Hình thức của pháp luật là gì năm 2024

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Với các quy định của pháp luật, một cá nhân, tổ chức không được đặt ý kiến chủ quan trong việc có thực hiện không. Vì vậy, nếu ai đó có hành vi chống đối, làm trái quy định của pháp luật cũng sẽ bị cưỡng chế.

\=> Đây chính là yếu tố tạo nên sự công bằng bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với quy định của pháp luật.

Ở nước ta, quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng vẫn có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

Như vậy, theo nguyên lý chung, chỉ có Quốc hội (nghị viện) mới có quyền lập pháp (quyền làm ra luật) nhưng vẫn có ngoại lệ, đó chính là tiền lệ pháp hay án lệ, một hình thức pháp luật được tạo ra bởi tòa án.

2. Tiền lệ pháp là gì?

Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. - Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử. - Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp.

Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật và tiền lệ pháp

- Tiền lệ pháp được tuân theo chủ yếu để giúp đảm bảo công lý thống nhất và tính liên tục trong các quyết định của tòa án. Nó giúp cả thẩm phán và luật sư trong quá trình áp dụng luật một cách nhất quán. - Tiền lệ pháp giúp bổ trợ cho sự chặt chẽ của luật pháp, hạn chế những lỗ hổng, những điểm mơ hồ trong các điều luật.

- Việc sử dụng tiền lệ pháp đã được chứng minh là cung cấp khả năng dự đoán, ổn định, công bằng và hiệu quả trong luật pháp.

  • Việc dựa vào tiền lệ góp phần dễ đoán trước luật vì nó cung cấp thông tin về quyền và nghĩa vụ của một người trong những trường hợp cụ thể.
  • Việc sử dụng tiền lệ pháp cũng làm ổn định luật. Người dân có thể tổ chức các mối quan hệ xã hội ổn định và minh bạch về quyền và nghĩa vụ thông qua các tiền lệ pháp luật.
  • Việc dựa vào tiền lệ pháp cũng thúc đẩy sự kỳ vọng về công bằng của luật pháp. Ý tưởng rằng các trường hợp tương tự nhau nên được đối xử như nhau, được gắn với suy nghĩ rằng một người là bình đẳng về mặt pháp lý với bất kỳ người nào khác.
  • Việc tuân theo tiền lệ pháp cũng giúp làm cho hệ thống pháp luật và tư pháp hiệu quả hơn, vì nó ngăn cản sự cần thiết của các tòa án phải xem xét lại cùng một vấn đề pháp lý đối với mọi trường hợp tương tự.

- Đây cũng là một hình thức hạn chế tư pháp, ngăn không cho một thẩm phán ở tòa án cấp dưới ban hành các quyết định trái với những gì mà các tòa án cấp trên đã xác định là luật đã ban hành.

4. Phân biệt tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật

Tiền lệ pháp ( Án lệ ) Văn bản quy phạm pháp luật ( Luật định) Khái niệm Tiền lệ pháp là một hình thức của pháp luật, theo đó nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó Là một hình thức pháp luật thành văn được thể hiện qua các văn bản chứa được các quy phạm pháp luật do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nguồn gốc Được hình thành từ các hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng… tính khoa học không cao như văn bản quy phạm pháp luật Được hình thành do kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật, thường thể hiện trí tuệ của một tập thể và tính khoa học tương đối cao Quy trình xây dựng Nhanh NHẬN NGAY TÀI LIỆU ÔN THI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TẠI ĐÂY Lâu dài hơn Án lệ Cách ứng dụng Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh-Mỹ. Hình thức này được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới như các Khối thịnh vượng chung Anh, các tiểu bang ở Hoa Kì… Từng được sử dụng ở Việt Nam khi Việt Nam ở dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, và sau đó cũng đã nhanh chóng loại bỏ. Được sử dụng ở Việt Nam ngay sau khi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, được thừa nhận đây là nguồn chính thức.

Hình thức của pháp luật là gì năm 2024

Hy vọng các bạn sẽ tìm được khóa học phù hợp với chương trình học của mình! OTSV Team chúc các bạn học tốt!!

Các hình thức của pháp luật là gì?

Pháp luật có 03 hình thức cơ bản gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.

Hình thức thi hành pháp luật là gì?

Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật theo hướng chủ động. Chủ thể pháp luật phải chủ động thực hiện một hành động nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ: thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích…

Hình thức thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật gồm 04 hình thức là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Hình thức pháp luật là gì pháp luật đại cương?

Khái niệm về hình thức pháp luật Pháp luật là hệ thống quy tắc ứng xử của con người trong đời sống hàng ngày được hình thành thông qua nhà nước, do vậy hình thức bên trong của pháp luật chính là mối liên hệ, sự liên kết giữa các quy tắc xử sự đó.