Giết người ở Nhật Bản đi tù bao nhiêu năm

Ngày 8/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhóm 6 đối tượng gây án tại Nhật Bản, bỏ trốn về Việt Nam.

Sáu bị cáo bị Tòa tuyên phạt gồm: Lê Mạnh Thắng (sinh năm 1995, trú tại xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) 7 năm tù; Đỗ Mạnh Hùng (sinh năm 1992, trú tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh); Lê Đình Tuấn (sinh năm 1987, trú tại xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị); Đào Bá Phu (sinh năm 1995, trú tại phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương); Nguyễn Huy Bình (sinh năm 1990, trú tại thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc); Nguyễn Lương Sáng (sinh năm 1994, trú tại xã Tân Khang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) đều lĩnh 6 năm tù về cùng tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự. 

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, do mâu thuẫn cá nhân, nhận lời thách thức của anh Nguyễn Văn Được (sinh năm 1990, trú tại xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), khoảng 23 giờ ngày 10/3/2018, nhóm đối tượng trong vụ án đã cùng nhau chuẩn bị hung khí đi đến nhà ga Mikawa Chiryu, địa chỉ số 14-5, Kiramichi Higashi, phường Sinchi, thành phố Chiryu, tỉnh Aichi, Nhật Bản để giải quyết mâu thuẫn.

Tại khu vực nhà ga, khi anh Được xông vào gây gổ (dùng bình xịt, thanh kiếm mang theo đâm vào nhóm này), cả nhóm đã xông vào đánh anh Được.

[Bến Tre: Giết người vì mâu thuẫn cá nhân, 7 đối tượng bị bắt tạm giam]

Các đối tượng đã dùng dao đâm vào lưng, dùng búa, dùng gậy, thắt lưng và tay chân đánh vào chân và lưng anh Được, làm anh Được bị thương phải đưa đi cấp cứu. Song, do thương tích quá nặng nên anh Được đã tử vong.

Sau khi gây án, một số đối tượng đã bị Tòa án địa phương Nagoya, Nhật Bản xét xử, tuyên phạt mỗi bị cáo 3 năm 6 tháng tù về tội “Chuẩn bị hung khí và tụ tập” và tội “Gây thương tích làm chết người.”

Nhóm 6 đối tượng còn lại đã bỏ trốn về Việt Nam khi biết tin anh Nguyễn Văn Được tử vong.

Đại sứ quán Nhật Bản đã có Công hàm yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi kèm theo hồ sơ vụ án tới cơ quan chức năng Việt Nam đề nghị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng này về hành vi phạm tội xảy ra tại Nhật Bản theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người và chịu những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Vậy, Tội giết người đi tù bao nhiêu năm?

1. Giết người đi tù bao nhiêu năm? Trường hợp nào bị tử hình?

Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định cụ thể về mức phạt Tội Giết người như sau:

Hình phạt chính

Khung 01:

Phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu giết người thuộc một trong các trường hợp:

- Giết 02 người trở lên;

- Giết người dưới 16 tuổi;

- Giết phụ nữ mà biết là có thai;

- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

- Thuê giết người hoặc giết người thuê;

- Có tính chất côn đồ;

- Có tổ chức;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Vì động cơ đê hèn.

Khung 02:

Phạt tù từ 07 - 15 năm trong trường hợp giết người thông thường không có tình tiết định khung tăng nặng nêu trên.

Hình phạt bổ sung

- Bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm - 05 năm;

- Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm - 05 năm.

Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội sẽ bị phạt tù từ 01 năm - 05 năm.

Như vậy, trường hợp người phạm tội giết người thực hiện một trong các hành vi tại khung hình phạt thứ nhất nêu trên thì có thể phải chịu mức án cao nhất là tử hình.

Xem thêm: Một số tội cố hành vi giết người nhưng không bị tử hình 
 

Giết người ở Nhật Bản đi tù bao nhiêu năm
Tội giết người đi tù bao nhiêu năm? Trường hợp nào bị tử hình? (Ảnh minh họa)

 

2. Trách nhiệm bồi thường khi giết người thế nào?

Tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe… của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo đó, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời dựa trên thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc), về phương thức bồi thường (một lần hoặc nhiều lần)…

Trong các vụ án giết người, tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm:

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại…;

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

Trường hợp không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở.