Giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư

Khi xây dựng các công trình xây dựng liên quan nhà ở hay xây dựng các dự án thì vấn đề bạn cần quan tâm là giấy phép xây dựng, trước khi tiến hành xây dựng thì bạn phải tìm hiểu các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng, các trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng để tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

1. Luật sư tư vấn về Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Nếu bạn đang tìm hiểu về Giấy phép xây dựng và đang có vướng mắc thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn liên quan đến các vấn đề:

- Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xây dựng;

- Trường hợp bắt buộc phải xin cấp Giấy phép xây dựng;

- Trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng;

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp các vướng mắc.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo tình huống dưới đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Dự án có quy hoạch chi tiết 1/500 có được miễn giấy phép xây dựng?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính chào Quý luật sư ạ.Em là N, hiện em đang làm việc tại HY, công việc chủ yếu của em là phụ trách các thủ tục hành chính của công ty.Em xin trình bày một chút về hiện trạng công ty em và xin Quý luật sư tư vấn giùm ạ: Công ty em thành lập năm 2015, có thuê đất trong khu công nghiệp để xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng [gạch].

Theo quy hoạch bên em sẽ xây dựng 5 khu nhà xưởng phục vụ cho sản xuất, 1 khu căn tin và 1 phòng nghỉ cho nhân viên. Nếu như công ty đã có quy hoạch chi tiết 1/500, thì đối với các công trình này bên công ty em có cần xin cấp phép xây dựng không ạ? Thủ tục và thời gian cấp phép là bao lâu ạ? Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi âm từ Quý luật sư.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89, cụ thể như sau:

“Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a] Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b] Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c] Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d] Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ] Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e] Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g] Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h] Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i] Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k] Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

l] Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ…”

Đối chiếu với quy định nêu trên thì đối với trường hợp nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sẽ được miễn giấy phép xây dựng.

------------

Câu hỏi thứ 2 - Đất đang tranh chấp có được phép xây dựng?

Xin chào luật sư Luật sư ơi tôi và gia đình kế bên đang tranh chấp phần đất, tôi đang nộp hồ sơ ở toà rồi đang chờ giải quyết . Nhưng gia đình kế bên nhiều lần xây dựng trên phần đất ấy, tôi ra báo với UBND xã và bên địa chính vào lập biên bản. Ngày 7/2/2017 gia đình kế bên lại dựng lên mái che trên phần đất ấy tôi có báo xã thì bên địa chính nói là làm mái che di động nhưng thực tế là đã làm mai che cố đinh luôn và UBND đợi nhà kế bên làm xong rồi mới đến và ko làm gì với phần xây dựng trên. Xin hỏi luật sư UBND xã và gia đình đang tranh chấp đất làm như vậy là có đúng theo luật đất đai không.. Xin cảm ơn luật sư. Tất mong luật sư trả lời giúp.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Đất đang tranh chấp có được cấp phép xây dựng?

>> Đất đang tranh chấp có được phép thực hiện xây dựng công trình?

>> Xây dựng trên đất đang có tranh chấp có được không?

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

[Xây dựng] - Ngày 01/11/2016, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng gửi công văn xin ‎ ý kiến Bộ Xây dựng về việc cấp giấy phép xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật dự án khu du lịch biển của Công ty TNHH DAP-DAP1-DAP2 [sau đây gọi tắt là Dự án].


Ảnh minh họa.

Về vấn đề trên, Bộ Xây dựng có Công văn số 95/BXD-HĐXD, ngày 10/11/2016 trả lời như sau:

Dự án đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 8343/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 và điều chỉnh tại Quyết định số 5579/QĐ-UBND ngày 03/8/2016.

Phần quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 1/500 của Dự án đã được Sở Xây dựng TP Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 417/QĐ-SXD ngày 22/8/2016; Thẩm định thiết kế cơ sở tại văn bản số 9243/SXD-QLHT ngày 27/9/2016; Thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tại văn bản số 10100/SXD-QLHT ngày 19/10/2016. Như vậy, phần hạ tầng kỹ thuật của Dự án được coi là một công trình độc lập nên đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.

Do đó, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng có thể giải quyết cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật của Dự án theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.

Đoan Trang

Theo

Link gốc:

Cấy giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: - Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bước 2. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và giao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại. Bước 3. Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thực hiện như sau: + Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ và ký vào sổ trả kết quả. + Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận. + Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, thứ bảy làm việc buổi sáng [trừ các ngày nghỉ theo quy định]. - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố. - Thành phần, số lượng hồ sơ: a] Thành phần hồ sơ bao gồm: [theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND, ngày 30/6/2010]. + 01 bản chính Đơn xin cấp giấy phép xây dựng [sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật] [theo mẫu]; + 01 bản sao có chứng thực [hoặc bản sao kèm theo bản chính để kiểm tra đối chiếu] một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, cụ thể như sau: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất [mua bán, cho, đổi, tặng, thừa kế…] và biên lai thuế trước bạ sang tên, thuế chuyển quyền sử dụng đất hoặc thuế thu nhập do chuyển quyền sử dụng đất [nếu tổ chức chuyển nhượng]; kèm theo bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chủ cũ; - Hợp đồng thuê đất; - Quyết định giao quyền sử dụng đất của cấp thẩm quyền; - Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ thửa đất do cơ quan Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp [nếu không có một trong các giấy tờ trên]; * Trường hợp trong các giấy tờ nêu trên chưa ghi kích thước các cạnh thửa đất, phải nộp thêm bản sao có chứng thực [hoặc bản sao kèm theo bản chính để kiểm tra đối chiếu] trích lục bản đồ ghi rõ kích thước thửa đất [đối với trường hợp công trình xây dựng trùng với ranh đất]. - Hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ cho phép đầu tư xây dựng công trình [chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật] đối với trường hợp xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước mà cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư xây dựng nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + 02 bản chính hồ sơ thiết kế gồm: Sơ đồ vị trí tuyến công trình, tỉ lệ 1/500 – 1/2000; các mặt cắt ngang chủ yếu thể hiện bố trí tổng hợp đường dây, đường ống của tuyến công trình có ghi rõ khoảng cách đến tim đường. b] Số lượng hồ sơ: 01 [bộ]. - Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. [Khoản 12, Điều 1, Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND] - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: [Điều 18, Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND] a] Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. b] Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện [nếu có]: Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố. c] Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Công Thương huyện hoặc Phòng Quản Lý Đô thị d] Cơ quan phối hợp [nếu có]: Không. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng. - Lệ phí: Lệ phí cấp giấy phép xây dựng 100.000 đồng/giấy phép [theo quy định tại Nghị quyết số 47/2007/NQ-HĐND ngày 25/01/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long]. - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng [sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật] [mẫu Phụ lục 1, ban hành kèm theo Nghị định số 39/2010/NĐ-CP]. - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: [Theo quy định tại Nghị định số 39/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian ngầm đô thị]. + Không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định [trừ phần đầu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm] thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; + Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị; + Tuân thủ quy hoạch đô thị, không gian xây dựng ngầm đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp chưa có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý quy hoạch địa phương; + Tuân thủ các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại công trình; + Việc thiết kế xây dựng phải bảo đảm bố trí đồng bộ đường ống, đường dây, cáp dẫn đến thuê bao, phụ tải, phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị và phải có quy trình vận hành, sử dụng, quy định bảo trì công trình phù hợp; + Tư vấn thiết kế phải tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng đường dây, đường ống kỹ thuật để xác định quy mô hào kỹ thuật hoặc cống bể phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển đô thị; + Thiết kế xây dựng phải đồng bộ, kết nối phù hợp với quần thể kiến trúc của các công trình liền kề, trên mặt đất, với hệ thồng hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị; bản đảm an toàn không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết; đồng thời phải có giải pháp về bảo tồn cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá tại khu vực xây dựng [nếu có]; - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: + Luật Xây dựng, số 16/2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004; + Nghị định số 39/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị; + Nghị quyết số 47/2007/NQ-HĐND, ngày 25/01/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê chuẩn về một số loại phí, lệ phí và mức thu của từng loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh long; + Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND, ngày 30/6/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND, ngày 03/10/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy định về thủ tục cấp giấy phép xây dựng và phân cấp cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG [Sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật] Kính gửi: ………………………………… 1. Tên chủ đầu tư: - Người đại diện: Chức vụ: - Địa chỉ liên hệ: - Số điện thoại liên hệ: 2. Tên công trình: 3. Địa điểm xây dựng: - Vị trí xây dựng: + Điểm đầu công trình: + Điểm cuối công trình: 4. Nội dung đề nghị cấp phép: - Loại công trình: Cấp công trình: - Quy mô công trình: - Tổng chiều dài công trình: - Chiều rộng công trình: từ: ……… m, đến: m. - Chiều sâu công trình: từ: … …… m, đến: m. - Khoảng cách nhỏ nhất đến nhà dân: / 5. Đơn vị hoặc người thiết kế: - Địa chỉ: - Điện thoại: 6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: tháng. 7. Cam kết đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và hoàn trả mặt bằng và tuân thủ đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật./. ……., ngày…. tháng …. năm …… Người làm đơn [Ký ghi rõ họ tên]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề