Tam bôi là gì

Trà đạo [hay thưởng trà] là những ngôn từ mĩ miều dành cho những ai có đam mê về trà. Có khá nhiều nguyên tắc cho nghệ thuật thưởng trà. Đòi hỏi người thưởng thức cần nắm rõ và am hiểu để không làm mất đi văn hóa trà đạo. Để hiểu rõ hơn về “môn nghệ thuật” lâu đời này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm một vài nguyên tắc khi thưởng trà.

Theo lịch sử ghi chép, trà đạo phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Lúc ấy, có vị cao tăng người Nhật sang Trung Quốc để tìm thầy học đạo. Khi về, ông mang theo một vài hạt trà giống về gieo ở chùa.

Trong văn hóa người Việt, trà đạo được hiểu một cách ngắn gọn là vừa uống trà vừa đàm đạo. Từ thời xa xưa ông cha ta đã bắt đầu hàn thuyên với nhau bằng những ngụm trà dân dã, mộc mạc. Kể từ đó, nét văn hóa này được lưu giữ ngày qua ngày. Nó nhanh chóng trở thành thói quen gắn liền với đời sống của người Việt.

Văn hóa thưởng trà sẽ phụ thuộc vào quy chuẩn của mối quốc gia. Có những nơi đề cao về cách pha trà, có nơi lại coi trọng hương vị, thậm chí là cả hai yếu tố trên. Đối với trà đạo Việt Nam, chúng ta đều có nguyên tắc riêng khi thưởng thức trà. Chúng được gói gọn trong câu nói quên thuộc: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”.

Nước đóng vai trò quan trọng, nó quyết định 50% độ ngon của trà. Loại nước dùng để pha trà nên là nước tinh khiết. Nói đến đây, ta có thể lý giải vì sao nhiều nơi đạo trà đúng nghĩa lại dùng sương đọng trên lá sen để pha trà.

Ngoài ra, nước đun sôi cho mỗi loại trà cũng cần phải khác nhau. Trà già thì cần đun nước thật sôi. Tuy nhiên, trà xanh, trà nhài, trà trầm hương chỉ cần đun nước sôi sủi tăm. Nếu muốn trà ngon, nên sử dụng ấm đất để đun. Như thế sẽ khiến vị trà đậm đà có mùi thơm hơn.

Thành phần chính quan trọng thứ hai phải kể đến chính là trà. Trà có nhiều loại, nhiều vị. Muốn thưởng thức một tách trà ngon, bạn cần phải chọn lựa trà thật kỹ lưỡng. Trên thị trường, trà khổ trở nên khá phổ biến bởi tính tiện lợi và bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, để có thể cảm nhận được thứ trà thơm nồng đúng điều thì chè tươi, chè xanh vẫn là sự lựa chọn hàng đầu.

Khi sử dụng chè, lá chè, cọng chè cần được rửa sạch và đem đi giật nát để khi pha chè sẽ tiết ra mùi hương cũng như vị đúng chuẩn. Cho nước sôi vào, để khoảng 10 đến 15 phút bạn sẽ cảm nhận được thứ vị khó lẫn vào đâu được.

Tam bôi là gì? Trong trà đạo, tam bôi chính là những chiếc chén [ly] uống trà. Chén trà không cần phải quá lớn, chỉ cần bằng hột mít hoặc mắt câu là kích thước chuẩn. Khi thưởng trà, người ta không quan trọng sẽ uống nhiều bao nhiêu mà trà ngon sẽ được thể hiện qua chất trà.

Một bộ trà đầy đủ sẽ có 4 chén quân và 1 chén tống [chén to nhất] để chuyên trà. Tùy vào văn hóa từng nơi mà chén tống có thể có hoặc không. Chén tống dùng để đưa trà từ ấm rồi sau đó chuyển dần sang các chén quân để giảm bớt độ nóng của trà khi mới đun.

Trước khi pha trà, bình phải được rửa thật sạch với nước ấm. Sau đó, cho trà vào bình. Không nên bỏ trà quá nhiều, chỉ cần một lượng vừa đủ để pha. Lưu ý, bạn nên bỏ lượt nước đầu tiên khi pha trà, có như vậy trà mới ngâm đều và chuẩn vị. Sau đó, tiến hành pha trà như bình thường và đợi từ 1 đến 2 phút. Trà lúc này vừa tới, đủ ấm để thưởng thức.

Trà đạo không thể trọn vẹn nếu như thiếu đi bạn trà. Không phải ai cũng có thể ngồi cùng nhau để cùng nhâm nhi vài tách trà cùng với nhau. Chỉ có tri kỷ, tâm giao mới khiến vị trà trở nên “đậm đà”, “ngọt chát” đúng chuẩn. Những ai có thể ngồi cùng nhau và bàn chuyện trà đạo luôn là những người bạn, người thân đặc biệt.

Trà ngon nhất chỉ khi nước trà còn nóng. Uống trà được ví như “uống” cả một nền văn hóa của quốc gia đó. Hương vị của trà được giữ lịa khá lâu sau khi uống. Cũng giống như sự vương vấn của lữ khách khi đặt chân đến nơi này.

Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Khi dâng trà nên mời từ người lớn tuổi nhất, cũng giống như khi mời ăn uống bình thường. Thưởng trà ngon phải được đặt trong không gian thanh tịnh, có như thế thì tác dụng di dưỡng tinh thần của trà mới được đẩy cao đến đỉnh điểm.

Trà đạo tuy nhiên cũng cần có sự điều độ. Người biết về trà thường không uống nhiều, uống đặc và cũng không uống liên tục suốt ngày. Bởi trà đại diện cho sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, tạo không gian để suy ngẫm và khiến đầu óc tỉnh táo.

Đó là câu đầu tiên trong bài thơ dưỡng sinh thuần túy mang tính Đông Y của ông bà Việt Nam ta được lưu truyền trong dân gian bấy lâu nay. Cả bài như sau :

               半夜三杯酒, Bán dạ tam bôi tửu,

              平明一盞茶。 Bình minh nhất trản trà.

              七日淫一度, Thất nhật dâm nhất độ,

              良醫不到家。 Lương y bất đáo gia !

              Thầy thuốc chẳng đến nhà !

      Cứ nửa đêm là uống ba ly rượu và mỗi sáng sớm thì uống một cử trà, và cứ hễ bảy ngày thì “dâm” một lần, thì Thầy thuốc giỏi sẽ không phải tìm đến nhà để trị bệnh.

     Tương truyền bài thơ nầy là của Hải Thượng Lãn Ông LÊ HỮU TRÁC 海上懶翁 黎有晫 làm ra để khuyên răn người đời phải biết điều độ trong phép dưỡng sinh để tránh bệnh tật và để giữ cho cơ thể được luôn luôn khoẻ mạnh. Nhưng theo bài báo “Có phải bài thơ “Bán dạ tam bôi…” là của Lãn Ông?” của tác giả Đỗ Tiến Bảng [ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội] đã sưu tra qua các bộ sách “Y tông Tâm lĩnh 醫宗心領” [NXB Y học, 1993, bốn tập] của Hải Thượng Lãn Ông [1720 – 1791] cùng những quyển có nhiều sáng tác “Thơ” như: “Y lý nhàn thâu 醫理閒偷”, “Vệ sinh yếu quyết 衛生要訣”, “Lĩnh Nam bản thảo 嶺南本草”, “Thượng kinh ký sự 上京記事”… đều không thấy có bài thơ nêu trên!

     Lên mạng hỏi ông Google, cả tiếng Việt lẫn tiếng Hoa cũng không tìm thấy được xuất xứ của bài thơ nêu trên :

   – Về Trà chỉ thấy “Bài ca về 7 chén trà của Lư Đồng 盧仝 [Thất Uyển Trà Ca 七碗茶歌] và Trà Kinh của Lục Vũ 茶經:陸羽, đều là người ở đời Đường và đều không tìm thấy có những câu thơ tương tự như bài thơ trên.

   – Về Rượu thì ôi thôi, vô số câu về rượu, nhưng chỉ tìm thấy được các câu thơ trong bài “Nguyệt Hạ Độc Chước 月下獨酌” của Thi Tiên Lý Bạch là có đề cập đến Tam Bôi Tửu…  như sau :

                 三杯通大道,   Tam bôi thông đại đạo,

                 一斗合自然。   Nhất đấu hợp tự nhiên.

                 但得酒中趣,   Đản đắc tửu trung thú,

                 勿為醒者傳。   Vật vi tỉnh giả truyền !

                    Một đấu hợp với tự nhiên.

                    Chỉ cần được vui trong rượu,

                    Mặc cho kẻ tỉnh tuyên truyền !

     Chỉ nói về cái tính “vui trong rượu” của mấy tay bợm nhậu, chớ không có liên quan gì đến phép dưỡng sinh cả !

     Trở lại với bài thơ trên, ta thấy đây là bài thơ truyền miệng dân gian của các y sư thầy thuốc ngày xưa của Việt Nam ta chớ không có liên quan gì đến danh y Hải Thượng Lãn Ông và văn thơ Trung Hoa cả. Có lẽ vì thế mà mỗi người hiểu một kiểu, mỗi lứa tuổi hiểu theo cái gốc độ nhìn của mình mà phát sinh ra nhiều “dị bản” chăng ?! Ta đọc lại bài thơ với hình trên chiếc dĩa đồ gốm sau đây nhé :

                       

     Đọc theo thứ tự : Từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Ta được 4 câu thơ sau đây :

                   平明數盞茶,  Bình minh sổ trản trà,

                   半夜三杯酒。  Bán dạ tam bôi tửu.

                   每日据如此,  Mỗi nhật cứ như thử,

                   良醫不到家。  Lương y bất đáo gia.

      Thứ tự của câu 1 và câu 2 bị đảo lộn : Vần TRÀ phải nằm ở cuối câu 2 để ăn với vần GIA ở cuối câu số 4. Nhưng có lẽ người viết lên cái dĩa đồ gốm nầy theo thứ tự của thời gian trong ngày : “Bìmh minh” [sáng sớm] trước, rồi mới tới “bán dạ” [nửa đêm] sau. Đó là về “Luật Thơ”, còn “Ý Nghĩa” của bài thơ thì như sau :

     * Chữ 數 khi đọc là SỐ là Danh từ, có nghĩa là chữ Số, con số. Khi đọc là SỔ thì có nghĩa là Mấy là Tính Từ chỉ số lượng. còn TRẢN 盞 là Chén nhỏ, chén chun. Nên SỔ TRẢN TRÀ là Mấy chén trà. Câu 1 có nghĩa :

       – Buổi sáng uống mấy chén trà.

       – Bán Dạ 半夜 là Nửa đêm, nên Câu 2 : Nửa đêm uống ba ly rượu.

    * CỨ 据 là Căn Cứ 跟据 là Noi theo. NHƯ THỬ 如此 là Như thế, như thế ấy.

       – Mỗi ngày cứ noi theo như thế ấy [mà làm].

       – LƯƠNG Y 良醫 là Thầy thuốc giỏi BẤT ĐÁO GIA 不到家 là Không đến nhà. Câu cuối có nghĩa : Thầy thuốc giỏi sẽ không phải đến nhà.

     Ta thấy bài thơ dưỡng sinh nầy khuyên làm những việc làm rất vô lý : Buổi sáng uống mấy chun trà, nửa đêm uống ba ly rượu, cứ thế mà làm mỗi ngày thì thầy thuốc chẳng tới nhà, là sẽ rất khoẻ mạnh ?! Buổi sáng “uống trà” còn có thể chấp nhận được, vì tách trà nóng buổi sáng có thể làm cho con người ta tỉnh táo hơn, tinh thần sẽ sảng khoái hơn để bắt tay vào làm việc trong ngày mới, nhưng sáng sớm bụng trống uống trà vào ruột cũng sẽ dễ bị cồn cào hơn. Còn “nửa đêm mà uống ba ly rượu” ngoài việc ngủ ngon vì “say xỉn” ra, sáng hôm sau sẽ bị thức trễ hơn, chưa kể đầu óc còn xà quầng hoặc nhức đầu vì 3 ly rượu của nửa đêm. Hơn nữa sao đầu hôm không uống mà phải đợi đến nửa đêm mới uống, đang ngủ cũng phải thức dậy để uống 3 ly rượu sao ? Ngoài bợm nhậu ra ít có ai mỗi đêm giờ tý canh ba mà uống đến 3 ly rượu bao giờ, và uống rượu như thế thì có hợp với phép dưỡng sinh không ? Và mỗi ngày cứ uống rượu uống trà như thế thì rất khỏe mạnh đến nỗi thầy thuốc cũng không cần phải đến nhà sao ?!

                         

    Có lẽ vì thấy chỉ trà và rượu không thì chưa đủ yếu tố để khuấy động đến đời sống sinh hoạt dưỡng sinh thường ngày, nên một cụ nào đó, như Trần Tế Xương chẳng hạn đã có bài thất ngôn tứ tuyệt như sau :

                    Một trà một rượu một đàn bà,

                    Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.

                    Chừa được thứ nào hay thứ nấy,

                    Có chăng chừa rượu với chừa trà !

     À, ra thế ! Có lẽ vì thế mà một “cụ lương y” nào đó đã đổi câu thứ 3 của bài ngũ ngôn tuyệt cú trên thành :

                 七日淫一度, Thất nhật dâm nhất độ,

…để cho có yếu tố “đàn bà” chen vào. Thực ra, trong phép dưỡng sinh mà thiếu bóng dáng của người đàn bà thì cũng là một thiếu sót lớn. Cho nên câu thơ “bị” thay đổi nầy “được” chấp nhận ngay ! Và cũng lại gây tranh cải ngay vì cái tính cách đàn bà của nó. Vì câu thơ thay đổi trên chỉ thích hợp với lứa tuổi 50, 60 mà thôi. Tóp 30, 40 thì đổi thành :

                 三日淫一度, Tam nhật dâm nhất độ,

… còn tóp 20 trở xuống thì sung sức hơn nên cứ muốn :

                 一日淫一度, Nhất nhật dâm nhất độ,

…còn các cụ trên 70 thì cầu sao cho được :

                 半月淫一度, Bán nguyệt dâm nhất độ,

… và các cụ trên 80 thì chỉ còn có nguyệt mà thôi :

                 一月淫一度, Nhất nguyệt dâm nhất độ,

     Viết tới đây, tôi bỗng nhớ đến một anh bạn nhà báo đã nói với tôi :”Tình dục của con người cũng giống như là nghề làm báo của tụi tui vậy !” Tôi hỏi tại sao, thì được trả lời bằng cách so sánh như sau :

           – Mỗi ngày ra “một lần” là Nhựt Báo.

           – Nửa tuần ra một lần là Bán Tuần San.

           – Mỗi tuần ra một lần là Tuần San.

           – Nửa tháng ra một lần là Bán Nguyệt San.

           – Mỗi tháng ra một lần là Nguyệt San…

     Một ông bạn khác thì ví von hơn, anh ta ví :

           – Mỗi tuần một lần là như “Con chiên đi nhà thờ”.

           – Nửa tháng một lần thì như “Phật tử đi chùa mùng 1 và ngày rằm”.

              

     Riêng tôi đã ở tuổi “đi chùa”, nhưng sao tôi thấy vẫn thích “đi nhà thờ” hơn. Chắc tại ở Mỹ nầy thực phẩm dinh dưỡng đầy đủ qúa đi chăng ?!

     Trở lại với bài thơ dưỡng sinh ngũ ngôn tứ tuyệt có nhiều “dị bản” còn gây tranh cải. Theo tôi thì muốn cho hợp tình hợp lý để mọi người cùng chấp nhận được, tôi đề nghị chỉ đổi MỘT chữ duy nhất của câu đầu mà thôi :

              到夜三杯酒, ĐÁO dạ tam bôi tửu,

              平明一盞茶。 Bình minh nhất trản trà.

              七日淫一度, Thất nhật dâm nhất độ,

              良醫不到家。 Lương y bất đáo gia !

   – Cho đến đêm chỉ uống ba ly rượu, tức là trừ buổi sáng ra, khoảng thời gian ăn trưa, ăn chiều và ăn tối [nếu có], mỗi bửa ăn đều uống một ly rượu, nếu không có ăn tối thì cũng uống một ly rượu trước khi đi ngủ.

   – Sáng sớm dậy uống một ly trà nóng [sau khi uống cà-phê, ăn sáng].

   – Cứ 7 ngày là “dâm” một lần [cho lứa tuổi 40- 70].

   -[Nếu cứ điều độ được như ba câu trên] thì thầy thuốc giỏi sẽ không phải tìm tới nhà để mà trị bệnh [vì có bệnh gì đâu mà trị !].

                   Thầy thuốc chẳng đến nhà !

     Về vấn đề tuổi trẻ sung sức, cứ muốn “đêm bảy ngày ba” thì mặc tuổi trẻ, nhưng điều đó không hợp với phép dưỡng sinh chút nào cả. Người già có “đêm bảy ngày ba” của tuổi già theo như lời của Bác sĩ khuyên :

         “Đêm phải ngủ đủ 7 tiếng đồng hồ; ngày phải ăn đủ 3 cử”

… và phải ăn ít chất tinh bột, nhiều rau củ quả để tránh “3 cao 1 thấp”. Ba cao là : Cao máu, cao mỡ, cao đường trong máu; còn một thấp là “Thấp khớp” nhức mõi !.

          Để kết thúc cho bài viết nầy, kính mời tất cả cùng đọc cho vui các bài thơ xướng họa về “TAM BÔI TỬU” của anh em chúng tôi trên vườn thơ Lãng Phong :

Chiều hôm ba chén nhắp giao bôi

Lửng dạ đưa cay thưởng thức mồi

Nhạc khúc giải sầu khi nắng tắt

Thi ca ngâm vịnh lúc mưa rơi

Niềm vui gần gũi nghe nhàn nhã

Hạnh phúc cận kề bước thảnh thơi

Thiên hạ bon chen đời tị nạn

Còn ta tri túc… đủ thì thôi

Trăng xuống thềm nhà nhắp chén bôi [*]

Hưởng nhàn thong thả nhâm nha mồi

Đờn ca thi phú hồn phiêu lãng

Độ cảnh trời đêm tinh tú rơi

Vũ trụ cùng hoà nghĩa tụ tán

Chén trà buổi sáng lòng thơi thơi

Thế thời thưởng ngoạn màu hoa nở

Không thiếu không dư chỉ thế thôi

Mỗi bữa cơm thường tửu nhất bôi

Tăng men tiêu hóa,rượu làm mồi

Lưu thông khí huyết,đau xưa bớt

Trưởng dưỡng tinh thần,khổ cũ rơi

Ấm áo ngày đông,ngồi tĩnh tại

Vui lòng tháng hạ,bước nhàn thơi*

Tranh hơn đấu đá tương tàn mãi

Nấm đất xanh rì cỏ mọc thôi.

*Không phải ”Cùng tắc biến” mà bí làm liều:

   Xin ghép cặp từ đồng đẳng: An nhàn+Thảnh thơi = Nhàn thơi.

Bạn bè tuổi hạc, cụng ly bôi

Tâm sự hàn huyên, chẳng phá mồi

Chén tạc chén thù, hồn dạt bổng

Giọng ca nhạc trổi, vía lìa rơi

Thôi lo việc nước, ngày nhàn hạ

Hết bận sự đời, phút thớ thơi

Cõi tạm phù du, năm tháng cuối

Vần thơ chung rượu, thú mà thôi.

Nhất bôi nhất cú hỉ nâng bôi

Nhị cú nhị bôi nhón chút mồi

Tam cú tam bôi lời đọ tán

Tứ bôi tứ cú tiếng cười rơi

Ngũ bôi ngũ cú dường quên thách

Lục cú lục bôi tựa muốn thơi

Thất cú thất bôi còn cố gượng

Bát bôi bát cú đủ rồi, thôi !

                           Một trà một rượu một đàn bà,

                                 Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.

                                 Chừa được thứ nào hay thứ nấy,

                                 Có chăng chừa rượu với chừa trà !

Đến đêm phải uống đủ tam bôi,

Ấy phép dưỡng sinh chẳng đợi mồi.

Trà quạu nhâm nhi khi sáng sớm,

Rượu nồng nhắm nháp lúc chiều rơi.

Bảy ngày một cử nhàn cùng nhã,

Bán nguyệt mỗi kỳ thảnh lại thơi.

Tuân thủ nghiêm minh trà, tửu, nữ…

Lương y ghét bỏ cũng đành thôi !

Các bài viết mới khác

Video liên quan

Chủ Đề