Kem nhả nắng có tác dụng gì

31-05-2022 7 10791 0 0 Báo lỗi

Hiện nay kem chống nắng có khả năng chống các tia UV và các tác nhân gây ung thư cho da tuy nhiên thì kem chống nắng không có khả năng chống đen. Việc dùng các loại kem chống nắng không thể ngăn chặn các tác nhân khiến da sạm và xỉn màu. Lúc này chị em hãy sử dụng kem nhả nắng, như một cứu tinh cho làn da sau mùa hè, mỗi khi đi biển. Kem nhả nắng giống như một loại kem dưỡng ẩm phục hồi làn da mỗi khi bị cháy nắng. Việc không bôi kem chống nắng hoặc không đủ lượng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt là nguyên nhân khiến làn da bị tổn thương. Phải mất thời gian từ 2-8 tháng để có thể phục hồi làn da về ban đầu. Chính vì nhu cầu của các chị em mà hãng đã cho ra mắt kem nhả nắng. Cung cấp dưỡng chất phục hồi cho làn da mới bị bắt nắng. Cùng Toplist tìm hiểu một số kem nhả nắng, phục hồi da cháy nắng tốt nhất cho mùa hè nhé!

Như đã nói ở trên, da đang bị cháy nắng khá yếu ớt nên bạn hãy hạn chế ra đường vào những ngày thời tiết nắng gắt. Nếu công việc bắt buộc ra ngoài, nàng nên trang bị tất tần tật các công cụ chống nắng. Tốt nhất là hãy ‘biến hình thành ninja’ là chắc ăn nhất. Mong rằng những chia sẻ này của Toplist sẽ giúp cho các nàng chọn được loại kem nhả nắng phù hợp. Để làn da không còn “đen như mọi” sau những chuyến du lịch hè nữa nhé!


Các bình luận

Click the image to close

Chống nắng cho da là điều cần thiết nhưng bạn cũng đừng quên sắm cho mình các loại kem trị cháy nắng, kem nhả nắng và kem làm mát da nhé. Bộ đôi kem chống nắng và kem trị cháy nắng làm mát da sẽ giúp bạn duy trì được làn da sáng khỏe và không bị đen sạm trong suốt mùa hè. 

1. Da cháy nắng có phục hồi được không? 

Kem nhả nắng có tác dụng gì
Thời gian da cháy nắng phục hồi là bao lâu?

Da bị cháy nắng hoàn toàn có khả năng hồi phục lại nếu bạn biết cách chăm sóc da. Thời gian da cháy nắng phục hồi nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng da của bạn. Với da cháy nắng nhẹ, cảm giác bỏng rát và ửng đỏ da sẽ giảm dần sau 24 tiếng. Với da cháy nắng mạnh, bong tróc thành các mảng lớn, có cảm giác ngứa da dữ dội thì bạn sẽ mất khoảng 2-4 ngày. Thậm chí với những trường hợp bỏng nắng da phồng rộp kèm mụn nước thì da của bạn sẽ mất tới 7 ngày để có thể lành lặn trở lại.

Xem thêm: Tìm hiểu da bị cháy nắng bao lâu thì hết?

2. Da bị cháy nắng bôi gì?

Sau một ngày dài hoạt động, vui chơi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, bạn sẽ thấy da sạm đen, ửng đỏ, có thể kèm theo bong tróc da dù đã thoa kem chống nắng cẩn thận. Đó chính là biểu hiện da cháy nắng. Vậy da bị cháy nắng bôi gì? Có nên dùng thuốc trị cháy nắng không?

Với da bị cháy nắng, dược sĩ Omi Pharma khuyến khích bạn nên thoa hoặc đắp các loại dung dịch có khả năng làm mát da như nước đá, gel nha đam, sữa tươi, sữa chua, dưa chuột, cà chua. Bên cạnh tác dụng làm dịu da tức thì thì những nguyên liệu kể trên cũng có tác dụng cấp nước, bù ẩm và hỗ trợ phục hồi da. 

Kem nhả nắng có tác dụng gì
Da bị cháy nắng nên bôi gì?

Bị bỏng nắng bôi gì tốt? Bạn có thể dùng mật ong hoặc lòng trắng trứng gà như một loại kem trị cháy nắng tự nhiên để dưỡng ẩm và tái tạo da tốt hơn nhé. Mật ong hỗ trợ làm tăng tốc độ hồi phục các tế bào da, kích thích da sản sinh collagen và làm chậm quá trình lão hóa da. Trong khi đó lòng trắng trứng gà lại có tác dụng dưỡng trắng da, hỗ trợ làm săn chắc da, giúp làm lành vết thương trên da nhanh chóng. 

Bị cháy nắng thì bôi gì? Đừng quên thoa kem dưỡng ẩm bạn nhé. Da bị cháy nắng trở nên thô ráp, khô và sạm đen do lớp màng bảo vệ da bị phá vỡ, khiến nước ở lớp trung bì của da bay hơi, gây ra hiện tượng da co rút nước. Đó là lý do bạn cần chăm sóc da cháy nắng với kem dưỡng ẩm để da phục hồi nhanh hơn. Hạn chế dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm có chứa mineral oil, petroleum, benzocaine để tránh làm bít da. 

Trong thời gian đợi cho da phục hồi, bạn vẫn cần phải dùng kem chống nắng để bảo vệ da. Nên chọn các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF30 trở lên có có chứa thành phần oxit kẽm, titanium dioxide. Đối với da mặt nhạy cảm, bạn có thể dùng kem chống nắng Anessa. Với da body, xịt chống nắng Lishan là một gợi ý tốt để che chắn làn da mỏng manh của bạn. 

Kem nhả nắng có tác dụng gì
Kem chống nắng bảo vệ da 

3. Kem trị cháy nắng và làm mát da loại nào tốt?

Bị cháy nắng bôi kem gì? Bạn chỉ nên dùng các loại thuốc bôi da cháy nắng hay thuốc trị cháy nắng trong trường hợp được bác sĩ chỉ định. Bởi các sản phẩm thuốc trị cháy nắng chứa thành phần dược tính lớn, chỉ dùng cho các trường hợp da bỏng nắng nặng, bong tróc và kích ứng da dữ dội. Do đó, nếu da chỉ bị cháy nắng thông thường hoặc bạn có nhu cầu phục hồi da sau bỏng nắng thì nên ưu tiên dùng các loại kem trị cháy nắng. 

Kem trị cháy nắng và kem làm mát da có thành phần chính là nước và các hoạt chất dưỡng ẩm. Da cháy nắng thường kèm theo co rút nước và khô ráp nên bạn cần tăng cường bù ẩm và cấp nước cho da. Đồng thời kem chữa cháy nắng và kem làm mát da sẽ hỗ trợ phục hồi da bị tổn thương, tái tạo các tế bào da nhanh hơn, làm lành vùng da bị cháy nắng. 

Gợi ý cho bạn sản phẩm kem trị cháy nắng và dưỡng ẩm, phục hồi da nổi tiếng, luôn cháy hàng trong các store Nhật Bản vào mỗi mùa hè là bộ đôi kem dưỡng ẩm và sữa dưỡng ẩm Hiruserine. Kem phục hồi da sau khi đi nắng Hiruserine chứa các thành phần dưỡng ẩm, giúp củng cố lớp màng hydrolipid ở lớp biểu bì da và dưỡng trắng da hiệu quả. 

Kem nhả nắng có tác dụng gì

Các loại kem trị bỏng nắng và làm mát da thông thường đều có chung cơ chế hoạt động là hút ẩm, làm mềm da và khóa ẩm. Tương ứng với đó là các thành phần, hoạt chất đóng vai trò hút nước cho da (hyaluronic acid, glycerin), làm mềm da (niacinamide, squalane, ceramide, lanolin) và chất khóa ẩm da (mineral oil, petroleum, silicone). Tuy nhiên, nhược điểm của các hoạt chất khóa ẩm trong các sản phẩm kem dưỡng thông thường là dễ làm bít tắc da, khiến da nặng nề và nổi mụn.

Trong khi đó, kem chữa cháy nắng và phục hồi da Hiruserine không chứa các hoạt chất khóa ẩm nhưng vẫn đảm bảo giữ được nước cho da nhờ vào các thành phần củng cố lớp màng hydrolipid để da tự kích hoạt cơ chế khóa ẩm tự nhiên. Đó chính là điểm khác biệt khi bạn dùng kem dưỡng ẩm Hiruserine so với các sản phẩm kem dưỡng da và kem làm mát da thông thường. 

Kem nhả nắng có tác dụng gì

Trong thành phần của kem trị cháy nắng Hiruserine còn có nhau thai cừu hỗ trợ làm sáng da, mờ thâm nám và các đốm nâu trên da. Thành phần chính làm nên tên tuổi của kem trị cháy nắng Hiruserine là Sulfated Sodium Chondroitin Sulfate và Dipotassium Glycyrrhizate.

Muối Chondroitin (Sulfated Sodium Chondroitin Sulfate) có tác dụng chống viêm, giảm nhanh các triệu chứng viêm và ngứa rát da; tăng cường hàm lượng axit hyaluronic hút ẩm ở lớp trung bì; đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp phục hồi các tế bào biểu bì bị tổn thương. Do đó, kem dưỡng ẩm Hiruserine dùng được cho cả bệnh nhân bị viêm da cơ địa và vảy nến. Thành phần Dipotassium Glycyrrhizate chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng khóa ẩm cho da, cải thiện tình trạng ngứa da và bong tróc da. 

Kem nhả nắng có tác dụng gì
Kem dưỡng ẩm và phục hồi da Hiruserine

4. Kem nhả nắng loại nào tốt?

Bên cạnh sử dụng kem trị cháy nắng Hiruserine, bạn nên dùng thêm các sản phẩm kem nhả nắng. Kem nhả nắng cũng có tác dụng tương tự như kem dưỡng ẩm và phục hồi da sau nắng. Tuy nhiên kem nhả nắng thường chứa ít thành phần dược tính so với kem trị bỏng nắng nên hiệu quả không nhanh. Dù vậy, có thêm một sản phẩm kem nhả nắng vẫn tốt hơn là không. Trong trường hợp bạn dùng kem dưỡng Hiruserine thì bạn hoàn toàn không cần tới kem nhả nắng.

Kem nhả nắng có tác dụng gì
Kem nhả nắng La Roche Posay của Pháp

Bạn có thể tham khảo sản phẩm kem nhả nắng Laroche Posay của Pháp để làm dịu da ngay sau khi đi nắng. Thành phần của kem nhả nắng Laroche Posay có chứa các chất béo, bơ và khoáng chất giúp làm mát da, giảm đỏ rát da và dưỡng ẩm cho da, cân bằng độ ẩm tự nhiên trên da. Bạn nên thoa kem nhả nắng ngay sau khi làm sạch da để da phục hồi nhanh hơn. 

Trên đây dược sĩ Omi Pharma đã gợi ý cho bạn kem trị cháy nắng loại nào tốt, da bị cháy nắng nên bôi gì. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ Omi theo số hotline 08.6868.0303 hoặc chat trong phần hỗ trợ trực tuyến trên website.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.