Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì năm 2024

(Certificate of Free Sale) là gì?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì năm 2024

Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm hay còn gọi là CFS (Certificate of Free Sale) là một loại chứng chỉ do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu để chứng nhận rằng sản phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do, đôi khi được gọi là "Giấy chứng nhận xuất khẩu" hoặc "Giấy chứng nhận cho chính phủ nước ngoài", là bằng chứng cho thấy sản phẩm, chẳng hạn như thực phẩm, mỹ phẩm, sinh học hoặc thiết bị y tế, được bán hoặc phân phối hợp pháp trên thị trường mở, tự do không hạn chế và được chấp thuận bởi các cơ quan quản lý tại nước xuất xứ.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với từng loại hàng hóa được quy định cụ thể tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể đối với hai loại hàng hóa là: Hàng háo nhập khẩu (Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP) và hàng hóa xuất khẩu (Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP).

Sản phẩm nào cần đăng ký lưu hành?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì năm 2024

Danh sách những sản phẩm cần phải có giấy phép lưu hành được liệt kê tại Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS quy định tại Phụ lục V Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương. Theo Danh mục này có 14 nhóm sản phẩm phải có giấy phép lưu hành, bao gồm:

  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Thuốc, mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế.
  • Giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản, chất bổ sung vào thức ăn thủy sản; Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản.
  • Các loại phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải. Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
  • Vật liệu xây dựng.
  • Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật. Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, cơ quan nêu tại Phụ lục này.
  • Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
  • Sản phẩm báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; Thiết bị viễn thông; Sản phẩm, bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin; Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
  • Tài nguyên, khoáng sản; Đo đạc bản đồ.
  • Các sản phẩm văn hóa; Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao.
  • Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
  • Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
  • Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
  • Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác, trừ các sản phẩm đã nêu từ Khoản 1 đến Khoản 13 và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.

Đăng ký lưu hành sản phẩm ở đâu?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì năm 2024

Thẩm quyền cấp giấy CFS thuộc về 14 Bộ ngành được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

  • Bộ Y tế
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Bộ Giao thông vận tải
  • Bộ Xây dựng
  • Bộ Công Thương
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Bộ Công an
  • Bộ Khoa học và Công nghệ

Hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS gồm những gì?

Hồ sơ xin giấy phép lưu hành sản phẩm :

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa) hoặc Bản tự công bố sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất (giấy phép này áp dụng đối với sản phẩm là thực phẩm).
  • Kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm.
  • Nhãn sản phẩm.

Quy trình chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm

  • Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan thẩm quyền cấp CFS
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS cho cơ quan thẩm quyền cấp CFS. Hình thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện
  • Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: trả lại hồ sơ, ra thông báo nêu rõ lý do và hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ

  • Bước 4: Xử lý hồ sơ:

– Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS sẽ cấp Giấy chứng nhận CFS

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá không đáp ứng điều kiện để cấp CFS cơ quan thẩm quyền cấp CFS ra thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ lý do về việc không cấp CFS cho các sản phẩm đã đề nghị cấp CFS.

  • Bước 5: Nhận kết quả

Mẫu giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm

Theo quy định tại khoản 3 điều 10 nghị định 69/2018/NĐ-CP bắt buộc mẫu giấy chứng nhận CFS phải bao gồm các nội dung sau:

  1. Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
  1. Số, ngày cấp CFS.
  1. Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
  1. Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.

đ) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

  1. Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
  1. Họ tên, chữ kí của người kí CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì năm 2024

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì năm 2024

Giấy phép lưu hành sản phẩm CFS có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận tự do có thời hạn theo thời hạn ghi trên giấy, trong trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không có thời hạn thì tuỳ từng trường hợp thời hạn giấy phép lưu hành tự do sẽ có thời han 24 đến 36 tháng kể từ ngày cấp phụ thuộc vào quy định từng mặt hàng.

Hướng dẫn tra cứu giấy phép lưu hành sản phẩm

Sau khi đã xin giấy phép lưu hành sản phẩm và công bố chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải làm như thế nào để tra cứu giấy phép lưu hành sản phẩm đó?

Sau đây, ISOCERT sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tra cứu giấy phép lưu hành sản phẩm một cách đơn giản:

  • Bước 1: Truy cập vào website của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm công bố sản phẩm. Đối với tra cứu số công bố sản phẩm bắt buộc, bạn sẽ truy cập vào trang thông tin điện tử của Bộ Y tế tại địa chỉ https://nghidinh15.vfa.gov.vn/. Còn nếu muốn tra cứu số công bố mỹ phẩm thì truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn/.
  • Bước 2: Khi vào trang chủ của Website thì click tìm mục tra cứu số công bố sản phẩm/ mỹ phẩm.
  • Bước 3: Điền thông tin cần tra cứu để tra cứu giấy công bố sản phẩm.
  • Bước 4: Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn hãy click nút “tìm” và chờ đợi thông tin xuất hiện trên màn hình. Bước 5: Thông tin sẽ xuất hiện trên màn hình. Doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trực tuyến ngay tại website đồng thời cũng có thể in ra thành bản cứng để sử dụng.