Hạnh phúc từ những điều giản dị tiếng Anh

Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc đến từ những điều giản dị do bản thân mỗi người tạo ra và cảm nhận. Nếu ánh sáng không đến từ đôi mắt, thì nó sẽ được thắp lên bằng ý chí, nghị lực, niềm tin, tình yêu thương vào những điều tốt đẹp. Phương châm sống ấy giúp nhiều cặp vợ chồng người khiếm thị vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc. Và điều đó cũng được thấy qua đám cưới tập thể dành cho người khiếm thị lần đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 11-2019 vừa qua tại Hà Nội.

Đám cưới cổ tích

Những tháng cuối năm, khi tiết trời khô ráo, dễ chịu cũng là thời điểm bước vào mùa cưới - mùa của những tin vui, niềm hạnh phúc lan tỏa, đong đầy. Năm nào cũng vậy, song đối với 21 cặp vợ chồng người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội, mùa cưới năm 2019 là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời họ.

Có những người đã ở tuổi xế chiều lần đầu mặc trang phục cưới, hạnh phúc dắt tay người bạn đời bước vào lễ đường; có những người trẻ được thỏa niềm mong ước làm cô dâu, chú rể trong "đám cưới cổ tích" - đám cưới tập thể dành cho người khiếm thị lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm tiệc cưới Sapphire, đường Ngọc Khánh [quận Ba Đình] vào cuối tháng 11 vừa qua.

Các cặp vợ chồng khiếm thị trong đám cưới tập thể̉ được tổ chức vào tháng 11-2019 tại Hà Nội. Ảnh: Hà Hiền

Trong khoảnh khắc đáng nhớ, ông Bạch Quang Hải [59 tuổi], hội viên Hội Người mù quận Hà Đông, hiện trú tại tổ dân phố 9, phường Mộ Lao [quận Hà Đông] chia sẻ về người bạn đời, với niềm xúc động.

Theo lời kể, ông Hải nên duyên với bà Đặng Thị Tú Anh [49 tuổi] vào năm 2004. Khi đó, ông Hải vừa bị khiếm thị, vừa gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già và hai con nhỏ [người vợ đầu của ông không may mất sớm]; còn bà Đặng Thị Tú Anh là người bình thường, chưa xây dựng gia đình. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình hai bên chỉ sắp mấy mâm cơm kính báo tổ tiên và mời một số người thân chứng kiến.

Nhờ sự khéo léo, tảo tần của người bạn đời “sáng mắt, sáng lòng” và tình yêu thương giữa các thành viên, đại gia đình ông Bạch Quang Hải luôn rộn ràng niềm vui. Hiện nay, cả gia đình ông gồm 4 thế hệ, có đủ con trai, con gái, con dâu, con rể và các cháu nội, ngoại với tổng số hơn 10 thành viên cùng sinh sống thuận hòa dưới một nếp nhà. Cá nhân ông Hải trở thành người điều hành Hợp tác xã Ánh Sáng, thuộc Hội Người mù quận Hà Đông, hiện có hơn 10 lao động là người khiếm thị. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần tạo ra cơ hội hòa nhập cho những người đồng cảnh.

Cũng tại đám cưới đặc biệt này, phóng viên Báo Hànộimới đã chứng kiến và lắng nghe nhiều câu chuyện về tình yêu, hạnh phúc gia đình ngỡ tưởng chỉ có trong phim ảnh, tiểu thuyết.

Đó là trường hợp ông Bùi Doãn Thụ [68 tuổi] và bà Trịnh Thị Mai [66 tuổi], trú tại tổ dân phố 34, phường Yên Phụ [quận Tây Hồ]. Hai ông bà cùng bị khiếm thị, cùng sinh hoạt trong Hội Người mù quận Tây Hồ, rồi nên duyên vợ chồng từ năm 1983, sinh được một người con gái. Gần 40 năm qua, hai ông bà đã cùng nhau bước qua bao nhiêu chông gai, vượt qua muôn vàn sóng gió bằng tình yêu và niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.

Ông Bùi Doãn Thụ tâm sự: “Mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm, cả hai chúng tôi đều thấy hài lòng. Điều duy nhất khiến tôi băn khoăn là người bạn đời chưa được mặc trang phục cưới. Đến nay, niềm mong ước bấy lâu đã trở thành hiện thực, niềm vui, hạnh phúc đã vẹn tròn”.

Câu chuyện gây xúc động không kém là hành trình vượt qua mặc cảm, tự ti, khoảng cách địa lý để về sống chung dưới một mái nhà của cặp vợ chồng Hoàng Văn Long [41 tuổi, cao 1m40, bị khiếm thị], trú tại xã Tráng Việt [huyện Mê Linh] và Nông Thị Thánh [28 tuổi, cao 1m10 do mắc bệnh lùn] đến từ tỉnh Cao Bằng. Dù cả hai gia đình ngăn cản khi thấy anh, chị “lo cho thân mình chưa xong, còn muốn ràng buộc thêm trách nhiệm”, nhưng anh Long và chị Thánh vẫn quyết tâm đến với nhau vào năm 2015.

Viết tiếp những ước mơ

Sau đám cưới cổ tích, cặp vợ chồng “tí hon” Hoàng Văn Long và Nông Thị Thánh viết tiếp ước mơ, hạnh phúc của đời mình bằng công việc hát dạo mà cả hai cùng đam mê; cùng chăm sóc gia đình và đứa con 15 tháng tuổi.

Chị Thánh tâm sự: “Đâu đó vẫn có những người thấy hình ảnh vợ chồng tôi, họ tỏ ra thương hại. Đôi lúc chúng tôi phải nghe những lời bình phẩm, nhận xét không hay. Nhưng, vượt lên tất cả, chúng tôi muốn sống cho cuộc đời mình. Hiện tại, chúng tôi hài lòng với những gì đang có. Tương lai, chúng tôi sẽ tìm một công việc nào đó ổn định, phù hợp hơn để mưu sinh”.

Còn ông Đỗ Văn Liễu [vợ là bà Nguyễn Thị Hoa], ở xã Viên Sơn, thị xã Sơn Tây bày tỏ: “Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng các thành viên trong gia đình tôi luôn được sống trong không khí ấm áp, hạnh phúc. Người giữ lửa yêu thương chính là người phụ nữ đã song hành với tôi trên bước đường đời”.

Tiếp lời chồng, bà Hoa chia sẻ: “Tôi luôn tâm niệm, trong cuộc sống, hạnh phúc do bản thân và người thân tạo ra và cảm nhận, không phải do người xa lạ mang đến. Vì vậy, thay vì tự ti, sống thụ động, khép kín, chúng tôi đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh”. 

Góp phần giúp 21 cặp vợ chồng người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành tâm nguyện lớn của đời người, tự tin hướng về tương lai, đó là Hội Người mù thành phố Hà Nội và các nhà hảo tâm. Sau thành công của đám cưới tập thể dành cho người khiếm thị lần đầu tiên được tổ chức, Hội Người mù thành phố Hà Nội dự kiến sẽ duy trì hoạt động này trong những năm tiếp theo.

“Thực tế còn rất nhiều gia đình người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn chưa có điều kiện tổ chức lễ cưới trang trọng trong niềm hân hoan, chúc phúc của mọi người; còn nhiều người chưa vượt qua được rào cản tâm lý để xây dựng gia đình, nhất là đối với nữ giới. Qua hình thức tổ chức lễ cưới tập thể, chúng tôi muốn truyền đi thông điệp: Mọi người đều có quyền được hạnh phúc. Những ai có niềm tin, có nghị lực vươn lên, thì hạnh phúc sẽ đến…”, ông Lê Trung Quyết, Chủ tịch Hội Người mù thành phố Hà Nội bày tỏ.

Ai trong chúng ta cũng mong có được cuộc sống hạnh phúc. Với một số người, hạnh phúc là một cái gì đó thật là vĩ đại, là tiền bạc, vật chất xa hoa,… họ cứ cố gắng tìm nó để rồi sa vào những bon chen, tranh giành. Hạnh phúc tưởng chừng như rất xa vời nhưng nó ở ngay trước mắt, ngay bên cạnh. Chúng ta hay bỏ qua những điều nhỏ nhặt thường ngày bởi vì đôi khi chúng mờ nhạt và diễn ra thường xuyên đến mức tự bản thân cho rằng đó là lẽ dĩ nhiên nên chẳng buồn lưu tâm.

Hạnh phúc thực ra đơn giản lắm và xuất phát từ những điều giản dị thường ngày: Biết chăm sóc bản thân, ăn uống điều độ và tập thể dục,… Đó là những lúc quây quần cùng ông bà, cha mẹ bên bữa cơm gia đình. Hạnh phúc là khi ta được sinh ra với hình hài lành lặn, được sống trong gia đình êm ấm, có cha, có mẹ, có anh chị em sum vầy,… trong khi quanh ta còn nhiều trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, mong ước một tổ ấm bình dị. Bởi vậy, mỗi người cần trân trọng, yêu thương những gì mình đang có. Hạnh phúc là khi có một người bạn hiểu mình và mình cũng hiểu họ để chia sẻ, có thể nói ra với nhau tất cả mà không hề tính toán. Hạnh phúc là khi có thể sống thật với con người của mình, có thể khóc khi buồn và cười khi vui dù chỉ là một niềm vui nho nhỏ. Hạnh phúc là cảm thấy vui khi những người xung quanh mình hạnh phúc và điều đó sẽ lại càng tuyệt vời hơn khi chính mình là người mang đến điều đó cho họ.

Và đến một lúc nào đó, khi con người trải qua mọi thăng trầm, chông gai và đau thương thì hạnh phúc chính là trân trọng những người bên cạnh ta, biết hài lòng và thỏa mãn những gì đang có. Mỗi sáng mai thức dậy, hãy mở rộng trái tim và cảm nhận những khoảnh khắc diệu kỳ của cuộc sống!./.

Đặng Hà

LTS: Tuần này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng gửi đến bạn đọc bài viết số 102 trong loạt bài Đọc giùm bạn trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Trong bài viết này, Giáo sư tiết lộ một số nội dung chính trong cuốn sách "Hạnh phúc từ những điều bình dị" của tác giả Hiroshi Kamata.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Hiroshi Kamata là nhà văn Nhật có nhiều sách đã phát hành ở Việt Nam. Đó là các cuốn: "Disneyland - xứ sở của hạnh phúc", "Ươm mầm hạnh phúc", "Người quét dọn tâm hồn", "Hạnh phúc từ những điều giản dị".

Cuốn "Hạnh phúc từ những điều giản dị" được Nhà xuất bản Lao động và Công ty 1980 Books phát hành với bản dịch của Đặng Thùy Dung.

Cuốn "Hạnh phúc từ những điều giản dị". [Ảnh: Netabooks.vn]

- Disneyland là nơi khai sinh nhiều lời Cảm ơn nhất Nhật Bản. Và thực chất Vị thần Cảm ơn thật sự muốn truyền tải điều gì? Chắc chắn đó chính là thông điệp quan trọng mà cuốn sách này muốn truyền tải.

- Nếu như ai cũng có thể trở thành gia đình của nhau thì mọi khó khăn sẽ không còn.

- Không phải việc giấc mơ sẽ hóa thành hiện thực mới có ý nghĩa, mà nó ý nghĩa ở việc mình có một giấc mơ.

- Việc tụ tập quanh bàn ăn cùng với gia đình, việc nắm chặt đôi bàn tay của mẹ yêu quý, chính những điều đơn giản ấy cũng là một hạnh phúc kỳ diệu.

- Con đường mà tôi đã đi, dẫu hoàn cảnh có khác nhau, nhưng có thể trò chuyện không ngại ngùng với người đối diện, cũng khiến tôi cảm thấy thật sự vui sướng.

- Hạnh phúc có lẽ không phải là những điều được ban tặng, mà là những điều có thể tìm thấy.

- Trên thế gian này không có con người nào lại không cần thiết. Chỉ riêng việc được làm người đã là một điều có giá trị. Được có mặt trên đời đã là một niềm hạnh phúc.

- Khi hôn nhân trở thành hiện thực chúng ta thật sự là một gia đình, dẫu không cùng huyết thống, nhưng mỗi ngày trôi qua có một mối liên kết hạnh phúc mà ta cảm nhận là kỳ tích.

- Yêu bản thân và muốn làm cho người khác hạnh phúc. Và phần thưởng quý giá nhận được là khuôn mặt tươi cười của mọi người mà không gì có thể thay thế được.

- Con người phải có gương mặt rạng rỡ từ nội tâm. Chính vì vậy, nhân viên chúng tôi công nhận nhau vô tư, khen ngợi nhau, tha thứ cho nhau, yêu thương nhau và thật lòng yêu mến du khách.

- Dáng vẻ cần có tức là dáng vẻ không màu mè, không dối trá, hiểu được nỗi đau của con người, dáng vẻ vốn dĩ tràn ngập yêu thương của con người.

- Hạnh phúc thật sự mà nó mang lại không phải một hình hài nhất định, cũng không phải là điều có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mà có lẽ là một điều gì đó bao trùm bởi cảm giác hạnh phúc.

- Để giấc mơ hóa thành hiện thực, là vượt qua được cột mốc, có thể lắng nghe những lời nói của chính mình.

- Tôi đã được dạy khi làm việc ở Disneyland rằng những lời nói cảm ơn từ du khách là phần thưởng quý báu, mà tiền bạc và vật chất không thể nào thay thế được. Lời cảm ơn làm cho người trước mặt mình, mà đầu tiên là khách hàng được hạnh phúc.


Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Đừng để sợ hãi lấy đi đam mê của bạn

- Việc công nhận giữa người và người với nhau, khích lệ lẫn nhau, tha thứ cho nhau là dáng vẻ mà vốn dĩ con người đã có từ khi sinh ra.

- Tại Disneyland tất cả nhân viên đều được học bốn quy định bắt buộc. Đây là tiêu chí hành động An toàn [Safety]. Ngoài ra, còn có Tác phong lịch thiệp [Courtesy], Biểu hiện [Show] và Hiệu quả [Efficiency].

- Khi tôi làm vỡ ly rượu mà cha tôi rất quý, nhưng ông không hề khiển trách mà chỉ nói rằng: Ly thì một lúc nào đó sẽ bị vỡ, nhưng quan trọng là cái cảm giác suốt đời sẽ không bị phá vỡ. Lúc ấy, tôi đang còn nhỏ nên đã không hiểu được ý nghĩa của những điều cha nói.

- Mẹ viết thư căn dặn tôi trước khi mất: Điều quan trọng thật sự là cho dù bất cứ lúc nào cũng cần phải tin tưởng nhau. Dẫu có những lúc sẽ không muốn tiếp tục cùng nhau nữa, nhưng nếu có niềm tin với nhau, thì cảm giác chia ly sẽ không hiện hữu.

- Tại Disney tiêu chuẩn được gọi tắt là 4C: Curiosity - Hiếu kỳ; Confidence - Tin tưởng; Courage - Dũng cảm và Constancy - Tính nhất quán.

Từng nhân viên của Disneyland cần có dáng vẻ đó. Những điều có thể dạy ở Disneyland tôi muốn dạy cho cả những người ở ngoài Disneyland.

- Chẳng lẽ Walt Disney xây dựng Disneyland chỉ để kiếm tiền thôi sao? Nơi đây đã bắt đầu tạo ra không gian giúp mọi người quen với dáng vẻ cần có của con người. Đó là mối quan hệ luôn thừa nhận nhau, tha thứ cho nhau, khích lệ lẫn nhau.

- Chỉ với từ Cám ơn thôi, Disney Resort đã thực hiện dịch vụ chu đáo đến mức tôi cảm nhận rằng đó là vùng đất trong mơ. Để giữ ý thức nhân rộng niềm hiếu khách thì chắc chắn phải vượt qua khuôn khổ người làm công để kết nối sợi dây giữa con người với con người.

- Đừng quan tâm đến đắt hay rẻ, chỉ cần suy nghĩ đến chất lượng tốt hay không là được. Nếu chất lượng đủ tốt, người ta chắc chắn sẽ trả để bù đắp lại điều đó.

- Không phải là suy nghĩ hiệu suất và lãi lỗ ngay trước mắt, mà là hướng đến sự mến khách, làm hài lòng khách hàng và khách hàng sẽ tự nhiên mà quay lại. Nếu gieo hạt giống lòng mến khách ắt sẽ có lúc nẩy mầm.

- Chúng ta đã được giáo dục rằng Tình yêu và Lòng mến khách luôn song hành trong một đất nước bình đẳng. Chỉ có những lần rơi nước mắt, ta mới trưởng thành lên.

- Chỉ cần có can đảm không ngừng tìm kiếm giấc mơ, tất cả mọi giấc mơ đều có thể thành hiện thực.

- Suy nghĩ giới hạn khả năng của bản thân và cho rằng mình vô dụng vốn hiện hữu ở nhiều người đang dần bị loại bỏ.

Dẫu ở nơi nào, đầu tiên phải có một chút dũng khí thật sự, vượt lên chính mình, dù có nhỏ bé đối với ai đó xung quanh cũng được, chỉ cần biết đưa tay ra giúp đỡ mọi người.

Người có thể đưa tay giúp đỡ, dẫu tiếng nói nhỏ nhoi, cũng nhận về lời cảm ơn chân thành.

- Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp.

- Cần lắm một niềm tin, sự ấm áp giữa người với người, đó là điều quý giá không gì có thể thay thế được.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Video liên quan

Chủ Đề