Khảo sát đánh giá về quay phim truyền hình

TTH.VN - Ngày 19/8, Đội ngũ sản xuất của Đài phát thanh truyền hình công KBS của Chính phủ Hàn Quốc khảo sát thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua việc lựa chọn không gian, địa điểm, ý tưởng quay và nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực Việt Nam.

Khảo sát đánh giá về quay phim truyền hình

Đoàn đến khảo sát thực tế, tham quan tại Đại Nội Huế

Ý tưởng chương trình kể về những người làm chủ đã và đang thành công ở Hàn Quốc. Người quản lý và những nhân viên có cơ hội được hiểu về nhau hơn; giới thiệu các khía cạnh khác nhau của tổ chức đó, bí quyết thành công qua quá trình làm việc.

Diễn viên: (MC) Kim Sook, Jun Hyun Moo, Heo Jae, (ông chủ) Kim Byung Hyun, giám đốc nhà hàng hamburger, xuất thân từ cầu thủ bóng chày; Cheong Ho Young, đầu bếp nhà hàng Nhật; Jang Yun Jeong, Chủ tịch Hiệp hội nhạc trot.

Sáng nay, đoàn đã khảo sát, tham quan thực tế tại Đại Nội Huế và xem nhã nhạc cung đình tại nhà hát Duyệt Thị Đường; quan sát văn hóa và những khu vực buôn bán chung quanh; nghiên cứu đồ ăn uống được người dân yêu thích; quay phim cảnh tổ chức một buổi ăn thử đơn giản để hiểu được khẩu vị người Việt, ghé thăm một số nhà hàng, quán ăn trong thành phố: K-food, Sài Gòn Phở… và một số địa danh khác như lăng vua Minh Mạng, lăng vua Khải Định, không gian lưu niệm Lê Bá Đảng, Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương, Biển Thuận An…

Việc tổ chức các LHP theo mô hình chuyên nghiệp như các LHP lớn của châu Âu cũng góp phần giúp cho điện ảnh Hàn Quốc phát triển, đồng thời quảng bá và thu hút khách du lịch.

Với những người từng có cơ hội làm việc chung với phía Hàn Quốc trong lĩnh vực phim ảnh, điều rút ra được là sự chuyên nghiệp đến từng chi tiết. Đạo diễn, NSND Trọng Trinh, người từng hợp tác với phía Hàn Quốc trong bộ phim “Tuổi thanh xuân” cho biết, để phù hợp với việc phát sóng ở Hàn Quốc, các thiết bị sử dụng cho phim đều phải đồng bộ với thiết bị bên đó. Thiết bị mới, các quay phim, kỹ thuật viên đều được đào tạo đồng bộ luôn cùng thiết bị. Chính việc đầu tư thiết bị, kỹ thuật song song với nhân lực này đã góp phần tạo ra những bộ phim hấp dẫn và đẹp về mặt hình ảnh.

Ngoài ra, sự chuyên nghiệp trong làm phim của Hàn Quốc cũng thể hiện rõ ở từng chi tiết, thí dụ quy định kịch bản sẽ có bao nhiêu phần trăm lãng mạn, bao nhiêu phần trăm tình cảm… “Họ giống như những đầu bếp giỏi, nêm nếm khéo các món ăn cho vừa miệng thực khách là những khán giả của mình” – NSND Trọng Trinh chia sẻ.

Không phải bỗng dưng mà Hàn Quốc được như vậy. Họ có cả một ngành công nghệ, cũng phải trải qua từng bước và đi qua nhiều năm. Họ tạo dựng được cả một ngành công nghiệp điện ảnh – truyền hình, biết cách thương mại hóa một cách mềm mại các tác phẩm điện ảnh, bên cạnh các tác phẩm truyền hình. Chúng tôi học được ở họ rất nhiều.

Cùng với Hàn Quốc, nhiều nước cũng mở rộng xuất khẩu văn hóa thông qua trao đổi phim, tham gia các hội chợ phim quốc tế, các liên hoan phim cũng như các hoạt động hợp tác, sản xuất phim chung.

Phim Việt Nam từ trong nước hướng ra quốc tế?

Phim truyền hình Việt Nam đặc biệt thu hút khán giả mạnh mẽ trong khoảng hai năm trở lại đây, một phần vì dịch bệnh, nhưng cũng không thể phủ nhận chất lượng phim đang ngày càng được nâng cao hơn. Đây cũng là thời điểm phim Việt nên tính đến việc mở rộng thị trường, không chỉ phát sóng trong nước nữa.

Hướng ra thị trường ngoài nước

Hai năm trở lại đây, sự xuất hiện của dịch Covid-19 đã làm thay đổi rất nhiều thứ, trong đó có cả thói quen xem phim của khán giả. Hệ thống rạp chiếu phải đóng cửa, khán giả xem phim ở nhà hoặc xem trên các phương tiện cá nhân. Số lượng khán giả đăng ký các nền tảng xem phim như Netflix, FPT Play… tăng lên đáng kể. Thống kê của Bộ Thông tin Truyền thông cho thấy, tính đến tháng 9/2021, Việt Nam có đến 39 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Còn theo công cụ nghiên cứu thị trường App Annie, năm 2020 đã có hơn 3,5 triệu thiết bị cài đặt Netflix (nền tảng cung cấp phim trực tuyến). Chỉ tính riêng trên các thiết bị Android hiện có trên 1,6 triệu thuê bao đăng ký Netflix tại Việt Nam, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2016. Cùng với Netflix là nhiều nền tảng trực tuyến khác cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu, như Youtube (có tới 53% người truy cập vào nền tảng này để xem phim theo khảo sát của App Annie), cùng với một số nền tảng chiếu phim trong nước như VTVGo, FPT Play, Danet (nền tảng của BHD Star Cineplex)… Trong số này, VTVGo phổ biến hơn cả vì gắn với các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó có phim truyền hình.

Trong số các nền tảng xem phim trực tuyến tại Việt Nam, phổ biến nhất là Netflix. Trên nền tảng này, có thể tìm thấy phim truyền hình và điện ảnh từ nhiều nền điện ảnh khác nhau, phổ biến nhất là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…, cho đến những nền điện ảnh ít quen thuộc với khán giả Việt như Malaysia, Indonesia, Ba Lan, Na Uy, Đức… Phim Việt Nam đã bước đầu xuất hiện trên nền tảng này, nhưng chủ yếu vẫn là phim điện ảnh và webdrama như “Mười”, “Mùi cỏ cháy”, “Áo lụa Hà Đông”, “Bố Già”… Phim truyền hình dài tập Việt Nam vẫn vắng bóng ở nền tảng xem phim có số người dùng rất đông và rải đều nhiều khu vực này.

Năm 2013, Đài truyền hình Việt Nam VTV và Công ty Giải trí Truyền thông CJ (CJ E&M) thuộc tập đoàn CJ (Hàn Quốc) mới ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất phim truyền hình. Một năm sau đó, bộ phim “Tuổi thanh xuân” lên sóng VTV3 và ngay lập tức thu hút khán giả bởi sự tươi trẻ, lãng mạn. Đây cũng là bộ phim ghi dấu ấn lần đầu tiên sử dụng máy quay scarlet chất lượng hình ảnh 4K (máy quay được dùng trong phim điện ảnh) và hàng loạt các thiết bị quay chuyên nghiệp để bộ phim có chất lượng hình ảnh đặc biệt. Bên cạnh đó, sau khi dựng phim, cả 36 tập phim đều được chuyển sang Hàn Quốc chỉnh màu theo công nghệ hậu kỳ phim chuyên nghiệp. Bộ phim 36 tập này được phát sóng đồng thời ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.

"Người cộng sự", phim hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

"Người cộng sự", phim hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Cũng trong năm 2013, Đài Truyền hình Việt Nam có một dự án phim hợp tác khác với Nhật Bản, là bộ phim “Người cộng sự” dài hai tập. Đây là dự án phim truyền hình hợp tác đầu tiên giữa hai đài truyền hình VTV và TBS, dựng lại cuộc đời chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong thời gian hoạt động ở Nhật Bản, với sự giúp đỡ của bác sĩ Asaba Sakitaro. Đây cũng là dự án mở đầu cho hướng hợp tác sản xuất phim với các đài truyền hình lớn trong khu vực và thế giới, tiến tới đưa phim truyền hình Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

Năm 2015, một dự án hợp tác khác là “Khúc hát mặt trời”, do Đài truyền hình VIệt Nam hợp tác với đài TBS Nhật Bản thực hiện. Phim được chuyển thể từ kịch bản gốc của Nhật Bản, với sự hỗ trợ của phía bạn về kịch bản và kỹ thuật.

Đó là những bước “chạm” đầu tiên của phim truyền hình Việt Nam ra nước ngoài.

Học hỏi kinh nghiệm từ sự chuyên nghiệp

Là người gắn bó lâu năm với phim truyền hình Việt, đạo diễn, NSND Khải Hưng cảm thấy tự hào về phim Việt: “Thời gian gần đây, phim truyền hình Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin với tâm thế sánh ngang bằng với Thái Lan, Philippines, Singapore...”.

Theo đạo diễn, NSND Khải Hưng, mô hình mà phim truyền hình Việt phấn đấu học hỏi là mô hình của phim Hàn Quốc và Trung Quốc: “Ở hai nước này, phim ảnh đã trở thành một nền công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Trong đó, dòng phim truyền hình đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hóa của hai quốc gia này tới khán giả khu vực và quốc tế”.

Tuy nhiên, để học hỏi được các mô hình nảy, phim truyền hình Việt Nam cần có những gì? “Yếu tố biên kịch là điều đáng quan tâm trong sản xuất một bộ phim. Việt Nam cần có một đội ngũ các cây bút xuất sắc để có thể biên soạn những kịch bản chất lượng tốt, từ đó sẽ có được những bộ phim hấp dẫn và đuổi kịp khu vực” – NSND Khải Hưng nói.

Đạo diễn, NSND Trọng Trinh cũng chung ý kiến này khi cho rằng, kịch bản là khâu quan trọng nhất để chuẩn bị cho một bộ phim. Kịch bản phải làm kỹ, nội dung phải gần gũi với cuộc sống, lời thoại phải “đời” chứ không “kịch”…

Ngoài ra, diễn viên cũng là khâu quan trọng. NSND Khải Hưng cho rằng, sự xuất hiện của những gương mặt đẹp, diễn xuất tốt và có sức ảnh hưởng tới công chúng trong các bộ phim truyền hình là đương nhiên. Khả năng thể hiện đa dạng nhân vật của diễn viên cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, số lượng diễn viên hội tụ đủ các yếu tố ngoại hình, kỹ năng chuyên môn và nắm giữ được trái tim của khán giả không có nhiều và nhà sản xuất phim nào cũng muốn sản phẩm của họ thành công, cho nên có việc lặp lại những gương mặt quen thuộc ở nhiều phim.

Chính vì thế, cần phải có kế hoạch đào tạo một lớp diễn viên trẻ tuổi kế cận và tiếp nối. Bản thân các thế hệ diễn viên trẻ cũng đang xuất hiện dần trong các bộ phim với những vai phụ, sau quá trình tập luyện và trau dồi, sẽ dần trở thành một gương mặt truyền hình trong các vai diễn chính của những bộ phim tiếp theo.

Đạo diễn, NSND Trọng Trinh chia sẻ: “Thông qua các dự án hợp tác, điều chúng học hỏi được nhiều nhất là cách làm việc chuyên nghiệp, và cách tiếp cận, thể hiện như thế nào. Chúng tôi học được cả từ thái độ làm việc nữa”.

Phim truyền hình đang bắt đầu một thời kỳ mới của mình. Khi được xây dựng trên nền tảng vững chắc, thì việc vươn cao mạnh mẽ không còn chỉ là kỳ vọng nữa, mà sẽ sớm thành hiện thực.