinh an toàn thực phẩm. -Trong quá trình chế biến thực phẩm (chế biến các món ăn ) một nguyên liệu không thể thiếu là muối NaCl (Môn Công nghệ 6) -Ngoài ra người ta còn dùng NaCl để muối dưa, muối cà…(Môn Công nghệ 6) - Dùng làm thuốc sát trùng vết thương : Khi một người bị thương chảy máu cần phải sát trùng sát trùng vết thương tránh nhiễm trùng … (nếu không có thuốc sát trùng tại nhà) có thể dùng nước muối NaCl (Môn Sinh học 8) bài: Sơ cấp cứu cầm máu. - Dùng làm dung dịch thuốc nhỏ mắt (Môn Sinh học 8) bài: Vệ sinh mắt. Bài 11: Phân bón hóa học 2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật - HS hiểu được phân bón có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thực vật, năng suất cây trồng. - Hs giải thích được vì sao không nên bón quá nhiều - Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khóang như: Muối đạm, muối lân, muối kali nếu thiếu một trong các loại muối trên cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém… - Từng loại cây khác nhau, các giai đoạn sống khác nhau cần loại muối khoáng nhiều hay ít khác nhau: +Những loại rau trồng ăn lá (rau cải, cải bắp, su hào…) cần nhiều muối đạm. Cây trồng lấy quả, hạt (lúa, ngô, đậu, cà chua…) cần nhiều muối lân. +Cây trồng lấy cũ (khoai lang, cà rốt…)
  • 13. trong đất. => Từ đó Hs nêu được cần phải bón phân hợp lí, cách bảo quản phân bón hóa học: để đảm bảo chất lượng. cần nhiều muối kali. -Ngoài ra cây còn cần nhiều loại phân vi lượng khác. (Môn Sinh học 6) Bài: Sự hút nước và muối khoáng của rễ. - Khi sử dụng phân bón cần chú ý đến đặc điểm tính chất của chúng. (Môn Công nghệ 7)- Bài: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường. - Bón phân hợp lí làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Không nên bón quá nhiều phân hóa học vào trong đất: Vì sẽ gây bạc màu đất và ô nhiễm đất.. ( Môn Công nghệ 7- Bài: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt) -Bón phân không hợp lí (không đúng liều lượng, đúng cách..) còn ô nhiễm môi trường không khí, ngộ độc nông sản … con người ăn vào gây ngộ độc hệ tiêu hóa (bệnh tiêu chảy) (Môn sinh học 8) bài: Vệ sinh hệ tiêu hóa. *Bảo quản phân bón hóa học: Để đảm bảo chất lượng cần bảo quản bằng các biện pháp sau: +Đựng trong chun, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilông. +Để ở nơi cao ráo, thoáng mát. +Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. (Môn Công nghệ 7)-Bài: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường. Ví dụ 1: Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG CANXIOXIT (CaO) Liên môn Công nghệ 6, Công nghệ 7, Sinh học 6, Sinh học 8, Sinh học 9, Vật lí 7 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Hoạt động của Học sinh I. TÍNH CHẤT CỦA CANXIOXIT: 2 Tính chất hóa học: 2 Tính chất hóa học:
  • 14. bài học: -Hs nêu được tính chất hóa học của CaO: tác dụng với nước tạo thành Ca(OH)2 (bazơ tan), CaO có tính hút ẩm mạnh; tác dụng với axit tạo muối và nước; ứng dụng của CaO.  Mục tiêu liên môn: -Dựa vào tính chất hóa học của CaO tác dụng với axit =>Hs Giải thích được vì sao môn Công nghệ 7 người ta sử dụng CaO trong sản xuất. -Đồng thời qua môn Công nghệ 6, Sinh học 9, Công nghệ 7 giúp Hs hiểu được CaO dùng để diệt nấm, khử độc môi trường, sát trùng… tiêu diệt được mầm bệnh -GV chiếu hình ảnh về vai trò của CaO => từ đó thấy được tầm quan trọng của CaO, đề ra biện pháp khắc phục nhằm hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường . 1. Tác dụng với axit: - Gv: Yêu cầu tiến hành thí nghiệm CaO tác dụng với dung dịch HCl, quan sát hiện tượng, viết PTHH. Gv chiếu hình ảnh :Rãi phân vào đất phèn (đất chua) - Hs: tiến hành thí nghiệm CaO tác dụng với dung dịch HCl, quan sát hiện tượng, viết PTHH. - Hs: Các nhóm quan sát hiện tượng Viết PTHH và nhận xét lẫn nhau. -Hs: Giải thích: Đất chua của có độ pH<6,5 đất có tính axit làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém khi bón vôi, vôi sẽ
  • 15. hệ (Môn Công nghệ 7) đặt câu hỏi: ? Hãy dựa vào tính chất hóa học trên giải thích tại sao đất chua, đất có tính axit làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém cần phải cải tạo đất bằng cách bón vôi ( khử chua đất trồng) (Môn Công nghệ 7) Bài 3: một số tính chất của đất trồng. Bài 6: Biện pháp sử dụng và cải tạo 2.Tìm hiểu các ứng dụng của CaO  Mục tiêu bài học: - Ứng dụng của CaO trong đời sống, trong sản xuất, trong chăn nuôi...  Mục tiêu liên môn: -Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 7 giúp Hs hiểu vì sao trong chăn nuôi cũng cần dùng đến CaO. - Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 6, Sinh học 9 giúp Hs hiểu vì sao CaO cũng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người. - Gv: liên hệ môn Công nghệ 7 ? Nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi, khi vật nuôi bị bệnh chết người ta thường làm gì. - Gv: Trong xây dựng người ta dùng nguyên liệu nào để quét tường… -Gv: Giải thích dựa vào tính chất hóa học CaO tác dụng với nước tạo thành Ca(OH)2 dùng quét tường. tác dụng với axit trong đất tạo thành muối. PTHH: CaO+ 2HCl CaCl2 + H2O Làm giảm lượng axit trong đất, đất bớt bị chua (Môn Công nghệ 7) Bài3: một số tính chất của đất trồng. Bài 6: Biện pháp sử dụng và cải tạo đất. II.Ứng dụng của CaO -Hs dựa vào kiến thức (Môn Công nghệ 7) trả lời: Một trong những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi là vi sinh vật gây bệnh: vi rút, vi khuẩn…gây bệnh tả lợn, toi gà… cần vệ sinh môi trường sạch sẽ hoặc khi vật nuôi chết chôn xác vật nuôi bằng cách rắc vôi để diệt nấm, khử độc môi trường, sát trùng… tiêu diệt được mầm bệnh - Phần lớn dùng trong công nghiệp luyện kim, làm
  • 16. từ những thông tin trên và từ kiến thức thực tế cuộc sống, CaO được dùng để làm gì? - Gv: liên hệ môn Công nghệ 6, Sinh học 9 ? CaO từ hoạt động xây dựng vun vải ra môi trường tạo nên bụi CaO đã ảnh hưởng như nào đến môi trường xung quanh nhà ở như thế nào? ? Nhà có nhiều bụi CaO em phải làm gì. nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. - Dùng khử chua đất trồng, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, … - Dùng trong xây dựng. -Hs: CaO từ hoạt động xây dựng,.. vun vải ra môi trường tạo nên bụi CaO gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm do chất thải rắn). -Hs: Bụi CaO đã làm nhà ở và đồ dùng trong gia đình dơ bẩn. -HS: Cần phải quét dọn nhà ở sạch sẽ, Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nấp. Ví dụ 2: Bài 3: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (tt) LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2) Liên môn Công nghệ 7, Sinh học 6, Sinh học 8, Sinh học 9, Vật lí 7 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Hoạt động của Học sinh  Mục tiêu bài học: -Tính chất khí lưu huỳnh đioxit.  Mục tiêu liên môn: -Vận dụng kiến thức môn sinh học 8, sinh học 9 giúp Hs hiểu được khí lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí gây hại cho hệ hô hấp, ô nhiễm môi trường, gây mưa axit. -Vận dụng kiến thức môn sinh học 6, sinh học 8, sinh học 9, công nghệ 7, vật lí 7 giúp Hs hiểu được tác hại của mưa axit đến môi trường, đời sống của động thực vật và cả con người. Các biện pháp chóng ô nhiễm môi B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT- SO2 (Khí sunfurơ) I. TÍNH CHẤT: Tính chất vật lý:
  • 17. thích được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây mưa axit, tác hại của ô nhiễm không khí, mưa axit I.Tìm hiểu các tính chất của SO2. -Gv: Vận dụng kiến thức liên môn Môn Sinh học 8. - Gv: Chiếu đoạn thông tin và yêu cầu Hs đọc thông tin: - Các loại khí độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ điôxit (NO2), khí mêtan (CH4), ôzôn, bụi, khói thuốc lá,…gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người (viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,…) =>Ảnh hưởng nghiệm trọng đến hô hấp của con người. (Môn Sinh học 8) bài Vệ sinh hô hấp. -Gv: Từ đoạn thông tin trên, từ thông tin sgk hãy nêu các tính chất vật lí của SO2? GV: chiếu sơ đồ nguyên nhân gây hiện tượng mưa axit và giải thích sự tạo thành H2SO4từ SO2 -Hs:Đọc thông tin. - Hs: Nghiên cứu thông tin trả lời: Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người: viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, …) nặng hơn không khí 29 64 /2 =kkSOd
  • 18. hóa học: 1. Tác dụng với nước. - Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại cách tiến hành thí nghiệm đốt S trong lọ không khí thu được SO2, sau đó hòa tan SO2 vào nước, nhúng giấy quỳ vao dung dịch tạo thành. - Gv: Yêu cầu Hs Viết phương trình hóa học. - Gv: Nhận xét- chốt ý. - Gv: Vận dụng kiến thức liên môn: Môn Vật lí 7, môn sinh học 9, môn Sinh học 6, môn Công nghệ 7 thông báo thêm về mưa axit cũng như tác hại của mưa axit bằng cách chiếu đoạn thông tin: - Các loại khí độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), khí ôxit nitơ (NO), nitơ điôxit (NO2), … hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li.Môi trường điện li này khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học) (Môn Vật lí 7 – Bài Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện) - Các loại khí độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ điôxit (NO2), khí mêtan (CH4), ôzôn, bụi, khói thuốc lá,…gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người (viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,…) => Là một trong những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm  Tính chất hóa học: 1. Tác dụng với nước: - Hs: Nhắc lại TN, nhận xét màu của giáy quỳ tím. - Hs: Viết PTHH và nhận xét lẫn nhau. SO2 + H2O H2SO3
  • 19. sinh học 9) Bài: Ô nhiễm môi trường -Gây mưa axit, tác hại của mưa axit: + khí lưu huỳnh diôxit (SO2), khí ôxit nitơ (NO), nitơ diôxit (NO2), … hòa tan với nước trong không trung tạo thành các hạt axit sunfuric, axit nitric, các muối kim loại. khi trời mưa nước mưa mang theo những hạt axit là “thần chết trên không trung” vì nó nguy hại rất lớn cho loài người. Năm 1982 ở thành phố Trùng Khánh- Trung Quốc một trận mưa axit có độ pH=4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng: Hàng loạt cây lương thực bị chấm đỏ trên lá cây, các mần cây rũ như bị hơ lửa, thậm chí bị chết khô. + Còn làm giảm tác dụng quang hợp của lá và khả năng kháng bệnh của cây trồng, sản lượng cây trồng giảm sút (Môn Sinh học 6) bài: Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người. (ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, động vật, nơi ở, nơi sinh sản của động vật…) và bài Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp +Tác hại của mưa axit đối với rừng: Các thảm thực vật xanh bị mưa axit tàn phá, làm tăng độ chua, giảm độ màu mỡ của đất những nguyên tố canxi, magie trong đất rất cần cho cây trồng đều bị hao kiệt, đất đai nhanh chóng bạc màu. (Môn Công nghệ 7). GV: Chiếu hình ảnh minh họa tác hại của hiện tượng mưa axit -HS: Đọc thông tin nêu tác hại của SO2 => SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây mưa axit…
  • 20. thêm thông tin: Phải phòng chống mưa axit: Xử lí nhiên liệu trước khi dùng, khử hết lưu huỳnh vô cơ trong than đá trước khi đốt, tách và thu hồi axit trong quá trình đốt than, triệt để giảm bớt khí lưu huỳnh đi oxit trong khí thải… Ví dụ 3: Bài 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG. MUỐI NATRI CLORUA - NaCl Liên môn môn Ngữ văn 9, GDCD 6, môn Công nghệ 6, môn Sinh học 8, Vật lí 6 Họat động của GV và HS Nội dung  Mục tiêu bài học: -Hs nêu được cách khai thác muối NaCl từ nước biển, hoặc hồ nước mặn và ứng dụng của natri clorua (NaCl)  Mục tiêu liên môn: -Vận dụng kiến thức môn vật lí 6 để giải thích cách khai thác trên. (sử dụng ánh nắng mặt trời (nhiệt độ) cho các ruộng muối bay hơi nước. -Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn 9, GDCD 6, môn Công nghệ 6, môn Sinh học 8 giúp Hs hiểu được ông, cha ta đã mượn “hình ảnh” của muối để giáo dục con cháu và mọi người sống với nhau phải có nghĩa có tình… từ đó Gv giáo dục HS lòng biết ơn đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo… những người đã giáo dục mình thành người có ích cho xã hội. Hs hiểu được tính chất vật lí của NaCl có vị mặn, NaCl có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người: Bảo quản thực phẩm trước khi chế biến, chế biến thực phẩm, làm gia vị, khử một số chất độc hại, làm thuốc sát trùng vết thương… 2. Cách khai thác: 2. Cách khai thác: -HS: Trả lời:
  • 21. tranh ruộng muối.Yêu cầu Hs quan sát, trả lời câu hỏi:? Người ta khai thác NaCl từ đâu? -Gv: Người ta đã khai thác NaCl từ nước biển hoặc hồ nước mặn như thế nào? - Gv: Nhận xét bổ sung: Trong 1m3 nước biển có hòa tan khoảng 27kg muối NaCl, 5kg muối MgCl2, 1kg muối canxi sunfat và một số muối khác -Gv: Vận dụng kiến thức môn Môn Vật lí 6 đặt câu hỏi: ?Em hãy giải thích cách làm trên. 3. Ứng dụng của NaCl - Gv: Đưa ra sơ đồ ứng dụng của NaCl, yêu cầu HS quan sát sơ đồ, thảo luận nhóm: ? Cho biết ứng dụng quan trọng của NaCl ? Nêu ứng dụng của sản phẩm sản xuất được từ NaCl như:NaOH, Cl2 -Gv: Vận dụng kiến thức môn môn Công nghệ 6, môn Sinh học 8 yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: ? Em hãy kể một món ăn hằng ngày của gia đình em được chế biến có sử dụng muối NaCl Khai thác muối từ nước biển, hoặc hồ nước mặn và các mỏ muối. -Hs: Cho nước biển hoặc nước mặn vào ruộng rồi sử dụng ánh nắng mặt trời (nhiệt độ), gió làm bay hơi từ từ nước biển hoặc nước mặn thu được muối kết tinh. -Hs giải thích: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phục thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. (Môn Vật lí 6) bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. 3. Ứng dụng của NaCl - HS quan sát sơ đồ, thảo luận nhóm: + Nêu ứng dụng quan trọng của NaCl:  Làm gia vị, bảo quản thực phẩm  Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3… + Nêu ứng dụng NaOH, Cl2: dùng chế tạo thuốc tẩy, xà phòng, thuốc nhuộm,… -Hs: +Trong quá trình chế biến thực phẩm (chế biến các món ăn: thịt rán, xào, kho… ) một nguyên liệu không thể thiếu là muối NaCl (Môn Công nghệ 6) + Ngoài ra người ta còn dùng
  • 22. dụng thực phẩm để chế biến món ăn cần chú ý vấn đề gì. -Gv: Vận dụng kiến thức môn sinh học 8 đưa ra tình huống: ? Trong quá trình chế biến thực phẩm không may bị đứt tay hoặc trong quá trình lao động sản xuất phụ giúp gia đình tay, chân bị chầy xước chảy máu mà trong nhà không có thuốc sát trùng vết thương. Vậy em phải làm gì để sát trùng vết thương tránh nhiễm trùng? -Gv: NaCl còn dùng làm dung dịch thuốc nhỏ mắt (Môn Sinh học 8) bài: Vệ sinh mắt. - Gv: Liên hệ môn Ngữ văn Tay bưng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” (Môn Ngữ văn 9) bài: Thuật ngữ. -Tục ngữ có câu: “Cá không ăn muối cá ươn Con cải cha mẹ trăm đường con hư” -Gv: Em hãy nêu ý nghĩa của 2 câu trên. -Gv: Sau khi Hs trả lời, Gv có thể tóm lược dễ hiểu phù hợp theo nội dung bài NaCl như sau: +Theo nghĩa đen: Muối có tính chất vật lí là có vị mặn không chỉ dùng để bảo quản cá (thịt…) không bị ươn, không có muối thì cá bị ươn, hư không dùng được. + Không những thế ông, cha ta đã mượn “hình ảnh” của muối để giáo dục con cháu phải biết nghe lời dạy dỗ những điều hay, lẽ phải của ông bà cha, mẹ, thầy, cô giáo … những người đã giáo dục mình thành NaCl để muối dưa, muối cà… (Môn Công nghệ 6) -Hs: Bảo quản thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ…. như: + Trong đó việc giữ cho thực phẩm tươi ngon, tránh vi khuẩn, tránh các mầm bệnh, … trước khi chế biến thực phẩm không thể thiếu NaCl (Môn Công nghệ 6) bài: Bảo quản và chế biến thực phẩm. +Khử một số chất độc hại có trong rau, quả …: trước khi sử dụng phải rửa sạch rau quả bằng cách ngâm rau, quả trong nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại (Môn Công nghệ 6) bài: Vệ sinh an toàn thực phẩm. - Lấy muối ăn (NaCl) hòa tan trong nước ấm, sau đó dùng dung dịch muối sát trùng vết thương. (Môn Sinh học 8) bài: Sơ cấp cứu cầm máu. -Hs: Trả lời.
  • 23. cho xã hội, không hư hỏng, … từ đó Gv giáo dục HS lòng biết ơn đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo… (liên quan gián tiếp qua Môn GDCD 6) Bài: Biết ơn b) Giáo án minh họa tiến trình dạy học : GIÁO ÁN MINH HỌA Ngày soạn:1/10/2014 Ngày dạy: 11/10/2014 Tuần 8 – Tiết 16: Bài 11 - PHÂN BÓN HÓA HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hs biết được: - Tên, thành phần hoá học và ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng. - Một số thông tin về phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, vôi, chế phâm sinh học.... -Sử dụng phân bón hữu cơ đã qua xử lí, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, vôi, chế phâm sinh học.... hạn chế sử dụng phân hóa học nhầm giảm bớt ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cây trồng, chi phí .... nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. 2.Kĩ năng - Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng. - Kĩ năng vận dụng các kiến thức (liên môn) đã học vào bài học (trả lời, giải thích một số câu hỏi..) - Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. - Kĩ năng thực hành trồng rau bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ đã qua xử lí, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, vôi, chế phâm sinh học.... 3. Trọng tâm − Một số muối được làm phân bón hóa học. - Kĩ năng thực hành trồng rau bằng cách sử dụng phấn bón hữu cơ đã qua xử lí, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi.... II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đọan phim về : Phân vôi, (Nhấn giữ phím Ctrl /Click vào đường link/ OK) (Nếu bám vào mà phim không chạy thì có đoạn phim chép riêng ) -Đoạn phim về chế phẩm sinh học (Nhấn giữ phím Ctrl /Click vào đường link/ OK) - Một số mẫu phân bón, bao bì một số loại phân bón: Phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi....
  • 24.
  • 25. hữu cơ - Tài liệu hướng dẫn sử dụng phân bón...
  • 26. thức liên môn: +Sinh 6: Bài: Sự hút nước và muối khoáng của rễ. +Công nghệ 7: bài: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt). + Công nghệ 7: Bài: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường + Môn sinh học 8 bài: Vệ sinh hệ tiêu hóa. +Môn Sinh học 9 bài: Ô nhiễm môi trường. 2. Học sinh: - Một số mẫu phân bón, bao bì một số loại phân bón: Phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi.... -Xem trước ở nhà: +Bài “Phân bón hóa học”. +Sinh 6: Bài: Sự hút nước và muối khoáng của rễ. +Công nghệ 7: bài: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt). + Công nghệ 7: Bài: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường + Môn sinh học 8 bài: Vệ sinh hệ tiêu hóa. +Môn Sinh học 9 bài: Ô nhiễm môi trường.
  • 27. liệu về phân bón (Hs tự tìm tài liệu trên sách , báo, mạng... nếu Hs không tìm thấy Gv có thể cung cấp một số tài liệu cho Hs nghiên cứu). III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài: Phân bón là gì? Phân bón hóa học là gì? Phân bón có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng, ảnh đến môi trường và đời sống con người ra Hôm nây cô cùng các em tìm hiểu bài: Phân bón hóa học. Họat động của Gv và HS Nội dung Họat động 1: Tìm hiểu những phân bón hoá học thường dùng. -Gv: Kiểm tra một số mẫu phân bón hoá học, bao bì một số loại phân bón đã yêu cầu Hs chuẩn bị ở nhà. - Hs: Các tổ trình bày một số mẫu phân bón bao bì một số loại phân bón - Gv: Nhận xét sự chuẩn bị của các tổ. - Gv: Đưa ra một số mẫu phân bón, bao bì một số loại phân bón bổ sung thêm nếu Hs chuẩn bị thiếu (hình Một số mẫu phân bón, bao bì một số loại phân bón: Phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh....ở trên). -Gv: Vận dụng kiến thức liên môn Môn Sinh học 6- Bài: Sự hút nước và muối khoáng của rễ. Đặt câu hỏi: ? Cây trồng cần những loại muối khoáng nào? Nếu thiếu các loại muối đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của cây. ? Từng loại cây khác nhau, các giai đoạn sống khác nhau của cây cần loại muối khoáng và lượng muối khoáng có giống nhau không? -Hs: Vận dụng kiến thức liên môn Môn Sinh học 6 Bài: Sự hút nước và muối khoáng của rễ trả lời câu hỏi. - Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khóang như: Muối đạm, muối lân, muối kali nếu thiếu một trong các loại muối trên cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém… -Từng loại cây khác nhau, các giai đoạn sống I. Những phân bón hoá học thường dùng:
  • 28. loại muối khoáng nhiều hay ít khác nhau: Vi dụ: +Những loại rau trồng ăn lá (rau cải, cải bắp, su hào…) cần nhiều muối đạm. Cây trồng lấy quả, hạt (lúa, ngô, đậu, cà chua…) cần nhiều muối lân. +Cây trồng lấy củ (khoai lang, cà rốt…) cần nhiều muối kali. -Ngoài ra cây còn cần nhiều loại phân vi lượng khác. - Gv: Gọi các Hs nhận xét, bổ sung. - Hs:Nhận xét, bổ sung. - Gv:Nhận xét, bổ sung. -Gv: Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 7 bài: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt).và đặt câu hỏi: ? Phân bón là gì, vì sao cây trồng lại rất cần phân bón? Phân bón được chia làm những loại phân bón chính nào? -Hs: Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 7 bài: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt).lên bảng trả lời câu hỏi: (Hs vừa trả lời vừa đưa từng mẫu phân bón hoặc bao bì của từng mẫu phân bón cho cả lớp nhìn thấy) - Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. trong phân bón có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. - Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: + Phân hữu cơ. (mẫu phân bón)
  • 29. học (mẫu phân bón đạm, lân, kali) +phân vi sinh. (mẫu phân bón) -Gv: Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 7 bài: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt).và đặt câu hỏi: ? Ở gia đình em (địa phương em) thường sử dụng những phân bón hóa học nào. phân bón hóa học chia làm những loại nào? -Hs: Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 7 bài: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt).trả lời câu hỏi: - Phân bón hóa học được chia làm các loại sau: +Phân đạm (N) + Phân lân (P) + Phân Kali (K
  • 30. tố (Phân bón có chứa từ 2 ngyên tố dinh dưỡng trở lên (NPK) + Phân vi lượng. -Gv: Em có nhận xét gì thành phần nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm (N), phân lân (P), phân Kali (K) so với phân đa nguyên tố - Hs: phân đạm (N), phân lân (P), phân Kali (K) chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng còn phân đa nguyên tố có chứa từ 2 ngyên tố dinh dưỡng trở lên. - Gv: Nhận xét, bổ sung. - GV: Phân đạm (N), Phân lân (P), Phân Kali (K) gọi chung là phân bón gì? Còn Phân đa nguyên tố thì sao? Ví dụ? - Hs: Phân đạm (N), Phân lân (P), Phân Kali (K) gọi chung là phân bón đơn , còn phân đa nguyên tố gọi là phân bón kép. Hs cho Ví dụ. -Hs: Nhận xét, bổ sung. - Gv: Nhận xét, bổ sung. -Gv: Yêu cầu 3 Hs lần lượt nhắc lại + Khái niệm phân bón đơn, Vd các loại phân bón đơn thường dùng? + Khái niệm phân bón kép, Vd các loại phân bón kép thường dùng? + Khái niệm phân vi lượng, Cho ví dụ? - 3 Hs lần lượt Trả lời độc lập và nhận xét lẫn nhau. -Gv: Nhận xét chung. Chốt kiến thức, chốt ghi bài. - Gv: Giới thiệu về tầm quan trọng của phân vi lượng. - Hs: Lắng nghe. - Gv Vận dụng kiến thức (Môn Công nghệ 7)- Bài:Tác dụng của phân bón trong trồng trọt và bài: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường) yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: ? Những loại phân bón phân bón đơn, phân bón kép trên đều thuộc loại phân vô cơ, khi sử dụng các phân bón trên cần chú ý đến vấn đề gì? Vì sao?. -Hs: Vận dụng kiến thức (Môn Công nghệ 7)- 1. Phân bón đơn: Chỉ chứa một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng:N, P, K - Phân đạm: Urê, Amoni nitrat, amoni sunfat - Phân lân: Photphat tự nhiên, Super photphat - Phân kali: KCl và K2SO4 2. Phân bón kép: Có chứa 2 hoặc cả 3 ng.tố dinh dưỡng N, P, K - Hỗn hợp những phân bón đơn trộn với nhau: Vd: NPK - Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học.Vd: KNO3 ( Kali và đạm); (NH4)2HPO4 (đạm và lân). 3. Phân vi lượng: Có chứa một lượng ít các ng.tố như Bo, Zn, Mn,..
  • 31. dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường và Bài: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt) Thảo luận trả lời: + Không nên bón quá nhiều phân hóa học vào trong đất: Vì sẽ gây bạc màu đất, ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, không tăng năng suất mà còn có thể giảm. Ví dụ: Bón quá nhiều phân đạm cây lúa dễ, bị lốp, đỗ, cho nhiều hạt lép nên năng suất thấp. -Hs: Vận dụng kiến thức (Môn sinh học 8) bài: Vệ sinh hệ tiêu hóa. Thảo luận trả lời: + Bón phân không hợp lí (không đúng liều lượng (nhiều, không đúng cách..) không những gây ô nhiễm môi trường không khí mà lượng phân dư thừa còn gây ngộ độc nông sản … con người ăn vào gây ngộ độc hệ tiêu hóa (bệnh tiêu chảy) -Hs: Vận dụng kiến thức (Môn Sinh học 9 bài: Ô nhiễm môi trường.Thảo luận trả lời: + Khi sử dụng phân bón bao bì, chai lọ phải thu gom sạch sẽ không để vun vải khắp nơi gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn… - Hs: Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv: Nhận xét, bổ sung.(Gv chiếu cho Hs xem đoạn phim tác hại của việc lạm dụng nhiều phân bón hóa học……). -Gv: Ngày nay khoa học đã tạo ra nhiều giống cây trồng tốt, năng suất cao…, nhưng nếu trồng chúng ở vùng đất khô cằn, thiếu dinh dưỡng… thì sự phát triển của chúng cũng không như mong muốn. vì vậy phân bón có vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển của cây và năng cao năng suất cây trồng. Cho nên “ngày xưa” các “nhà nông học” đã không tiếc lời ca ngợi về vị thế của phân bón đối với cây trồng: Nhất nước Nhì phân Tam cần Tứ giống Nhưng bón như thế nào? Loại phân gì…. để
  • 32. nhiễm môi trường, lợi về chi phí, không ảnh hưởng đến đất và nông sản..? - Gv Vận dụng kiến thức (Môn Công nghệ 7)- Bài:Tác dụng của phân bón trong trồng trọt yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: ?Bón phân hợp lí có lợi ích gì? -Hs: Vận dụng kiến thức (Môn Công nghệ 7)- Bài:Tác dụng của phân bón trong trồng trọt Hs trả lời câu hỏi: +Bón phân hợp lí làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. - Gv: Giới thiệu về “bón phân hợp lí”: Ngày nay để tang năng suất cây trồng, giảm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế bạc màu đất … người ta đã sử dụng các loại phân bón: Phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học, Vôi…. cho cây trồng .(Gv chiếu cho Hs xem đoạn phim bón vôi, …… cho cây). - HS lắng nghe, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng phân bón hợp lý nên bón phân vi sinh, phân hữu cơ đã qua xử lí, vôi … hạn chế bón phân vô cơ (phân hóa học) cho cây trồng. -Gv: Vận dụng kiến thức môn (Môn Công nghệ 7)- Bài: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường.Đặt câu hỏi: ? Muốn bảo quản phân bón hóa học cần có các biện pháp gì? - Hs: Vận dụng kiến thức môn (Môn Công nghệ 7)- Bài: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường.Trả lời độc lập: *Bảo quản phân bón hóa học: Để đảm bảo chất lượng cần bảo quản bằng các biện pháp sau: +Đựng trong chun, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilông. +Để ở nơi cao ráo, thoáng mát. +Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. Họat động 2: Mỗi nhóm thực hiện một sản II. Mỗi nhóm thực hiện một sản phẩm: Trồng một loại rau nào đó bằng cách sử dụng phân bón: phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi....
  • 33. loại rau nào đó bằng cách sử dụng phân bón: phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi.... -Gv: Yêu cầu các nhóm thảo luận kế hoạch thực hiện sản phẩm trồng rau. -Hs: các nhóm thảo luận kế hoạch: Thời gian thực hiện, tài liêu cần nghiên cứu, giống rau trồng, địa điểm trồng, phân công nhiệm vụ..... 4. Củng cố: Nêu một số loại phân bón hóa học thường dùng? Vì sao không nên sử dụng nhiều phân bón hóa học? Sử dụng phân vôi có lợi ich gì? 5. Dặn dò: - Xem lại bài : Phân bón hóa học - Xem lại các thông tin về phân bón: phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi.... - Thực hiện sản phẩm trồng rau.( chụp hình hoặc quay phim ghi nhận lại quá trình thực hiện của mỗi nhóm: Bón phân, chăm sóc, sản phẩm rau trồng khi lớn .... -Gv: cung cấp thêm thông tin cho học sinh: Tài liệu về phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi, chế phẩm sinh học....; phim về phân vôi, chế phẩm sinh học
  • 34. nghiên cứu tài liệu về phân bón Phân vi sinh vật là gì? Phân vi sinh vật được chế tạo bằng cách dùng các loại vi sinh vật như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân pha trộn vào bột hữu cơ như bột than bùn để bón vào đất hoặc trộn với hạt giống để gieo. Phân có tác dụng làm tăng quá trình cố định đạm hoặc phân giải lân trong đất để cung cấp cho cây trồng. Phân hữu cơ Là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ clho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng. 4. Đặc điểm của phân hữu cơ: Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây từ đa lượng, trung lượng và vi lượng. – Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khóang hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là lọai phân có hiệu quả chậm. – Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo lý hoá tính của đất làm cho đất tơi xốp hơn dễ thấm và thoát nước và giúp hệ thống vi sinh vật đất phát triển làm đất ngày càng tốt
  • 35. phân hữu cơ: Ngoài các loại phân hữu cơ truyền thống như: Phân bò, phân heo, phân rác, phân xanh…. mà bà con chúng ta đã từng sử dụng. Hiện nay trên thị trường có xuất hiện nhiều loại phân hữu cơ qua chế biến, được chế biến từ nguồn nguyên liệu và qui trình chế biến khác nhau. Khi chế biến các nhà sản xuất thường chủng vào phân các loại vi sinh vật có lợi cho cây và đất như: Các loại vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật có khả năng hoà tan lân, vi sinh vật phân giải xenlulô……để nâng cao hiệu quả của phân như: – Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ thành phần chủ yếu là các nguyên tố trung và vi lượng… – Phân hữu cơ vi sinh: Là phân hữu cơ có trộn các vi sinh vật có ích. Các chủng EM, vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân… *Những điều cần chú ý khi sử dụng phân hữu cơ: – Phân phải được chôn vùi và phân bố đều trong đất, bón phân xong theo nước không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời. –Phân phải được ủ hoai mục trước khi dùng. – Các loại phân hữu có Vi sinh, thời hạn sử dụng ngắn, khi sử dụng phải xem ngày sản xuất, thời hạn sử dụng trên bao bì. Không mua phân trữ lâu ngày. – Nhiệt độ cao hơn 30 oC, có ánh nắng mặt trời chiếu vào dễ làm chết vi sinh vật, nên hiệu quả sử dụng thấp. – Khi sử dụng cần phải hạn chế bón phân hóa học để bảo đảm hiệu quả sản xuất. 5. Đặc điểm của phân vi sinh vật: – Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngọai cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn. – Mỗi lọai phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định. – Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất. * Các loại phân vi sinh vật thường dùng: – Phân vi sinh vật cố định đạm: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật cố định Nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác. – Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (photphobacterin), hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dể tan (phân lân hữu cơ vi sinh). – Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Bón vào đất có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy và phân giải chất hữu cơ trong đất thành các chất khoáng đơn giản mà cây có thể hấp thu được. * Sử dụng phân vi sinh vật:
  • 36. sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi trồng. – Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất. III. Vôi1. Vai trò tác dụng của phân vôi: Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu… 2. Một số dạng vôi bón cho cây * Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm. * Vôi nung ( vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng * Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái Nguồn Wikipedia - Hotieubenvung.com 7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP. a) Cách thức đánh giá: Đánh giá học sinh bằng hình thức vấn đáp hoặc cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm khách quan sau cuối mỗi bài học, mỗi chương.. Ví dụ : Sau khi học xong bài 3: Một số oxit quan trọng GV kiểm tra bằng hình thức vấn đáp như sau: 1. Nêu tính chất vật lí của SO2? Đáp án: Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người: viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,…) nặng hơn không khí 29 64 /2 =kkSOd
  • 37. gây ra mưa axit? Trả lời: + khí lưu huỳnh diôxit (SO2), khí ôxit nitơ (NO), nitơ diôxit (NO2), … hòa tan với nước trong không trung tạo thành các hạt axit sunfuric, axit nitric, các muối kim loại. khi trời mưa nước mưa mang theo những hạt axit là “thần chết trên không trung” vì nó nguy hại rất lớn cho loài người,các sinh vật khác và môi trường sống. 3. Nêu một số tác hại của mưa axit mà em biết? Trả lời: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng: Hàng loạt cây lương thực bị chấm đỏ trên lá cây, các mần cây rũ như bị hơ lửa, thậm chí bị chết khô… -Làm giảm tác dụng quang hợp của lá và khả năng kháng bệnh của cây trồng, sản lượng cây trồng giảm sút. -Tác hại của mưa axit đối với rừng: Các thảm thực vật xanh bị mưa axit tàn phá, làm tăng độ chua, giảm độ màu mỡ của đất những nguyên tố canxi, magie trong đất rất cần cho cây trồng đều bị hao kiệt, đất đai nhanh chóng bạc màu. Em hãy nêu một số biện pháp hạn chế mưa axit do khí lưu huỳnh đi oxit gây ra? Trả lời: Phải phòng chống mưa axit: Xử lí nhiên liệu trước khi dùng, khử hết lưu huỳnh vô cơ trong than đá trước khi đốt, tách và thu hồi axit trong quá trình đốt than, triệt để giảm bớt khí lưu huỳnh đi oxit trong khí thải… b) Tiêu chí đánh giá: Học sinh trả lời được các nội dung đạt chuẩn của mỗi bài học . c) Kết quả thực hiện : Thống kê chất lượng bài kiểm tra: - Số lớp : 01 lớp - Lớp 9/4 - Sĩ số: 34 em Kết quả: 8. Số điểm Số lượng các em đạt được 0 -1,9 0 2.0 – 3.4 0 3.5 – 4.9 02 em 5.0 – 6.4 02 em 6.5 -7.9 10 em 8.0 -10 20 em
  • 38. CỦA HỌC SINH SỬ DỤNG PHÂN VI SINH VÀ PHÂN BÓN HỮU CƠ, PHÂN BÓN HỮU VI SINH, PHÂN VÔI… TRONG TRỒNG TRỌT. a) Sản phẩm của học sinh nhóm 1- lớp 9/3 – Trường THCS Ngô Quyền. Nhóm 1 đang làm đất, bón phân cho đất.
  • 39. lách” rất tốt của nhóm 1 “À đậu bắp đã có trái rồi” b) Sản phẩm của học sinh nhóm 2- lớp 9/3 – Trường THCS Ngô Quyền.
  • 40. xanh” của nhóm 2 c) Sản phẩm của học sinh nhóm 3- lớp 9/3 – Trường THCS Ngô Quyền.
  • 41. xanh và hẹ” của nhóm 3 “Giàn bầu và đậu bắp” của nhóm 3
  • 42. thực hiện: Trần Thị Phương Chi Lê Thị Phượng