Hiện cả nước có bao nhiêu khu kinh tế ven biển được thành lập

QPTD -Thứ Năm, 16/05/2019, 10:16 [GMT+7]

Vài nét về khu kinh tế ven biển Việt Nam

Khu kinh tế ven biển là loại hình khu kinh tế mở tổng hợp ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận, được thành lập, phát triển theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng các khu kinh tế ven biển, xem đây là mô hình phát triển mới, nhằm hình thành các khu kinh tế động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng, nhất là các vùng nghèo ven biển; tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, tìm kiếm, áp dụng những thể chế, chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TTXVN

Qua 10 năm thực hiện Nghị định 29/2008/NĐ-CP, ngày 14-3-2008 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, nhất là Quyết định 1353/QĐ-TTg, ngày 23-9-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, đến nay, cả nước đã có 18 khu kinh tế ven biển, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, như: công tác quy hoạch thiếu tính tổng thể; đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, triển khai thực hiện chậm, còn nhiều dự án treo, thiếu tính khả thi; việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; hiệu quả của các khu kinh tế ven biển chưa đồng đều, thậm chí có khu vực còn thấp, mang tính cục bộ, thiếu sự liên kết vùng, v.v.

Để phát triển, nâng cao hiệu quả các khu kinh tế ven biển, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị liên quan đến vấn đề này. Đáng chú ý là: Nghị định 82/2018/NĐ-CP, ngày 22-5-2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Nghị quyết 36/NQ-TW, ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XII] về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, định hướng tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình khu kinh tế ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh; đảm bảo các khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. .Mục tiêu đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển đóng góp 15% - 20% tổng GDP của cả nước, tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 - 1,5 triệu người, đảm bảo đến năm 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65% - 70% GDP cả nước.

Để làm được điều đó, chúng ta cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, nhất là các địa phương ven biển và sự vào cuộc của các bộ, ngành, cả hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội trong phát triển khu kinh tế ven biển. Chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch; tăng cường đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh thu hút, đa dạng các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh tạo cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nhanh, bền vững một số khu kinh tế ven biển trọng tâm, làm đầu tàu thúc đẩy các khu vực khác phát triển. Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế ven biển, thường xuyên gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển, ven biển, v.v. Giải quyết tốt những nội dung trên sẽ góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra.

Nguyễn Đức Phú thực hiện

01/10/2020 Từ viết tắt Đọc bài viết

Phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển

Phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển là một trong những chủ trương quan trọng trong Nghị quyết số 36-NQ/TW.

Page Content

Về khu kinh tế [KKT], khu công nghiệp ven biển [KCN]

Trong năm 2019 và đầu năm 2020, các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển tiếp tục thu hút mạnh lượng vốn đầu tư, đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài trong xu thế dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc và đa dạng hóa thị trường đầu tư.

Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 330 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt gần 97 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 65,9 nghìn ha. Trong 330 KCN được thành lập, có 258 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 68,8 nghìn ha và 72 KCN đang xây dựng với tổng diện tích khoảng 28,1 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đang hoạt động đạt 74,3%. Đối với các KKT, cả nước có 17 KKT ven biển đã được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước khoảng hơn 845 nghìn ha. Ước tính trong năm 2019, các KCN, KKT trên cả nước thu hút được khoảng 934 dự án đầu tư nước ngoài [ĐTNN] với số vốn đăng ký mới đạt khoảng 14,9 tỷ USD, nâng tổng số dự án vốn ĐTNN lên khoảng 9.487 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 195 tỷ USD; và khoảng 814 dự án dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký mới đạt khoảng 355,2 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số dự án ĐTTN lên khoảng hơn 9.486 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 2.340 nghìn tỷ đồng. Ước tính đến cuối năm 2019, có khoảng 3,7 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KKT trên cả nước, trong đó số lao động nữ chiếm khoảng 60%.5 Cùng với sự phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, đã hình thành các dịch vụ xã hội, nhà ở cho chuyên gia, nhà quản lý, người lao động.

Ngày 24/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1453/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020, theo đó Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm 04 khu kinh tếven biển vào hệ thống 15 khu kinh tế ven biển đã được thành lập trước đây, nâng tổng số khu kinh tế ven biển của cả nước lên 19 khu.

Về khu đô thị ven biển

Tính đến cuối năm 2019, số đô thị của cả nước là 830, bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 19 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 80 đô thị loại IV và 655 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đến cuối năm 2019 đạt khoảng 40%. Tỷ lệ đô thị hóa của 28 tỉnh, thành phố ven biển đạt khoảng 39,49% cao hơn bình quân cả nước [37,5%]. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ đã được phê duyệt tại Quyết định số 294/QĐ-TTg ngày 24/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó chú trọng phát triển các khu đô thị ven biển.

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan cũng đang tích cực triển khai các nội dung của Đề án Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018, trong đó tập trung xây dựng, trình phê duyệt chương trình, dự án ưu tiên thí điểm phát triển đô thị thông minh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục triển khai các nội dung của Đề án Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong cải tạo, nâng cấp và phát triển đô thị; quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu đối với hệ thống đô thị ven biển, ven sông có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng, triều cường, mất đất, nhiễm mặn nguồn nước và các vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khác trong cả nước.

CTTĐT

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, quy hoạch phát triển các khu kinh tế [KKT] ven biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm 19 KKT ven biển với tổng diện tích khoảng 871,5 nghìn ha [tính cả diện tích mặt biển]. 19 KKT ven biển này diện tích đất liền khoảng 582,3 nghìn ha [chiếm khoảng 1,75% diện tích] và 289,2 nghìn ha diện tích mặt biển.

Sẽ có khu kinh tế ven biển hơn 13.300ha tại Quảng Ninh

Cụ thể, 18 KKT được thành lập với tổng diện tích 857,6 nghìn ha [kể cả diện tích mặt biển], trong đó diện tích đất liền khoảng 568,4 nghìn ha [chiếm 1,68% tổng diện tích], trong đó khoảng 99,2 nghìn ha được quy hoạch để phát triển các khu chức năng [khu phi thuế quan khoảng 8,6 nghìn ha, KCN trong KKT: khoảng 39,8 nghìn ha; khu chức năng sản xuất thương mại, du lịch, dịch vụ: khoảng 53,8 nghìn ha, tổng cộng đã có khoảng 60,4 nghìn ha đất đã được nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh. 1 KKT chưa được thành lập là KKT Ninh Cơ, tỉnh Nam Định với diện tích quy hoạch 13.950 ha.

Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong KKT ven biển đạt khoảng 44,1 nghìn ha, chiếm khoảng 45% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển.

Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa

Hiện cả nước có 8 KKT trọng điểm ven biển được nhà nước đầu tư bao gồm KKT Vân Đồn [Quảng Ninh]; KKT Đình Vũ – Cát Hải [Hải Phòng]; KKT Nghi Sơn [Thanh Hóa]; KKT Vũng Áng [Hà Tĩnh]; KKT Chu Lai [Quảng Nam]; KKT Nam Phú Yên [Phú Yên]; KKT Định An [Trà Vinh] và KKT Phú Quốc [Kiên Giang].

Hơn 10 năm qua, các KKT ven biển đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, góp phần tăng nhanh quá trình đô thị hóa ven biển. Cụ thể, năm 2017, 18 KKT ven biển trên cả nước có tổng doanh thu 14,3 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 130.000 lao động.

Nguồn: Việt Nam Logistics Review

Video liên quan

Chủ Đề