Huyện hóc môn có bao nhiêu xã năm 2024

Hỏi đáp dịch vụ

Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Huyện Hóc Môn có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Hóc Môn và 11 xã: Bà Điểm, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng.

Tin nổi bật trong ngày

Xem nhiều

Phân phối cáp đầu phun Epson: 86/25 Trần Thái Tông, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM

Công Ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim: 245B Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1

Khách Sạn Hoa Bảo: 6C Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp

Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập gia đình gas (10/04/1999 - 10/04/2024)

Quán hải sản Hoàng Gia: 38 An Dương Vương, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ. Hà Nội

Tranh Trang Trí Đẹp - Xưởng Đóng Khung Tranh: 157 Phan Văn Hớn, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn

Hóc Môn là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc Tp. HCM. Bài viết dưới đây là các thông tin đầy đủ nhất về huyện này.

Nằm trong 24 quận huyện của Tp. HCM, Hóc Môn được biết đến là huyện ngoại thành nắm giữ vị trí “cửa ngõ” của thành phố. Hóc Môn cách trung tâm thành phố 20km, tuy nhiên nhờ vào sự phát triển kinh tế - xã hội mà hiện nay Hóc Môn được nhiều người quan tâm, tìm kiếm. Dưới đây là các thông tin mới nhất và đầy đủ nhất về huyện Hóc Môn để bạn đọc nắm rõ.

Tại sao gọi là Hóc Môn?

Huyện hóc môn có bao nhiêu xã năm 2024

Trước thế kỷ 19, Hóc Môn chưa có tên gọi mà chỉ là một vùng đất thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1698 - 1731, một số người dân ở miền Bắc và miền Trung đã đến đây sinh sống, lập nghiệp, hình thành ra các thôn, nông trại. Đến đầu thế kỷ 19, tên gọi Hóc Môn hình thành khi nhiều thôn của Hóc Môn có nhiều đầm môn nước mọc um tùm. Từ đó người ta gọi vùng đất này là Hóc Môn - nghĩa là nhiều hóc hẻm có nhiều cây môn.

Huyện Hóc Môn ở đâu? Thuộc tỉnh nào?

Hóc Môn là huyện ngoại thành thuộc Tp. HCM, nằm trong vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Củ Chi
  • Phía Nam giáp quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh
  • Phía Đông giáp Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương
  • Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Diện tích, dân số & hành chính

  • Diện tích: 109,17 km2.
  • Dân số năm 2019: 542.243 người. Mật độ dân số đạt: 4.967 người/km2.
  • Hành chính: Huyện Hóc Môn gồm 1 thị trấn Hóc Môn và 11 xã sau đây: Bà Điểm, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng.

Lịch sử hình thành & phát triển

Năm 1698 Thành lập chủ Gia Định gồm 2 huyện Phước Long và Tân Bình. Lúc này Hóc Môn chỉ là một vùng đất thuộc huyện Tân Bình, chưa có tên gọi. Từ năm 1698 - 1973 Từ 6 thôn thuộc huyện Tân Bình, một số lưu dân miền Bắc và miền Trung đến đây sinh sống, lập nghiệp và phát triển thành 18 thôn. Đầu thế kỷ 19 Tên gọi Hóc Môn được hình thành nhờ nơi đây có nhiều hóc có cây môn nước mọc um tùm. Năm 1802 - 1808 Phủ Gia Định đổi tên thành trấn Gia Định, sau đó lại đổi thành Gia Định Thành. Huyện Tân Bình được nâng lên thành phủ Tân Bình. Vùng đất Hóc Môn úc này có tên là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành. Năm 1832 Đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Năm 1836 - 1841 Đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Lúc này, vùng đất Hóc Môn có tên là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Năm 1862 Tỉnh Gia Định lại được chia thành 3 phủ, 41 tổng. Huyện Bình Long lúc bấy giờ thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Sau năm 1885 Đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn, gồm 4 tổng: Long Tuy Thượng, Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung và Bình Thạnh Trung. Năm 1945 - 1975 Hóc Môn vẫn là quận thuộc tỉnh Gia Định mặc dù trải qua nhiều lần tách - nhập khác nhau. Sau 1975 Hóc Môn trở thành 1 trong 5 huyện ngoại thành thuộc Tp. HCM gồm 14 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thạnh Lộc, Thới Tam Thôn, Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng. Năm 1977 Thành lập thị trấn Hóc Môn trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã: Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn và Tân Hiệp. Năm 1988 Xã Tân Thới Nhất được chia thành 2 xã là Tân Thới Nhất và Bà Điểm. Đồng thời thành lập xã Tân Chánh Hiệp. Cuối năm 1966 Huyện Hóc Môn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn Hóc Môn và 16 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây. Năm 1997 Tách 5 một số xã của huyện Hóc Môn để thành lập quận 12. Năm 2003 Thành lập xã Trung Chánh và xã Xuân Thới Đông. Từ đó đến nay, huyện Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn như hiện nay.

Bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn

Bản đồ quy hoạch chung không gian huyện Hóc Môn:

Huyện hóc môn có bao nhiêu xã năm 2024

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hóc Môn đến năm 2030:

Huyện hóc môn có bao nhiêu xã năm 2024

Theo bản đồ quy hoạch thì huyện Hóc Môn sẽ phát triển không gian như sau:

Về phân bố dân cư, huyện được chia thành 6 khu dân cư đô thị, gồm:

  • Khu số 1: Khu dân cư đô thị Tây Bắc, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn và xã Xuân Thới Thượng, diện tích: 1.306 ha.
  • Khu số 2: Khu đô thị Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn và xã Tân Hiệp, diện tích 1.093 ha.
  • Khu số 3: Khu dân cư Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Đông và một phần Xuân Thới Thượng.
  • Khu số 4: Khu dân cư Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng và xã Bà Điểm, diện tích 1.017 ha.
  • Khu số 5: Khu dân cư thị trấn Hóc Môn, Tân Xuân, Trung Chánh, Thới Tam Thôn và xã Đông Thạnh, diện tích 1.140 ha.
  • Khu số 6: Khu dân cư sinh thái xã Nhị Bình, diện tích 656 ha.

Về hệ thống trung tâm và các công trình công cộng, sẽ bao gồm:

  • Trung tâm hành chính huyện: sẽ được bố trí cạnh cụm công nghiệp Khánh Đông thuộc xã Xuân Thới Sơn.
  • Trung tâm thương mại dịch vụ: được bố trí theo tuyến dọc Quốc lộ 22.
  • Hệ thống công trình y tế: cứ 10.000 - 20.000 dân sẽ có một cơ sở y tế quy mô 500m2.
  • Công trình giáo dục: Mỗi khu đô thị, xã đều có trường mẫu giáo, tiểu học và THCS diện tích bình quân mỗi chô là 10m2.
  • Trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ: được bố trí tại ngã ba Giòng - Xuân Thới Thượng.
  • Công viên xây xanh: Đến năm 2030 sẽ có tổng diện tích cây xanh đạt 917 ha, chỉ tiêu 14.1m2/người.
  • Công nghiệp - tiểu thụ công nghiệp: diện tích đất đạt 1.180 ha, chiếm tỷ lệ 10,8% tổng diện tích đất toàn huyện.

Về giao thông, sẽ cải tạo, mở rộng theo đúng lộ giới, đồng thời xây dựng thêm một số tuyến đường mới tạo thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh như sau:

  • Tuyến giao thông đối ngoại: Đường Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 22.
  • Tuyến giao thông đối nội: Đường D5, Đường Lê Văn Khương,...
  • Tuyến đường sắt: Tuyến đường sắt liên độ thị Tp. HCM - Mộc Bài, Tây Ninh; tuyến đường sắt quốc gia phía Tây Tp. HCM (Dĩ An - Tân Kiên).
  • Tuyến đường thủy: sông Sài Gòn, rạch Tra, kênh Xáng, kênh An Hạ, rạch Càu Mênh.
  • Bến bãi xe: Nâng cấp bến xe An Sương thành bến bãi xe buýt thành phố quy mô 1,6 ha. Xây dựng thêm bến xe Xuyên Á quy mô 25 ha.

Thông tin huyện Hóc Môn lên quận

Huyện hóc môn có bao nhiêu xã năm 2024

Theo đề án “Kế hoạch chuẩn bị xây dựng đề án chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021 - 2030” của Sở Nội vụ thì huyện Hóc Môn cùng huyện Bình Chánh và Nhà Bè được đề xuất lên quận trước năm 2025. Qua đánh giá sơ bộ, huyện Hóc Môn hiện đạt 30/30 tiêu chí về điều kiện để lên quận. Cụ thể, huyện đạt 6/6 tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, 21/21 tiêu chí về cơ sở hạ tầng.

Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết tiêu chuẩn của quận gồm:

  • Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên
  • Diện tích tự nhiên từ 35 km2 trở lên
  • Số đơn vị hành chính trực thuộc có từ 12 đơn vị trở lên

Huyện Hóc Môn với diện tích 109,17 km2, dân số năm 2019 đạt 542.243 người, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc đã đáp ứng được các tiêu chí để lên quận. Tuy nhiên việc bao giờ Hóc Môn lên quận chính thức thì hiện vẫn chưa có quyết định.