Huyết áp bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024

Đối với một cơ thể khỏe mạnh, huyết áp bình thường có giá trị là 120/80 mmHg. Trong trường hợp huyết áp tâm thu > 140 mmHg hoặc tâm trương > 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp.

Mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp tùy thuộc vào sự thay đổi của 2 chỉ số huyết áp tâm trương và tâm thu. Khi huyết áp cao hơn bình thường, người bệnh sẽ có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đi đứng không vững,..

Huyết áp bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024

Ảnh minh họa

Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Khi có biểu hiện cao huyết áp, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác tình trạng, khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Về kiến thức cơ bản của việc khi nào cần dùng thuốc cao huyết áp, bạn cần hiểu như sau:

Giai đoạn tiền tăng huyết áp

Huyết áp tâm thu ở mức từ 130 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương 80 - 89 mmHg. Đây là giai đoạn tiền cao huyết áp, người bệnh chủ yếu quan tâm đến sức khỏe, thay đổi chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể, theo dõi huyết áp hàng ngày và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Những trường hợp này rất ít khi bác sĩ cho chỉ định dùng thuốc. Thuốc được cân nhắc chỉ định khi có nguy cơ biến chứng xảy ra.

Giai đoạn dùng thuốc huyết áp và thay đổi chế độ sinh hoạt

Huyết áp tâm thu ở mức >140 mmHg, huyết áp tâm trương >90 mmHg. Đối với trường hợp này, bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc huyết áp nếu có bệnh lý nền.

Những bệnh nhân không có bệnh lý nền hoặc ít có nguy cơ biến chứng thì việc sử dụng thuốc sẽ hạn chế hơn. Tuy nhiên vẫn phải có sự theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời xử lý khi cần thiết.

Huyết áp bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024

Ảnh minh họa

Giai đoạn bắt buộc phải dùng thuốc cao huyết áp

Đối với trường hợp huyết áp tâm thu ở mức từ ≥160 mmHg, huyết áp tâm trương ≥100 mmHg thì người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải có sự theo dõi huyết áp thường xuyên kể cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường.

Người bệnh cao huyết áp cần làm gì để ổn định huyết áp?

Uống thuốc theo đúng chỉ định

Uống thuốc theo đúng chỉ định gồm có liều lượng, thời gian uống trong ngày, thời gian hết đơn thuốc...

Theo dõi huyết áp tại nhà

Trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi huyết áp của mình hàng ngày. Điều này là căn cứ giúp bác sĩ đánh giá việc sử dụng thuốc ở bệnh nhân có hiệu quả hay không. Tốt nhất bạn nên ghi các chỉ số huyết áp ra giấy để tránh trường hợp bị quên.

Sinh hoạt điều độ

Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân nên có tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống khoa học. Tránh việc thức khuya, không nên ăn các loại thực phẩm chiên, xào, nhiều muối, nói không với đồ uống nước ngọt hay thức uống có cồn... Khi có chế độ ăn lành mạnh, quá trình sử dụng thuốc sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.

Cảnh giác với tác dụng phụ của thuốc huyết áp

Huyết áp bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024

Ảnh minh họa

Trong quá trình điều trị thuốc hạ huyết áp, người bệnh có thể gặp một vài phản ứng phụ như: ho, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngứa da, mệt mỏi...

Thông thường những phản ứng này sẽ mất đi sau quá trình dùng thuốc, vì thế không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt bệnh nhân cần trao đổi thêm với bác sĩ.

Thưa bác sĩ, tôi đo huyết áp lần đầu là 16, lần 2 là 15. Vậy tôi có cần uống thuốc huyết áp ngay không? Nếu đã uống 3 ngày rồi thì huyết áp kiểm tra lại là 12 và ngưng thuốc 3 ngày thì huyết áp vẫn là 12 thì có cần phải uống thuốc lâu dài không. Xin cảm ơn bác sĩ.

Huyết áp bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024

Chào bác,

Hầu hết các hướng dẫn đều khuyến cáo rằng, tăng huyết áp nên được chẩn đoán khi một người có huyết áp tâm thu (HATT) đo ở phòng khám là ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) là ≥90mmHg sau khi kiểm tra lặp lại. Và phải đúng tiêu chuẩn đo.

Chẩn đoán không nên dựa vào một lần thăm khám tại phòng khám. Thông thường, khuyến cáo đo HA 2-3 lần thăm khám trong khoảng thời gian từ 1- 4 tuẩn (tuỳ thuộc vào mức huyết áp) để chẩn đoán xác định tăng huyết áp. Chẩn đoán có thể được thực hiện trong một lần khám nếu như huyết áp đo được ≥180/110mmHg và có bằng chứng của bệnh tim mạch Để đảm bảo có kết quả huyết áp đúng thì kỹ thuật đo phải chuẩn:

  • Trước khi đo: Tránh hút thuốc, caffeine và tập thể dục trong 30 phút; bàng quang rỗng; ngồi thư giãn trong khoảng từ 3-5 phút. Cả bệnh nhân và nhân viên đều không nên nói chuyện trước, trong và giữa các lần đo.
  • Tư thế đo: Ngồi cánh tay đặt trên bàn với phần giữa cánh tay ở ngang tim, lưng tựa vào ghế và 2 chân dang rộng, bàn chân phẳng trên sàn nhà.
  • Băng quấn của máy đo huyết áp: Kích thước theo chu vi cánh tay của từng cá nhân (băng quấn nhỏ hơn thì làm đánh giá quá mức và băng quấn lớn hơn làm đánh giá thấp huyết áp). Đối với các thiết bị nghe thông thường, túi hơi của băng quấn phải chiếm 75-100% chu vi cánh tay của từng cá nhân; đối với các thiết bị điện tử, sử dụng băng quấn theo hướng dẫn của thiết bị.

Mỗi lần khám thực hiện 3 lần đo, giữa các lần đo cách nhau 1 phút. Tính trung bình của 2 lần đo cuối. Nếu huyết áp lần đo đầu tiên được ghi nhận <130/85 mmHg thì không cần phải đo thêm lần nào nữa. Huyết áp của 2 lần khám tại phòng khám ≥140/90mmHg xác định tăng huyết áp.

Trường hợp của bác, huyết áp đo lần đầu: 160mmHg, lần thứ 2: 150 mmHg, và bác không có triệu chứng gì cả. Chúng tôi nghĩ bác khoan hãy uống thuốc huyết áp vì có thể huyết áp đo chưa đúng kỹ thuật hoặc cảm xúc lo lắng… làm sai lệch con số, thấy cao nhưng thật sự không cao. Do đó, nếu uống thuốc huyết áp vào sẽ lo lắng đến nguy cơ tụt huyết áp. Bác nên đến cơ sở y tế có trung tâm tim mạch để được thăm khám tầm soát và chẩn đoán bệnh cho chính xác.

Bác đã uống thuốc 3 ngày rồi huyết áp kiểm tra lại là 120mmHg và ngưng thuốc 3 ngày thì huyết áp vẫn là 120mmHg. Trường hợp này có thể bác bị tăng huyết áp nhưng cũng có thể không. Huyết áp của bác hiện không ổn định. Bác nên đến cơ sở y tế có trung tâm tim mạch để đeo máy HA 24h để theo dõi HA liên tục 24h. Tùy vào kết quả của đeo máy, chúng ta sẽ quyết định có dùng thuốc huyết áp cho bác hay không.

Huyết áp tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Huyết áp cao thường được phân loại thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 khi chỉ số là 130/80 và Giai đoạn 2 khi chỉ số lên tới 140/90 hoặc cao hơn. Chỉ số từ 180/110 trở lên một lần được coi là "khủng hoảng tăng huyết áp" và cần điều trị y tế ngay lập tức.

Khi nào nên sử dụng thuốc tăng huyết áp?

Huyết áp tâm thu trên 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 100mmHg: Trường hợp này người bệnh gần như bắt buộc phải sử dụng tới thuốc điều trị huyết áp. Thuốc điều trị huyết áp cao nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn.

Người già huyết áp bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Đối với trường hợp huyết áp tâm thu ở mức từ ≥160 mmHg, huyết áp tâm trương ≥100 mmHg thì người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Huyết áp tụt xuống bao nhiêu là nguy hiểm?

Khi huyết áp tâm thu hạ xuống khoảng 90 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 60 mmHg được xem như là mắc bệnh huyết áp thấp. Ngoài ra, nếu trường hợp người bệnh có chỉ số huyết áp hạ thấp hơn trị số này thì cực kỳ nguy hiểm và cần phải thăm khám, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn.