Hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA GIÁO DỤCBÀI TIỂU LUẬNQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤCĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆTNAMSinh viên thực hiên: Trần Văn TiếnMSSV: 1556120114GVHD: Ths. Lê Văn TrỗiTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 20191.Hạn chế, yếu kém của Giáo dục Việt NamGiáo dục đại học có hai nhiệm vụ là đào tạo nhân lực trình độ cao và nghiên cứukhoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện cả hai nhiệm vụnày ở các trường đại học hiện nay còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loạigiỏi của các trường tương đối cao nhưng khả năng hòa nhập của nhân lực được đào tạovào thị trường lao động còn hạn chế. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trongsố khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hàng năm chỉ 50% kiếmđược việc làm và trong số này cũng chỉ có 30% làm đúng ngành nghề được đào tạo.“Hệ thống giáo dục được mở rộng nhưng không đáp ứng được yêu cầu về mặt chấtlượng, không gắn với thị trường, dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng lao động có kỹ năng”.Điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới vị thế của hệ thống giáo dục Việt Nam và khả năngcạnh tranh trong thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực và trên thếgiới, hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước, gây khó khăn cho quátrình phát triển kinh tế quốc gia mà tiêu biểu là có 2 hạn chế sau:Thứ nhất, chương trình đào tạo chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập và hạn chế.Điều này dẫn đến chỗ bằng cấp của nước ta cũng chưa được thế giới công nhận về chấtlượng, sinh viên khó tham gia các chương trình trao đổi giao lưu với các trường đạihọc trên thế giới hoặc chuyển ngang sang học tiếp tại các trường đại học quốc tế hoặcxét học tiếp ở cấp độ cao hơn [thạc sĩ, tiến sĩ] đối với các sinh viên đã tốt nghiệp trongnước.Thứ hai, Phương thức giảng dạy và cách thức học tập phần đa còn nhiều bất cập, hạnchế.Bệnh thành tích có nguy cơ quay trở lại. Hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năngcủa học sinh còn bất cập; điều đó khiến học sinh học lệnh, học tủ, quay cóp, dạy vàhọc thêm; làm mất nhiều thời gian của xã hội.Câu 2: Phân tích xem từng điểm yếu nêu trên liên quan đến [các] tiêu chí/tiêu chuẩn nàotrong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.Hạn chế/ yếu kémThứ nhất, chương trình và giáo trìnhgiảng dạy chưa thực sự hiệu quả, cònnhiều bất cập và hạn chếTiêu chí/ tiêu chuẩn có liên quanTheo tiêu chuẩn của Bộ GDĐTĐiều 17. Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chươngtrình dạy học1. Tiêu chí 14.1: Xây dựng hệ thống để thiết kế, pháttriển, giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và banhành các chương trình dạy học cho tất cả các chươngtrình đào tạo và các môn học/học phần có sự đóng gópvà phản hồi của các bên liên quan.2. Tiêu chí 14.2: Có hệ thống xây dựng, rà soát,điều chỉnh chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo vàcác môn học/học phần để phù hợp với nhu cầu của cácbên liên quan.3. Tiêu chí 14.3: Các đề cương môn học/học phần, kếhoạch giảng dạy của chương trình đào tạo và các mônhọc/học phần được văn bản hóa, phổ biến và thực hiệndựa trên chuẩn đầu ra.4. Tiêu chí 14.4: Việc rà soát quy trình thiết kế, đánhgiá và rà soát chương trình dạy học được thực hiện.5. Tiêu chí 14.5: Quy trình thiết kế, đánh giá vàchương trình dạy học được cải tiến để đảm bảo sự phùhợp và cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổicủa các bên liên quan.Thứ hai, Phương thức giảng dạy và cách Theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ GDĐT:thức học tập phần đa còn nhiều bất cập,hạn chế.Điều 18. Tiêu chuẩn 15: Giảng dạy và học tập1. Tiêu chí 15.1: Thiết lập được hệ thống lựa chọn cáchoạt động dạy và học phù hợp với triết lý giáo dục vàđể đạt được chuẩn đầu ra.2. Tiêu chí 15.2: Triển khai được hệ thống thu hút,tuyển chọn đội ngũ giảng viên, phân công nhiệm vụdựa trên trình độ chuyên môn, năng lực, thành tíchchuyên môn và kinh nghiệm.Theo tiêu chuẩn đánh giá AUN – QA,1. CTĐT, phương pháp dạy và học, hoạt động kiểmtra, đánh giá SV cần tương thích với nhau để đảmbảo việc đạt được kết quả học tập mong đợi.2. CTĐT được thiết kế đảm bảo việc đạt được kết quảhọc tập mong đợi, trong đó, mức độ đóng góp củatừng môn học vào việc đạt kết quả học tập mongđợi được xác định rõ ràng.3. Các môn học được xây dựng với cấu trúc, trình tựhợp lý và có sự gắn kết với nhau.4. Cấu trúc của CTĐT thể hiện rõ mối quan hệ và tiếntrình giảng dạy của các môn cơ bản, cơ sở vàchuyên ngành.CTĐT có cấu trúc linh hoạt, cho phép SV vừa có thểđi sâu vào một chuyên ngành, vừa có thể cập nhậtnhững thay đổi và tiến bộTheo tiêu chuẩn 4, phương thức day và học AUNQA1. Triết lý giáo dục của nhà trường thường quyết địnhphương thức dạy và học. Triết lý giáo dục có thểđược định nghĩa là một hệ thống các tư tưởng tácđộng đến nội dung và phương thức giảng dạy. Triếtlý giáo dục xác định mục đích giáo dục, vai trò củaGV, SV, nội dung và phương pháp giảng dạy.2. Học tập có chất lượng được hiểu là SV chủ độngtạo ra sự hiểu biết chứ không thụ động tiếp thunhững gì được truyền đạt từ GV. Đây là quan điểmhọc tập có chiều sâu – SV tự tạo ra sự hiểu biết đểđạt đến sự thông tuệ trong học tập.Câu 3: Chuẩn bị đánh giá và đề xuất giải pháp cho 1 trường học/chương trình giả định :3.1 Hạn chế 1:Thứ nhất, chương trình đào tạo chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập và hạn chếMinh chứngBản mô tả CTĐT và các bảnmô tả môn học.Tờ rơi, tài liệu quảng báchương trình, bản tin.Sơ đồ tiến trình của CTĐT.Ma trận kỹ năng.Góp ý, phản hồi của các bênliên quan.Trang thông tin điện tử củatrường và của khoa.Các biên bản họp và tài liệu lưuCâu hỏi Phỏng vấnMối liên hệ giữa các môn cơbản, cơ sở và môn chuyênngành trong nhóm học phầnbắt buộc và nhóm học phần tựchọn có được xây dựng hợp lýkhông?Thời gian đào tạo của chươngtrình?Thời gian triển khai và trình tựcủa từng học phần? Có hợp lýkhông?Nhà trường đã thực hiệnnhững đối sánh nào khi thiếtkế CTĐT và các môn học?Kết quả học tập mong đợitrữ về hoạt động rà soát chương được chuyển tải vào CTĐTtrình, các báo cáo về kiểm định cũng như vào các môn họcnhư thế nào?và đối sánhVì sao CTĐT lại có cấu trúcnhư hiện nay?Kiến nghị giải phápCTĐT được thiết kế dựa trênnguyên tắc đảm bảo “ tươngthích có định hướng” với kếtquả học tập mong đợiCTĐT được xây dựng với cấutrúc trình tự hợp lý. Có sự gắnkết giữa các môn học mangtính cập nhật.Mức độ đóng góp của mỗimôn học vào viêc kết quả họctâp mong đợi được xác định rõràngTrong những năm gần đây,trường có điều chỉnh CTĐTkhông?Giáo Trình:chưa phongTỷ lệ tham dự giờ học môn Đại Nên nhập khẩu chương trình,phú không trang bị chocương của trường là bao nhiêugiáo trình và biên soạn lại giáosinh viên những kiến thứcphần trăm?trình của nước Ngoài. Cần trangcơ bản và toàn diện khoahọc tự nhiên, nhân văn,văn chương và nghệ thuật;Bạn có thấy hứng thú khi đếnlớp các môn Đại cương không?bị cho giảng viên về kiến thứcchuyên môn và phương phápgiảng dạy để đem lại sự hứngkhông có một lớp nào vềPV lãnh đạo:phương pháp nghiên cứuBản mô tả CTĐT và bản mô tả chán. Bồ dưỡng giáo viên quamôn học cung cấp nhữngtập huấnthông tin gì?Hoặc các khóa ngắn hạn.Bản mô tả môn học có đượcchuẩn hóa trong toàn bộchương trình không?và viết luận vănthú cho sinh viên, tránh nhàm3.2 Hạn chế 2Thứ hai, Phương thức giảng dạy và cách thức học tập phần đa còn nhiều bất cập, hạn chế.Minh chứngTriết lý giáo dục.Các minh chứng chophương pháp học tậptích cực như: các đồ án,hoạt động đào tạo thựctế, bài tập, thực tập,…cơsở vật chất,Đội ngũ giảng viên vànhân viênCâu hỏi phỏng vấnKiến nghị giải phápTất cả đội ngũ GV có theoĐể phù hợp với mục tiêuđuổi cùng một triết lý giáo dục chung của giáo dục đại học làchung đã công bố không?giáo dục toàn diện cho SV,học tập có chất lượng trang bịSự đa dạng trong môi trườngcho SV những kỹ năng sau:học tập có được phát huykhông, kể cả chương trình trao Khả năng tự khám phá kiếnthức. SV có kỹ năng nghiênđổi SV và GV?cứu, phân tích và tổng hợp tàiViệc giảng dạy do khoa/bộliệu; hiểu được các chiến lượcmôn khác đảm trách có đáphọc tập khác nhau và lựa chọnứng yêu cầu không?Phản hồi của SV.Cổng thông tin học tậptrực tuyến.Bản mô tả CTĐT/mônhọc.Báo cáo thực tập.Các hoạt động phục vụcộng đồng.Phương pháp dạy và học hiệnhành có tương thích với kếtquả học tập mong đợi không?Công nghệ được sử dụngtrong hoạt động dạy và họcnhư thế nào?chiến lược thích hợp nhất chomình.Khả năng ghi nhớ kiến thứclâu dài. Phương pháp họcnhấn mạnh vào khả năng hiểuchứ không phải học thuộc,giúp SV nhớ lâu hơn.Khả năng nhận thức các mốiquan hệ giữa kiến thức cũ vàmới. Học tập có chất lượng làcó khả năng liên kết thông tintừ các nguồn khác nhau.Khả năng tạo ra kiến thứcmới. SV học tập có chất lượngbiết khám phá tri thức củangười khác và gắn kết nó vớikinh nghiệm và kiến thức đãhọc của bản thân để đưa đếnnhững phát kiến mới mẻ.Khả năng áp dụng kiến thứcđể giải quyết vấn đề.Khả năng truyền đạt kiến thứccho người khác. SV học tập cóchất lượng hình thành được tưduy và hành động độc lập mộtcách mạch lạc và rõ ràng.Tính hiếu học. SV học tập cóchất lượng là SV có tinh thầnhọc tập suốt đời.Tài liệu tham khảo1.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020.2.đoạnBộ Giáo dục và Đào tạo [2005], Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai2006 - 2020.3.Bộ Giáo dục và Đào tạo [2010], Đề án Xây dựng và Phát triển hệ thống kiểmđịnh chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn2011 - 2020 kèm theo Quyết định số 4138/ QĐ - BGD&ĐT ngày 20 tháng 9 năm 2010.4.http/www.academia.edu5.Nguyễn Văn Sơn [2002], Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.6.Bộ tiêu chuẩn kiểm định AUN -QA7.Thông tư kiểm định chất lượng giáo dục đại họcthuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-12-2017-TT-BGDDT

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Trong bài tham luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, những kết quả mà ngành giáo dục đào tạo đạt được như sau:

Những kết quả nổi bật

Hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cơ bản được hoàn thiện

Bộ GD-ĐT đã rà soát, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành và ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách khắc phục những hạn chế, bất cập tồn tại từ nhiều năm trước. Lần đầu tiên trong 2 năm liên tiếp, Bộ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục [sửa đổi, ban hành mới] năm 2019, giải quyết những “nút thắt” và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Đến nay, về cơ bản các chủ trương của Nghị quyết 29 đã được thể chế hóa và được cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở

Chỉ tiêu về đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trên toàn quốc cho trẻ 5 tuổi đã hoàn thành ngay từ đầu năm 2017 với tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,98%.

Bên cạnh đó, cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó có 18/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ; cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó có 19/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ 2, mức độ 3...

Theo Bộ trưởng Nhạ, chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa nhằm khuyến khích sự sáng tạo trong dạy và học của giáo viên đã có những thành công bước đầu.

Ban hành và tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới

Cuối năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1, với tổng số 46 quyển của 9 môn học và hoạt động giáo dục cho phép sử dụng trong năm học 2020-2021. Việc lựa chọn sách giáo khoa được các địa phương thực hiện cơ bản nghiêm túc, công khai, minh bạch. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục nước ta thực hiện chủ trương này và đã có kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

Đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng đối với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được triển khai theo hướng đánh giá năng lực, kết hợp kết quả quá trình với kết quả cuối năm học.

Các bậc học sau phổ thông đã chuyển việc tổ chức đào tạo theo niên chế sang tích lũy mô đun hoặc tín chỉ. Việc kiểm tra, đánh giá trình độ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được thực hiện chặt chẽ hơn; chất lượng các luận văn, luận án từng bước theo tiêu chuẩn quốc tế.

Công tác đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng được triển khai theo hướng đánh giá năng lực, kết hợp kết quả quá trình với kết quả cuối năm học, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội.

Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao

Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển.

Nhiều chỉ số về Giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như: tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành Chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN; kết quả Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á [SEA PLM] năm 2019 cho thấy chất lượng giáo dục tiểu học của Việt Nam đứng vào tốp đầu của các nước ASEAN. Trong các đợt đánh giá PISA, Việt Nam có kết quả vượt trội so với trung bình của các nước trong khối OECD trong khi mức đầu tư cho giáo dục thấp hơn hẳn.

Kết quả thi Olympic của học sinh Việt Nam những năm vừa qua có bước tiến bộ vượt bậc với 49 huy chương Vàng trong giai đoạn 2016-2020 so với 27 huy chương Vàng trong giai đoạn 2011-2015; nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất ở các nội dung thi.

 

Tự chủ đại học được đẩy mạnh, chất lượng đào tạo đại học có nhiều chuyển biến tích cực

Nếu như trước đây chỉ có hai đại học quốc gia được giao quyền tự chủ cao, thì từ năm 2014 đã có 23 cơ sở giáo dục đại học được thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện theo Nghị quyết 77 của Chính phủ.

Năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; có 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu Châu Á.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên có nhiều chuyển biến tích cực

Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống tiếp tục được chú trọng, thực hiện thông qua tất cả các môn học, hoạt động giáo dục.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Toàn ngành Giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, dạy và học.

Lần đầu tiên, toàn ngành Giáo dục đã xây dựng cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong các trong các hoạt động dạy và học; dạy học qua internet, trên truyền hình được thực hiện mạnh mẽ, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19.

Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. 

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thí sinh phấn chấn kết thúc ngày thi đầu tiên

5 hạn chế, bất cập

Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, sau 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, ngành giáo dục vẫn còn một số hạn chế, bất cập.

Đó là công tác quản lý nhà nước, quản trị nhà trường còn bất cập, trách nhiệm còn chồng chéo; việc kiện toàn Hội đồng trường các cơ sở giáo dục đại học còn chậm, hoạt động chưa thực chất, chưa phát huy tốt vai trò của Hội đồng trường.

Thứ hai là tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cá biệt có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc xã hội.

Thứ ba là quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp; thiếu đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn; quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm còn chậm.

Thứ tư là hệ thống quản lý, quản trị, kết nối, khai thác dữ liệu ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành, dạy học còn chưa đồng bộ; một số nơi hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị kết nối còn thiếu, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Và bất cập thứ năm là công tác truyền thông về giáo dục còn hạn chế, chưa tạo được đồng thuận cao trong xã hội khi bắt đầu triển khai nhiều chủ trương, chính sách mới của ngành. Truyền thông nội bộ ngành chưa hiệu quả, còn những ý kiến trái chiều ngay trong đội ngũ giáo viên khi triển khai chính sách mới.

Ông Nhạ cũng trình bày một loạt giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Các giải pháp này thuộc 5 nhóm, trong đó được coi là đột phá là nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý nhà nước và quản trị nhà trường.

Ngoài ra là các nhóm giải pháp về Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp; Đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục và Tăng cường công tác truyền thông.

Ngân Anh

Bài tham luận của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, sáng 27/1.

Bà Dominique Altner, Chuyên gia Chương trình Cao cấp tại Viện chiến lược giáo dục UNESCO, đã có những chia sẻ về sự phát triển của giáo dục Việt Nam trong 5 năm vừa qua.

Video liên quan

Chủ Đề