Hồng ân thiên chúa là gì

. Được Thiên Chúa sủng ái tạo dựng nên theo hình ảnh của mình, vượt lên trên các loài thụ tạo khác, đặt làm chủ làm quản lý trái đất này [x. St 1 & 2]. Sủng ái hay ân sủng là thuật ngữ trong tiếng Hipri Hen/ Hanan và trong tiếng La Tinh là Gratia, là một ân ban, ân huệ, tặng phẩm tuyệt đẹp[2]. Ân sủng con người được ban tặng, được nhận lãnh quá đặc biệt vì ân ban đó đến từ Đấng quá cao trọng: từ Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá. Gratia diễn tả tính chất nhưng không, vô vì lợi của Thiên Chúa sủng ái con người từ đời nọ đến đời kia [x. Lc 1, 46–56; Tv 136]. Người vẫn luôn một mực trung tín, sủng ái con người [x.Gr 31, 1-4; 1 Ga 4,8.16]. Thiên Chúa luôn thi ơn giáng phúc, để con người được hưởng muôn vàn ơn phúc. Và ân sủng quí giá nhất Ngài ban cho nhân loại chính là Đức Giêsu, Con Một rất yêu dấu của Ngài và Thánh Thần suối nguồn Tình Yêu. Nghĩa là Thiên Chúa đã thông ban hết chính mình cho con người một thụ tạo quá ư là đặc biệt.

Tình yêu trở thành động lực duy nhất thúc đẩy một hành động “thi ân, giáng phúc”[3]. Kho tàng ân sủng của Thiên Chúa vô cùng phong phú, Người ban cho con người hết ơn này đến ơn khác tuỳ theo khả năng mỗi người [x. Mt 25, 14-30]. Tất cả những gì trong vũ trụ này, Thiên Chúa đều dành ban và phục vụ cho con người [x. St 1 & 2], nói một cách nào đó cả vũ trụ đều hiến tế cho con người. Các ơn ban của Người làm cho con người trở nên xinh đẹp, duyên dáng, yêu kiều toát lên vẻ huy hoàng của tâm hồn trên thân xác. Thiên Chúa là Đấng Chân-Thiện-Mỹ, là cội nguồn của sự thánh thiện. Ân sủng con người được nhận lãnh chính là Ngài. Ngài sủng ái con người và Ngài đã thông ban chính mình, đó là điều quý giá nhất [x. Rm 8,32; Ep 2,8]. Ân sủng để con người trở nên tinh tuyền thánh thiện, để phục vụ anh em. Thánh Phao-lô nói mỗi người lãnh nhận ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Ki-tô ban cho để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, xây dựng Hội Thánh, hiệp nhất và phục vụ lẫn nhau [x. Ep 4; 1Cr 14]. Đức Ki-tô là một khuôn mẫu, Ngài vốn giàu sang phú quý đã trở nên Người phục vụ và thí mạng vì con người và làm cho con người trở nên giàu có hay trở nên phong phú [x. 2 Cr 8,9; 1 Cr 1,5]. Đức Ki-tô đã quỳ xuống phục vụ anh em [x. Ga 13] thì con người nhận lãnh ân huệ Chúa ban cũng biết phục vụ lẫn nhau, hoàn thiện như Cha ở trên trời là Đấng hoàn thiện [x. Lc 6].

Như đã nói ở trên, Đức Giêsu là món quà ân sủng lớn nhất Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại [x. Ga 3,16], Ngài là Con Một đầy tràn ân sủng, và nhờ đó con người được gọi Thiên Chúa là “Abba”, Cha ơi! [x. Gl 4,6; Rm 8, 14-15]. Ân sủng được hiện hữu, được làm người, nay được làm con Thiên Chúa là ân sủng cao vời nhất. Qua Bí Tích Rửa Tội, các Ki-tô hữu được tháp nhập vào trong thân mình của Đức Giêsu. nhờ Đức Giêsu, các Ki-tô hữu được thông dự vào thần tính của Ngài, được ở trong Chúa như ngành nho ở trong cây nho thật là Đức Giêsu [x. Ga 15, 1-8]. Thiên Chúa, Đấng đầy tràn ân sủng và sự thật [x. Ga 1,14] sủng ái con người hết sức, không có lời diễn tả bằng ngôn ngữ con người, chỉ có thể nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một của mình” [x. Ga 3,16], quá yêu dẫn đến quá sủng ái, quá luỵ tình.

Ai đón nhận Chúa Giêsu là đón nhận trọn vẹn Cha và Thánh Thần. đón nhận trọn vẹn ân sủng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Giêsu ở trong Cha [x. Ga 14], nơi cung lòng Cha [x. Ga 1], là ân huệ lớn lao nhất mà Thiên Chúa ban tặng [x. Ga 1]. Ai đón nhận Ngài sẽ được sự sống đời đời. Sự sống viên mãn và cùng đích hay cánh chung của đời người nhờ tin vào Danh của Đức Giêsu Ki-tô [x. Ga 20,31], không một Danh nào khác dưới gầm trời này có thể đem lại ơn cứu độ, đem lại sự sống viên mãn [x. Cv 4,12]. Chính nhờ Đức Ki-tô, với Đức Ki-tô và trong Đức Ki-tô, Ta trở nên phong phú mọi phương diện. Đức Marialà là một điển hình, Mẹ đã trở nên phong phú, trở thành “bà đẹp” vì đầy ân sủng. Mẹ mở lòng ra đón nhận ân sủng, Mẹ đã nói “xin vâng” với ân huệ Chúa ban và Mẹ đã để cho ân sủng của Thiên Chúa hoạt động nơi Mẹ. Mẹ đã đón nhận trọn vẹn ân sủng của Thiên Chúa là Đức Giêsu, và nhờ đó Mẹ đã trở nên mẹ Thiên Chúa. Với phận nữ tỳ hèn mọn, Mẹ đã trở nên xinh đẹp, duyên dáng, trước mặt Thiên Chúa và người đời nhờ ân sủng. Mẹ là mẫu gương của ân sủng: Thiên Chúa là Đấng “thi ân” và Mẹ là người “thụ ân”.

Mẹ Maria cũng là mẫu gương liên hệ giữa ân sủng và cánh chung. Mẹ “đẹp” vì đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Mẹ và muôn thế hệ ngợi khen Mẹ có phúc và Đấng Toàn Năng đã ân thưởng cho Mẹ hồn xác về trời cùng chia sẻ vinh quang với con của Mẹ.

Ân sủng là ơn ban nhưng không đến từ Thiên Chúa. Ơn Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người không loại bỏ một ai như mưa rơi xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính [x. Mt 5, 45]. Tự do nơi mỗi người có mở lòng ra đón nhận ân huệ Chúa ban hay không mà thôi.

Như Mẹ Maria xưa kia đã đón nhận Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể và trở nên xinh đẹp. Ngày nay Chúa Giêsu Thánh Thể con Mẹ hiện diện trong tấm bánh, Ngài là nguồn ân sủng trọn hảo của Thiên Chúa. Các Ki-tô hữu đón rước Ngài vào cung lòng với niềm xác tín và để Ngài hoạt động thì cũng tràn đầy ân sủng và cũng trở nên xinh đẹp, lộng lẫy. Sự hiện diện của các Ki-tô hữu mang Chúa Giêsu Thánh Thể cũng đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, bình an cho chỗ họ hiện diện “bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa [em Thiên Chúa] đến viếng thăm tôi” [x. Lc 1, 43]. Ân sủng làm cho con người trở nên xinh đẹp, duyên dáng và đó cũng là lời ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa không ngừng và từ đó mọi người nhận ra Thiên Chúa Tình Yêu.

Noi gương Mẹ Maria, mỗi Ki-tô hữu vẫn có thể ôm trọn Chúa Giêsu nơi Thánh Thể, và Lời của Ngài. Mẹ Maria đã ôm ấp “Lời của Giêsu” con Mẹ và suy đi nghĩ lại trong lòng hay như Phao-lô “Đức Ki-tô sống trong tôi”, thì từng người cũng có thể sống trọn ân sủng y như vậy.

Đặc sủng Chúa thương ban cho mỗi người khác nhau, để đảm đương các nhiệm vụ vai trò khác nhau và phục vụ lẫn nhau. Ân sủng ta đón nhận nhưng không từ Thiên Chúa thì hãy cũng ban phát nhưng không cho người khác [x. Mt 10]. Ân sủng Chúa ban để phục vụ người khác qua đó làm cho mình được trở nên phong phú trong mọi phương diện, để mình trở nên tinh tuyền thánh thiện không chi đáng trách. Phương thế duy nhất phải tiếp tục thông ban, chia sẻ các ân sủng mình đã lãnh nhận với người khác, để nhờ đó họ cũng trở nên phong phú và tinh tuyền thánh thiện như lòng Chúa mong muốn, và để ân sủng Chúa ban không phí đi nhưng sinh nhiều bông hạt [x. Mt 13], để cùng được hưởng sự sống viên mãn. Đó cũng là cùng đích, là cánh chung mà Thiên Chúa đã hứa và dành tặng cho con người. Qua sứ mạng lãnh nhận và trao ban ân sủng mọi người sẽ nhận ra lòng thương xót, sủng ái của Thiên Chúa dành cho con người và từ đó Danh Thánh Ngài, Vinh Quang của Ngài được cả sáng và hiển trị đến tận cùng trái đất qua muôn ngàn đời.

Thiên Chúa yêu thương con người, ban tặng Đức Giêsu là Con Một của Ngài. Đức Giêsu chính là đường, là sự thật và là sự sống. Ngài vốn giàu có nhưng đã trở nên nghèo khó để chúng ta trở nên giàu có, đẹp lộng lẫy. Ngài dẫn đưa chúng ta về Nhà Cha “nơi Thầy ở đâu thì chúng ta cũng ở đó” [x. Ga 14,3]. Đó cũng là “Đạo lý về niềm hy vọng Ki-tô Giáo” của chúng ta. Từ khởi sự cho đến hoàn thành tất cả đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Joseph Quang Bình STB-K2

[1]“A well-known Hebrew name, Adam means "son of the red Earth." Its meaning comes from the Hebrew word "adamah" meaning "earth," from which Adam is said to be formed.”

Hồng ân của Chúa ý nghĩa là gì?

Hồng ân nghĩa là ơn lớn. Thiên Chúa ban ơn cho làm giám mục, làm linh mục, thay mặt Thiên Chúa để phục vụ Dân Chúa, quả thật là ơn lớn.

Ai là người sinh ra Đức Chúa Trời?

Đức Chúa Trời là Đấng tự nhiên mà có. Không ai dựng nên Ngài và cũng không ai sinh ra Ngài. Ngài là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu. Ngài hiện hữu từ trước vô cùng và sẽ trường tồn đời đời vô tận.

Hồng ân Chúa Thánh Thần giúp ta điều gì trong cuộc sống?

Như vậy, có rất nhiều hồng ân của Chúa Thánh Thần. Quả vậy, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô kể ra ba hồng ân của Chúa Thánh Thần [Ơn lo liệu, ơn thông minh và ơn khôn ngoan] bên cạnh những đặc sủng khác [ơn chữa bệnh, ơn nói tiên tri, ơn làm các phép lạ, ơn nói nhiều thứ tiếng và ơn để diễn giải].

Thiên Chúa duy nhất có nghĩa là gì?

Khi tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất ta phải hiểu thế nào? T. Ta phải hiểu: chỉ có một Thiên Chúa và ngoài Người ra, không có Thiên Chúa nào khác, và ta phải thờ phượng một mình Người mà thôi [x. Mt 4,10].

Chủ Đề