Hoàng lê nhất thống chí có nghĩa là gì năm 2024

- Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải. - Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện…

A

Nói lên đặc điểm của người Trung Quốc.

B

Nhấn mạnh và lật tẩy những dã tâm của giặc phương Bắc.

C

So sánh người Việt Nam và người Trung Quốc.

D

Nói lên truyền thống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Hoàng Lê nhất thống chí còn có tên An- Nam nhất thống chí, gồm 17 hồi, trong đó có 7 hồi chính biên và 10 hồi tục biên. Ra đời khoảng đầu thế kỷ XIX. Tác giả là người họ Ngô, làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây, nhưng chưa biết chính xác là ai. Có người nói là Ngô Thì Chí; Có người nói Ngô Thì Chí là tác giả phần chính biên, còn phần tục biên do Ngô Thì Du và Ngô Thì Thiến viết tiếp. Cũng có người nói tác giả là Ngô Thì Nhậm, một nhà văn xuất sắc của văn học thời Tây Sơn. Nguyên bản chữ Hán chưa in lần nào.

Hoàng Lê nhất thống chí được kết cấu theo lối tiểu thuyết chương hồi cổ điển của Trung Quốc. Mở đầu, tác giả viết về sự lục đục trong chúa Trịnh: Trịnh Sâm mê Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng lập con thứ. Hoàng Đình Bảo về phe Đặng Thị Huệ. Tiếp theo là việc Trịnh Tông dựa thế kiêu binh, tiêu diệt phe đối lập, truất ngôi Trịnh Cán. Rồi kiêu binh lộng hành, Nguyễn Huệ trong Nam kéo quân ra Bắc đánh tan kiêu binh, đưa Lê Chiêu Thống lên ngôi vua. Khi Nguyễn Huệ kéo quân về Nam, Trịnh Bồng lại nhảy ra giành ngôi chúa. Mâu thuẫn vua Lê chúa Trịnh lại tái diễn. Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ cử ra Bắc đánh đuổi Trịnh Bồng, nắm giữ chính quyền Đàng ngoài. Vua Lê dựa thế Nguyễn Hữu Chỉnh đốt sạch cơ nghiệp chúa Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Lê Chiêu Thống hoảng sợ, bỏ chạy sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh nhân cơ hội ấy cất quân sang xâm chiếm nước ta. Dưới sự chỉ huy thiên tài của Quang Trung Nguyễn Hụê, quân Thanh bị đánh tan tác. Lê Chiêu Thống cùng bọn quan lại tay chân cuốn gói chạy theo đám tàn quân nhà Thanh sang Trung Quốc, về sau chết luôn ở đó. Nguyễn Huệ lên ngôi vua. Nhưng triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi. Sau khi vua Quang Trung mất, nội bộ nhà Tây Sơn bị chia rẽ và suy yếu. Nguyễn Ánh nhờ thế lực ngoại viện trở lại tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn. Mấy năm sau, di hài của Lê Chiêu Thống được đưa về nước chôn cất. Vua nhà Nguyễn cho lập đền thờ những tên quan đã bỏ mạng vì Lê Chiêu Thống. Có thể nói những sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta từ cuối đời Lê Hiển Tông đến đầu đời Gia Long được tác phẩm ghi lại khá tỉ mỉ. Đặc biệt, tác giả không ghi chép một cách khô khan như trong một cuốn sử biên niên, mà cố gắng dựng lên những bức tranh sinh động, tạo được không khí lịch sử, và đi sâu được vào bản chất của lịch sử, nêu lên quá trình suy vong không gì cưỡng nổi của chính quyền phong kiến lúc bấy giờ. Trong Hoàng Lê nhất thống chí, từ đám vua chúa của triều đình Lê Trịnh đến hàng ngũ quan lại các cấp, dường như tất cả chỉ là một đám người ăn chơi và tranh giành địa vị, bảo mạng và tùy thời, bất tài, bất lực. Họ không biết gì đến dân, đến nước, không làm được một việc gì có ích cho xã hội. Cuối cùng cũng vì quyền lợi ích kỷ, họ đang tâm rước kẻ thù bên ngoài vào giày xéo đất nước. Một triều đại như vậy tất yếu phải diệt vong. Song song với sự sụp đổ của triều đình Lê Trịnh, tác giả đã miêu tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn như một sức mạnh phi thường của quần chúng, của lực lượng chính nghĩa nhằm chiến thắng phi nghĩa, chiến thắng bạo tàn. Và trong khi phản ánh phong trào Tây Sơn như vậy, tác giả đã chú ý ghi lại hình ảnh đẹp đẽ của Nguyễn Huệ, thủ lĩnh nghĩa quân, đồng thời cũng là anh hùng dân tộc. Trong Hoàng Lê nhất thống chí, những tình cảm và thiên kiến giai cấp không che lấp cái nhìn hiện thực, khách quan, nhất là trước nạn ngoại xâm, vấn đề sống còn của dân tộc, thì lập trường dân tộc càng làm cho cái nhìn của tác giả thêm đúng đắn, sắc sảo. Về phương diện nghệ thuật, thành công của Hoàng Lê nhất thống chí là sự kết hợp tương đối hài hòa giữa chân lý lịch sử với chân lý nghệ thuật. Tác giả không chỉ kể lại những gì đã xảy ra, mà kết hợp việc kể với việc miêu tả cái không khí của sự việc ấy. Tác giả không phải chỉ thấy các nhân vật lịch sử làm gì, mà đã cố gắng nói lên cái cách mà các nhân vật ấy làm như thế nào. Chính vì thế, mặc dù trong Hoàng Lê nhất thống chí nhân vật bị đẩy xuống bình diện thứ hai sau bình diện các sự kiện lịch sử, người đọc vẫn thấy được diện mạo của các nhân vật lịch sử ấy khá đậm nét.

Nguyễn Lộc

Hoàng Lê nhất thống chí có tên gọi khác là gì?

Hoàng Lê nhất thống chí (chữ Hán: 皇黎一統志), hay An Nam nhất thống chí (chữ Hán: 安南一統志), hay Lê quý ngoại sử (chữ Hán: 黎季外史) là cuốn tiểu thuyết văn xuôi viết bằng chữ Hán, nằm trong bộ Ngô gia văn phái tùng thư của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Hoàng Lê nhất thống chí viết về gì?

- "Hoàng Lê nhất thống chí” là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi, kể lại, ghi lại một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ đội từ khi Trịnh Sâm lên ngôi Chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà (1768 - 1802): loạn kiêu binh, triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn.

Hoàng Lê nhất thống chí được viết theo thể loại gì?

- "Hoàng Lê nhất thống chí" thuộc thể loại chí, là một loại văn ghi chép sự vật, sự việc. - Ngoài ra, tác phẩm cũng có thể xem là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

Nhan đề là như thế nào?

Tên nói lên nội dung chính của một tác phẩm, một luận văn.