Giúp bạn giải quyết bệnh thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Thoái hóa đốt sống cổ tiến triển âm thầm, khó phát hiện, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động vùng cổ vai gáy. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, dễ gặp ở người làm công việc văn phòng phải ngồi nhiều. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ, vì thế trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm.

1. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Đốt sống cổ gồm 7 đốt được kí tự lần lượt C1 - C7. Thoái hóa các đốt sống cổ xảy ra khi sụn khớp bị thoái hóa và tổ chức xương tân tạo cạnh khớp cổ hình thành. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này chủ yếu do:

Giúp bạn giải quyết bệnh thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Thường xuyên ngồi sai tư thế là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

- Tuổi tác: sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho đĩa đệm đốt sống cổ mất đi sự đàn hồi và yếu dần theo thời gian.

- Lối sống, tư thế ngồi: vận động ít, tư thế ngồi không đúng trong một thời gian dài,... tạo áp lực không đều lên cột sống cổ và khiến cho đốt sống cổ bị tổn thương và suy giảm chức năng.

- Chấn thương: gặp phải chấn thương do tai nạn, hoạt động thể thao cường độ cao có thể gây tổn thương trực tiếp hoặc gây thoái hóa đốt sống cổ.

- Nguyên nhân khác: yếu tố di truyền, viêm nhiễm, thoái hóa đốt sống ở các vùng khác của cột sống hoặc bệnh lý nền cũng có thể ảnh hưởng đến đốt sống cổ.

2. Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ

2.1. Mục đích điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiện nay đều nhằm mục đích điều trị tích cực giúp giảm thiểu tối đa triệu chứng và ngăn ngừa khả năng tiến triển của bệnh.

Hiện không có một phương pháp đơn lẻ nào có thể đem lại hiệu quả điều trị tối ưu. Vì thế, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp để giảm tác dụng phụ của thuốc và tăng hiệu quả chữa trị.

2.2. Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến

2.2.1. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị chỉ áp dụng khi thoái hóa đốt sống cổ mức độ nhẹ. Các thuốc có thể được chỉ định gồm:

Giúp bạn giải quyết bệnh thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Các trường hợp nhẹ thường được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị thóa hóa đốt sống cổ

- Thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: thường được dùng trong thời gian ngắn với liều lượng thấp. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng với bệnh nhân bị suy thận mạn, mắc bệnh tim mạch, tiền sử với bệnh đường tiêu hóa, người cao tuổi.

- Thuốc corticosteroid: chủ yếu dùng đường uống, có tác dụng giảm đau tạm thời. Trường hợp đau nặng có thể được cân nhắc dùng đường tiêm.

- Thuốc giãn cơ: có tác dụng co cơ để giảm đau vùng cổ.

- Thuốc bổ thần kinh/tăng dẫn truyền thần kinh: giúp phục hồi tổn thương các dây thần kinh bị chèn ép.

Việc sử dụng các loại thuốc trên để điều trị thoái hóa đốt sống cổ chỉ mang lại tác dụng tạm thời, không thể điều trị tận gốc. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

2.2.2. Điều trị ngoại khoa

Khi việc dùng thuốc không đạt được mục tiêu như mong muốn, người bệnh cần phẫu thuật loại bỏ gai xương đốt sống cổ, phẫu thuật đĩa đệm cổ, cắt chéo phần thân đốt sống cổ,...

Quá trình phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ có thể tiềm ẩn một số rủi ro như: đột quỵ, tổn thương não, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh,... Để hạn chế nguy cơ này, người bệnh cần được phẫu thuật ở cơ sở y tế chuyên khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế tiên tiến.

2.2.3. Vật lý trị liệu

Phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn, tránh được nguy cơ gặp tác dụng phụ như việc dùng thuốc. Các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và bác sĩ chuyên khoa sẽ tác động sâu vào từng mô mềm bị chèn ép, tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng cho cơ, nâng cao sự dẻo dai và linh hoạt cho đốt sống cổ.

Các bài tập vật lý trị liệu thường được áp dụng gồm: kéo giãn và uốn cong theo tầm vận động của cột sống cổ, tay, vai; điều chỉnh tư thế cột sống cổ. Người bệnh cũng có thể được trị liệu cùng các thiết bị máy móc như: sóng cao tần, laser, siêu âm điện xung, từ trường, hồng ngoại,...

Sự kiên trì thực hiện bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh cảm nhận được sự cải thiện các triệu chứng, cấu trúc cột sống bị sai lệch được đưa dần về đúng vị trí, chức năng vận động vùng cổ vai gáy được phục hồi.

Ngoài những phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ thông dụng trên đây thì một số trường hợp cũng có thể trị bệnh bằng cách: châm cứu, chườm nóng hoặc lạnh, cấy chỉ, xoa bóp,...

Giúp bạn giải quyết bệnh thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện rõ rệt triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

3. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Thực hiện một số biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn tái phát thoái hóa đốt sống cổ: - Duy trì cân nặng ổn định để giảm áp lực lên cột sống.

- Thực hiện thường xuyên các hoạt động vận động như bơi lội, yoga hoặc đi bộ để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của hệ thống xương khớp.

- Sử dụng gối hỗ trợ cổ để giữ đúng tư thế cột sống trong khi ngủ.

- Duy trì tư thế ngồi đúng khi làm việc để giảm áp lực cho cột sống.

- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra cột sống và được hướng dẫn phương pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ mắc bệnh.

Việc điều trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ tương đối khó khăn. Tuy nhiên, bằng việc tuân thủ chỉ định điều trị, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ, nguy cơ tiến triển của bệnh có thể được ngăn ngừa. Vì thế, nếu nghi ngờ triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh nên tìm sự tư vấn y tế ngay để bắt đầu phác đồ điều trị sớm nhất có thể.

Chuyên khoa Cơ xương khớp - Hệ thống Y tế MEDLATEC với sự trang bị đầy đủ máy móc hiện đại bậc nhất nhập khẩu từ Thụy Sĩ, Mỹ, Anh, Nhật Bản,... là địa chỉ thăm khám uy tín đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra, chẩn đoán bệnh có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa qua hotline 1900 56 56 56.