Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá trong bài thơ nào

Bức tranh biển hiện lên thật sống động trong khổ 2:

Khi trời trong, gió nhẹ ,sớm mai hồng

Quả là một câu thơ có họa ,có nhạc.Vẻ đẹp hiện lên đa màu sắc cùng với sự thanh lọc và trong trẻo của bầu trời ta cảm thấy tâm hồn mình cũng được bay bổng .Cũng là một vẻ đẹp nữa hiện lên nhưng đây lại mở ra một câu hát trong thơ -một vẻ đẹp nhạc điệu tiết tấu .Bằng nhịp ngắt 3/2/2 câu thơ như một mắt biển dập đềnh,con thuyền ra khơi nhịp nhàng với những con sống như một sự hòa hợp ,nâng đỡ vỗ về .Tuy nhiên hình ảnh trung tâm cảu đoạn thơ vẫn là hình ảnh con thuyền .Con thuyền vốn là một thứ đồ vô tri vô giác ,cũng rất bình thường nhưng trong cái nhìn của nhà thơ nó là một nguwòi bạn ,đúng vậy nó đóng vai trò như một con người .Ở đây nó hiện lên tràn đầy sức sống ,trẻ trung như những chàng trai làng trên con thuyền ấy .Con thuyền mang khuôn mắt họ ,biểu cảm cảm xúc của họ -một sự hồ hởi trong khoảnh khắc lên đường,một niềm vui khi được ra khơi.Sự hồ hởi đó ,niềm vui đó được so sánh như một con tuấn mã mạnh mẽ vượt trường giang .Thể hiện cái hồn của con thuyền ,cũng như con người nó cũng có biểu cảm,thật đẹp ,thật mạnh mẽ ,và cũng biết bầu bạn với loài người .Qua đó cho thấy được tình cảm gần gũi của tác giả đối với con thuyền và nói rộng ra là chính quê hương của mình.

                    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

                    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cánh buồm chắc cũng chẳng có gì đặc biệt .Nó cũng chỉ là cánh buồm vôi nhưng ở đây nó đóng vai trò là gương mặt đại diện cho làng chài lưới.Nó thể hiện đời sống thân thuộc của người dân miền biển -gắn với chiếc buồm vôi này.Thật thiêng liêng và sâu nặng biết bao khi nó như mảnh hồn làng!”Rướn thân trắng” nói lên dáng vẻ chủ động ,ở đây sử dụng từ ngữ này là nhằm khẳng định rằng đây cũng như một con người vậy ,nó không phụ thuộc vào ai ,thể hiện một sức mạnh hào hùng ,cường tráng.”Thâu góp gió”cũng là hoạt động của người ấy thể mà ở đây nó thật lãng mạn và thi sĩ biết bao.Câu thơ cứ lung linh ,một vẻ đẹp vừa thực vừa hư khiến cho người đọc người nghe khó xác định,hoặc nó cũng là một phẩm chất của cái hay trong thơ văn ?Cái hay này mấy ai có được ?Tế hanh đã làm được điều này ,tát cả đều do tài năng và cái tình ông đặt vào trong tác phẩm .Chính vì cái tình với quê hương đất nước ấy nên bài thơ của ông thật có hồn ,thật phong phú và sinh động .Qua đó nhận thấy tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu thơ: khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói? Xác định các chức năng của kiểu câu em vừa tìm được

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh có câu: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc (gạch chân, chú thích rõ). Mọi người giúp em vs ạ ! Em đg cần gấp lắm ạ ! Em cảm ơn !

Các câu hỏi tương tự

(chủ tus cho mik CTRLHN ạ :3)

câu 1:

– Đoạn trích trên trích trong tác phẩm ” Quê hương “.

– Tác giả của văn bản ” Quê hương ” là Tế Hanh.

Câu 2:

- Nội dung chính của đoạn trích trên: hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

- Bài thơ với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, thể hiện nỗi niềm thương nhớ da diết của tác giả đối với quê nhà. Cả bài thơ như một bức tranh sinh động, vẽ nên một miền quê chài lưới bình dị, yên ả mà rất đỗi nên thơ.

Câu 3:

-Biện pháp tu từ:

-So sánh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã"

-Tác dụng:Giúp hình ảnh được nhân hóa "con thuyền" thêm sinh động, cụ thể, mang những hành động như con người.

câu 4:

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

`1.` Câu thơ thuộc kiểu câu trần thuật theo mục đích nói.

`-` Chức năng : Trình bày thời gian người dân chài ra khơi đánh bắt cá.

`2.`

`- ` Biện pháp tu từ :

`+` So sánh :" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng".

`+` Nhân hóa : "Hăng", "phăng", "mạnh mẽ", "vượt", "giương", "rướn", "thân trắng", "thâu".

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá trong bài thơ nào

Học sinh

Thầy/ cô có thể chỉ cho em cách làm cái này không ạ?

Gia sư QANDA - Thugiang9K

1 Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945) - Bài thơ 8 chữ: Nhớ rừng 2, Nội dung: Đoạn thơ là cảnh dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá và tác giả đã có những miêu tả về con người và cánh buồm vô cùng sinh động 3,  "trai tráng" là những con người khỏe mạnh, vạm vỡ, yêu lao động "tuấn mã" là con ngựa khỏe, đi được xa và đường dài 4, Hình ảnh "dân trai tráng" được miêu tả trong lúc đi ra khơi. Những câu thơ khác: "Dân chài lưới màu da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"

  • #khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
  • #cho câu thơ khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
  • #khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá sử dụng biện pháp tu từ nào
  • #khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
  • #khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá nội dung chính