Giao dịch bao nhiêu tiền bắt buộc phải chuyenr khoản năm 2024

Liên quan đến Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ 1-12-2023 quy định đối với giao dịch trong nước bằng tiền mặt từ 400 triệu đồng hoặc chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên sẽ phải báo cáo, phóng viên Báo Người Lao động trao đổi nhanh với ông Phạm Tiên Phong, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- NHNN) để làm rõ hơn về nội dung này.

Ông Phạm Tiên Phong, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền

- Phóng viên: Thưa ông, hiện nay người dân cho rằng sắp tới đây việc chuyển khoản 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo. Liệu này việc này có chính xác?

+ Ông Phạm Tiên Phong: Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền quy định giao dịch có giá trị lớn là phải báo cáo. Số tiền giao dịch giá trị bao nhiêu phải báo cáo sẽ do Chính phủ hướng dẫn. Còn việc chuyển tiền điện tử với số tiền bao nhiêu phải báo cáo sẽ do NHNN hướng dẫn.

Theo đó, Thông tư 09 quy định các giao dịch chuyển tiền điện tử giữa người thụ hưởng với người khởi tạo phải báo cáo cho NHNN. Đối tượng báo cáo không phải là người chuyển tiền hay người nhận tiền mà là các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, khi người dân chuyển khoản 500 triệu đồng, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện, ghi nhận thông tin rồi cuối ngày tổng hợp báo cáo về NHNN để làm cơ sở dữ liệu, phục vụ công việc khi cần thiết.

- Vậy các tổ chức tín dụng cần báo cáo những thông tin gì?

+ Các thông tin của người chuyển tiền và người nhận tiền đã được quy rất rõ tại Thông tư 09, bao gồm cả họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; địa chỉ đăng ký thường trú …

- Các giao dịch nào không cần phải báo cáo?

Hiện nay, việc chuyển tiền mà các tổ chức tín dụng không cần báo có 2 trường hợp. Đó là việc chuyển tiền thanh toán giữa các ngân hàng thương mại, chuyển tiền từ thẻ tín dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

- Vậy ai giám sát việc báo cáo của các tổ chức tín dụng? Trường hợp các tổ chức này thực hiện thiếu nghiêm túc, NHNN sẽ có biện pháp gì?

Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ thu thập thông tin, giám sát việc báo cáo của các tổ chức tín dụng. Trường hợp các tổ chức này vi phạm báo cáo liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền sẽ bị chế tài theo quy định của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng…

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Xác định thu nhập tính thuế
.....
2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
.....

Như vậy, chi phí được trừ là căn cứ để xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp.

Giao dịch bao nhiêu tiền bắt buộc phải chuyenr khoản năm 2024

Có phải mọi khoản chi trên 20 triệu đồng muốn đưa vào chi phí được trừ thì doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng? (Hình từ Internet).

Khoản chi phí được trừ khi đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ theo tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
.....

Như vậy, khi xác định thu nhập chịu thế, các khoản chi được xếp vào khoản chi phí được trừ khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:

- Không thuộc các khoản chi không được trừ theo quy định pháp luật.

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hóa đơn hàng hóa, chứng từ hợp pháp.

- Khoản chi có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt hợp pháp.

Mọi khoản chi trên 20 triệu đồng trở lên muốn đưa vào chi phí được trừ thì doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
......
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
.....

Căn cứ theo quy đinh tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
....
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
.....

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC về chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
....
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”
.....

Ngoài ra căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC quy định về các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:

- Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.

- Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba.

- Hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định).

- Hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, mọi khoản chi trên 20 triệu muốn đưa vào khoản chi phí được trừ thì doanh nghiệp không nhất thiết phải thanh toán qua ngân hàng. Nếu doanh nghiệp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương thức thanh toán như bù trừ, ủy quyền bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng thì cũng được đưa vào chi phí được trừ.