Hội gióng diễn ra hàng năm ở đâu

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc [Hà Nội].

Hội Gióng đền Sóc Sơn - Tưởng nhớ vị Thánh đánh giặc Ân

1. Lịch sử

Hội Gióng ở đền Sóc [xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội] được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ [hay còn gọi đền Trình], chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng [hay còn gọi đền Sóc], tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

2. Giá trị văn hóa

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục [tắm tượng] được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh [xã Phù Linh] được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để cầu may.

Sang ngày mùng 7 chính hội [ngày thánh hoá theo truyền thuyết], hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi. Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống.

Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng [xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội] được tổ chức từ ngày 6-12/4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng.

Ngày 6/4: tổ chức lễ rước nước với sự tham gia của toàn bộ các tướng, quân lính, phường nhạc – múa cùng đông đảo dân làng.

Ngày 7/4: rước miều [bao đựng cờ lệnh và một số vật dụng khác] đến đền Mẫu và rước cỗ chay [có cơm và cà] từ đền Hạ sang đền Thượng để dâng lên Đức Thánh. Buổi trưa có rước khám đường với ý nghĩa nhằm thăm dò đường đi đến trận địa.

Ngày 8/4: những người đứng đầu giáp và có uy tín của 4 làng tổ chức duyệt lần cuối những hoạt động diễn ra trong lễ hội.

Ngày 9/4: [chính hội] rước cờ từ đền Hạ lên đền Thượng, múa “thờ thần”, múa “bắt hổ” và diễn hội trận.

Ngày 10/4: tổ chức lễ rước vãn duyệt quân, kiểm tra lại binh khí; lễ tạ ơn Thánh Gióng và khao quân mừng thắng lợi.

Ngày 11/4: diễn ra lễ rước nước, lễ rửa khí giới. Một số trò chơi và các tiết mục múa hát cũng được tổ chức.

Ngày 12/4: tổ chức lễ rước cắm cờ, kiểm tra lại chiến trường từ Đống Đàm đến Sòi Bia [đi đến đâu cắm cờ trắng đến đấy để xác nhận giặc đã quy hàng]. Buổi chiều, tế báo tin thắng trận lên Thiên đình và kết thúc lễ hội.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hoà bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ...

Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi [thủ đô của Kenya], trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".

Theo vietnamtourism.com

Ngày đăng : 2019-04-23

Hiện nay Hội Gióng đang được diễn ra và tổ chức ở 5 địa điểm, tuy nhiên Hội Gióng chính thống thì chỉ có 1, nhưng mình vẫn nếu ra để cho các bạn biết.

>>>Xem thêm Review top 5 bãi biển tại Thanh Hóa một cách CHÂN THỰC nhất

+ Hội Gióng chính thống tại xã Phù Đổng – huyện Gia Lâm – TP Hà Nội

Được diễn ra vào ba ngày đó là mồng 7 – 8 – 9 tháng 4 âm lịch hàng năm. Nơi đây là mảnh đất của Thánh Gióng đã được sinh ra và lớn lên trong quá trình diễn ra hội sẽ có nhiều chương trình và trò chơi như rước lễ, cướp lộc thánh, cướp chiếu, cướp giò hoa tre, cướp trầu cau.

Hội Gióng chính thống tại xã Phù Đổng – huyện Gia Lâm – TP Hà Nội

+ Hội Gióng tại xã Phù Linh – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội

Đây là địa điểm dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng khi ngài cưỡi ngựa bay về trời, do vậy vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch thì người dân tại đây sẽ mở hội để tưởng nhớ lại công ơn của Thánh Gióng, trước ngày hội diễn ra 7 thôn làng đại diện cho 7 xã mang lễ vật đến để chuẩn bị cho lễ hội. Trong ngày hội diễn ra có nhiều hoạt động diễn ra như dâng hương, lễ khai quang, tắm cho pho tượng Thanh Gióng, chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo,…

>>>Bạn nên xem Top 13 công ty cho thuê xe du lịch 4 – 45 chỗ hiện nay tại Hà Nội

Hội Gióng tại xã Phù Linh – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội

+ Hội Gióng Chi Nam:

Diễn ra tại làng Sen Hồ - Xã Lệ Chi – Huyện Gia Lâm – Hà Nội được diễn ra trước ngày hội chính của Hội Gióng Phù Đổng, do vậy được gọi là hội Phù Gióng. Lễ hội này nhằm tưởng niệm và suy tôn chiến công của ông Hiến Công, có tên thật là Châu, ông Châu đã sử dụng chùa sắt và thuyền sắt của vua Hùng để đánh tan quân giặc Âu. Do vậy để tưởng nhớ công ơn của ngài, hàng năm người dân tổ chức lễ hội và dâng lễ tạ ơn.

Các cụ trong làng đang làm lễ tại Hội Gióng Chi Nam 

+ Hội Gióng Xuân Đỉnh:

Được tổ chức tại làng Xuân Tảo – Xã Xuân Đỉnh – Huyện Từ Liêm – Hà Nội vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, người ta tương truyền rằng khi Thánh Giống bay về trời trên đường đi đã dừng chân tại làng Cáo [làng Xuân Tảo] – Xuân Đỉnh để tắm mát, nghỉ ngơi và ăn trưa bằng cơm và mấy quả cà. Lúc tiếp tục về trời ông đã để quên thanh roi sắt. Đến nay phiến đá mà Thánh Gióng ngồi vẫn còn được gìn gữ, hội được diễn ra với nghi thức rước kiệu Thánh ra giếng để cho ông chứng kiến vật chứng lịch sử mà người dân nơi đây vẫn ngày đêm gìn giữ nó.

Dâng lễ tại Hội Gióng Xuân Đỉnh

+ Hội Gióng Bộ Đầu:

Bắt đầu từ ngày mồng 8 tháng Giêng diễn ra tại làng Bộ Đầu – Xã Bộ Đầu – Huyện Thường Tín – Hà Nội. Truyền thống kể rằng khi đang trên đường về trời thì Thánh Gióng nghe thấy tiếng kêu cứu của mọi người khi đang bị đôi thuồng luồng ở Sông Hồng quấy rối, Thánh Gióng đã lao xuống và giải cứu một điều đặc biệt là người được giải cứu lại chính là mẹ của Thánh Gióng. Giờ đây ở tại đấy đã có pho tượng Thánh Gióng bằng gỗ cao 5m để thờ cùng.

Nếu bạn muốn tham gia vào Hội Gióng thì bạn có thể đến hội Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn đây là 2 hội chính và có hoạt động diễn ra hơn.

Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa

>>>Xem ngay Review chi tiết "VẺ ĐẸP" khi tham quan Chùa Một Cột tại Hà Nội

Các hoạt động diễn ra trong lễ hội Gióng tại Phù Đổng:

Được diễn ra vào ba ngày từ ngày mồng 7 – 8 – 9 tháng Giêng âm lịch, để tổ chức cho Hội Gióng, sẽ có một số gia đình được vinh dự lựa chọn làm đóng những vai trò quan trọng trong lễ hội, các vai như Ông Hiệu [Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu Chiêng, Hiệu Trung Quân, Hiệu Tiếu Cố] vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ ..., tùy theo vai vế, khả năng kinh tế của từng nhà mà chuẩn bị điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội.

Khi diễn ra hội chính đầu tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu [đền Hạ] với ý nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng …

Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh.

+ Trận thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm [khu đất ven hồ sen đầu làng Đổng Viên, cách đền Thượng chừng 2 km]

+ Trận thứ hai: Đánh cờ ở Soi Bia. Chiến trường là 03 chiếc chiếu, mỗi chiếu có 01 chiếc bát to tượng trưng cho núi đồi, úp trên 01 tờ giấy trắng tượng trưng cho mây trời. Vây quanh là đại quân của Gióng và phía bên kia là đại quân của 28 nữ tướng giặc [biểu tượng cho yếu tố âm].

Sau nghi lễ tế Thánh,, ông Hiệu cờ lần lượt được tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi [bát úp] và thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng hò reo lúc lúc lại dội lên trong tiếng chiêng, tiếng trống, thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa cờ của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều “tối kỵ” là lá cờ bị cuốn vào cán, bởi theo quan niệm của người dân nơi đây thì đó là điềm rủi và không tốt.

Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là chiếc chiếu được tung lên, mọi người dân lao vào để giành lấy những mảnh chiếc, những mảnh chiều sẽ đem lại may mắn cho cả gia đình họ cả 1 năm đó.

Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và lễ khao quân trong rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam. 


Lễ hội Gióng được diễn ra trong 3 ngày chính vì vậy nó dược chuẩn bị công phu và bài bản, ai đã được tin tưởng và giao trách nhiệm thì phải hoàn thành sứ mệnh một các hoàn mỹ, việc chuẩn bị từ trang phục, nghi thức, đồ ăn, đồ lễ đều rất tỉ mỉ.

Lễ hội Thánh Gióng không chỉ là để tưởng nhớ công ơn lớn lao của Thánh Gióng mà nó còn là một truyền thống, mang đậm phong cách dân tộc và là giá trị mang đậm bản sắc văn hóa con người Việt và Hội Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn đã được UNESCO công nhận là DI sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào tháng 11/2010.

Trên đây mình đã cùng các bạn tìm hiểu hội Gióng được tổ chức ở đâu và diễn ra vào thời gian nào và ý nghĩa của hội Gióng là gì, bạn đừng quên hãy đến và tham gia nhé, trong quá trình hội diễn ra sẽ đông đảo người dân từ mọi miền tổ quốc đặc biệt là những người ở nơi đây đến tham gia do vậy nếu đi theo đoàn mà sử dụng phương tiện đi xe máy sẽ rất bất tiện và tình trạng tắc đường, nhầm lẫn xe cộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền của và niềm vui khi đi dự lễ hội Gióng do vậy bạn nên thuê xe ô tô du lịch để thuận tiện cho cả đôi đường vừa tiết kiệm chi phí và công sức.

Việt Anh cho chuyên cho thuê xe du lịch từ 4 - 45 đi lễ hội Gióng:

Để có một chuyến đi an toàn bạn cần phải nhớ rằng phương tiện đi lại cũng rất quan trọng, Công ty Việt Anh là đơn vị chuyên cho thuê xe ô tô du lịch từ 4 – 45 chỗ, dù là bạn cần mẫu xe nào, hãng nào, số lượng người đi ít hay nhiều thì Việt Anh đều có thể đáp ứng cho bạn, cam kết xe có chất lượng cao, quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với Việt Anh để được tư vấn.

>>>>Xem ngay bảng giá thuê xe của Việt Anh 

Bảng giá thuê xe du lịch 29 chỗ

Bảng giá thuê ô tô du lịch 45 chỗ

Đây là một vài đánh giá của khách hàng đối với Việt Anh:

Đánh giá của một số khách hàng trên Facebook

Khách hàng đang chuẩn bị lên xe để đi du lịch với Việt Anh

Khách hàng đang chuẩn bị đồ vào cốp xe Việt Anh

Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:

Công ty cho thuê xe du lịch Việt Anh

Hotline : 086 8888 690 - Di động : 096 454 8898

Địa chỉ: Số 5 - 7 Ngách 72 - Ngõ 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Hotline : 086 8888 690 - Di động : 096 454 8898

Email:

Video liên quan

Chủ Đề