Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu chứng nhận được cấp để chứng nhận sự đáp ứng được với các tiêu chuẩn xác định nhưng không bị hạn chế ở bất kì thành viên nào. Nhãn hiệu chứng nhận có thể được bất cứ người nào sử dụng với điều kiện người đó chứng minh được rằng sản phẩm có liên quan đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định đã được thiết lập.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để đăng ký Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu thông thường cần có, trong đơn đăng ký bắt buộc phải có quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
  • Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
  • Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
  • Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Ngoài những nội dung trên, quy chế chứng nhận còn phải làm rõ các vấn đề sau:

  • Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;
  • Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu [bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…];
  • Quyền của người đăng ký nhãn hiệu [kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …];
  • Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp.

Như vậy, để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thì nộp hồ sơ gồm:

  • Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu [trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký];
  • Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận với các nội dung sau:
  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
  • Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
  • Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
  • Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
  • Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng [hoặc đặc thù] của sản phẩm mang nhãn hiệu [nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý];
  • Bản đồ xác định lãnh thổ [nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm].

Nhằm giúp đỡ quý khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, Luật Việt An cung cấp những dịch vụ sau:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên cho khách hàng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ [CSHTT] – Chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại CSHTT;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với CSHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Căn cứ Khoản 4, Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2019

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
  • Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
  • Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
  • Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Căn cứ Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2019

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định [theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN];
  • Mẫu nhãn hiệu tập thẻ [05 mẫu kých thước 80×80 mm] và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • Bản thuyết minh về tình chất, chất lượng đặc trưng [hoặc đặc thù] của sản phẩm mang nhãn hiệu [nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tình chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý;
  • Bản đồ khu vực địa lý [nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương];
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu [nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương];
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Tuy nhiên, tại Công ty Luật Việt An, chúng tôi sẽ chuẩn bị cho Quý khách hàng toàn bộ tài liệu cần thiết qua dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Bước 2: Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoăc có thể nộp bằng đường bưu điện.

Bước 3: Thẩm định về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu

Bước 4: Thẩm định nội dung để xem xét đơn có đáp ứng các điều kiện hay không

Bước 5: Cục ra thông báo dự định cấp văn bằng hoặc dự định từ chối.

Thời hạn cấp văn bằng khi đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Trên thực tế: thời gian xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu đươc bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp được sở hữu nhãn hiệu và là tài sản đi cùng suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp luôn gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đúng quy định sau 10 năm hết hạn.

Chủ Đề